Nguy cơ ngành sản xuất Việt Nam sẽ suy giảm trong dài hạn

Thứ năm, 08/06/2023-10:06
Chỉ số PMI của ASEAN đã có 20 tháng liên tiếp đạt trên 50 điểm, trong khi chỉ số PMI tháng 5 của Việt Nam giảm mạnh nhất kể từ tháng 9 năm 2021. KBSV cho biết ngành sản xuất của Việt Nam dường như đang chậm hơn so với các quốc gia khác trong khu vực về khả năng bắt kịp sự hồi phục của nhu cầu bên ngoài.

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh, báo cáo mới đây của Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho thấy những số liệu tiêu cực là tín hiệu chỉ ra rằng ngành sản xuất Việt Nam có thể sẽ bước vào giai đoạn sụt giảm kéo dài.

Chỉ số PMI tiếp tục sụt giảm xuống mức 45,3 điểm so với 46,7 điểm của tháng trước đó, cho thấy đó là lần suy giảm thứ 3 liên tiếp của các điều kiện kinh doanh và cũng là lần giảm mạnh nhất tính từ tháng 9 năm 2021.

Vì gặp khó trong việc thu hút đơn đặt hàng mới và nhu cầu suy yếu nên sản lượng ngành sản xuất giảm mạnh ở tháng thứ 3 liên tiếp. Đáng chú ý, tổng số lượng đơn đặt hàng mới sụt giảm mạnh nhất trong 20 tháng.


Ảnh: VietnamBiz
Ảnh: VietnamBiz

Trong tháng 5, việc làm tiếp tục sụt giảm, đến từ tình trạng cắt giảm việc làm vì giảm khối lượng công việc. Thế nhưng, mức độ sụt giảm đã nhẹ hơn so với kỳ khảo sát trước. Bên cạnh đó, lần đầu tiên trong 3 năm chi phí đầu vào giảm, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất giảm giá bán hàng nhằm thúc đẩy nhu cầu. Mặt khác, chỉ số PMI của khu vực ASEAN chứng kiến 20 tháng liên tiếp đạt mức trên 50 điểm, dù chỉ số của đa số các quốc gia trong tháng 5 đều giảm nhẹ, tuy nhiên chuỗi cung ứng cải thiện và sức ép chi phí tiếp tục giảm có thể giúp ngành sản xuất hồi phục trong những tháng tới.

KBSV cho biết  điều đó chỉ ra rằng ngành sản xuất của Việt Nam dường như đang chậm chân hơn khi theo kịp sự hồi phục của nhu cầu bên ngoài so với các quốc gia trong khu vực.

Đối với sản xuất công nghiệp, ước tính chỉ số IIP tháng 5 tăng 2,2% và 0,1% so với tháng 4 và cùng kỳ tương ứng nhờ việc Chính phủ đang chú trọng khôi phục phát triển nền kinh tế và chi phí đầu vào giảm.

Thế nhưng, mức tăng này chậm hơn so với tháng 4, còn IIP lũy kế 5 tháng đầu năm ước tính sụt giảm 2% so với cùng kỳ, chỉ ra rằng hoạt động sản xuất công nghiệp của nước ta vẫn chưa có chuyển biến tích cực.


Ảnh: VietnamBiz
Ảnh: VietnamBiz

Một số ngành công nghiệp chủ lực như xe có động cơ và sản xuất trang phục đã tăng so với tháng trước khi tăng lần lượt 3,4% và 4,1% so với tháng 4, còn sản xuất nội thất và điện tử chứng kiến mức giảm 6% và 0,2%.

Tính tổng 5 tháng đầu năm, công nghiệp chế biến chế tạo sụt giảm 2,5% so với cùng kỳ, mạnh hơn so với mức giảm của toàn ngành.

KBSV cho biết việc xuất khẩu yếu là lý do chính làm sụt giảm hoạt động sản xuất trong nước. Theo dự báo, sức mua thời gian tới vẫn yếu nên đơn hàng sẽ thiếu hụt và khả năng tiếp cận vốn kém trong bối cảnh lãi suất vẫn ở mức cao. IIP sẽ khó có thể hồi phục khi triển vọng xuất khẩu kém khả quan.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

35 phút trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

1 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

2 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

3 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

5 giờ trước