Người lao động mua nhà ở xã hội bằng cách nào?

Thứ sáu, 03/06/2023-10:06
Thậm chí, dù là mức lãi suất ưu đãi 4,8% tại Ngân hàng Chính sách xã hội cũng được coi là quá sức với nhiều người lao động. Nếu áp dụng lãi suất này cho khoản vay 720 triệu đồng trong vòng 20 năm, mỗi tháng người mua nhà phải trả 4,75 triệu đồng cả gốc lẫn lãi. 

Theo Vnexpress, nhà ở xã hội được coi là giải pháp duy nhất giúp cho những người lao động thu nhập thấp có được nơi an cư lạc nghiệp. Gần đây, Chính phủ cũng quan tâm đặc biệt đến vấn đề này thông qua đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội và nhiều chính sách khác về vốn vay ưu đãi. Điều đáng nói, thực tế thì điều kiện mua, lãi suất ưu đãi vẫn rất khó để tiếp cận và chưa phù hợp với thực tế.


Thực tế thì điều kiện mua, lãi suất ưu đãi vẫn rất khó để tiếp cận và chưa phù hợp với thực tế. Ảnh minh họa
Thực tế thì điều kiện mua, lãi suất ưu đãi vẫn rất khó để tiếp cận và chưa phù hợp với thực tế. Ảnh minh họa

Khảo sát của Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) và VnExpress với 8.343 người lao động cho thấy, có đến 39% người được hỏi cho rằng, rào cản lớn nhất chính là điều kiện để mua nhà ở xã hội. Ví dụ như quy định “chưa có căn nhà nào thuộc sở hữu của mình” khiến cho những người lao động có nhà ở quê, đặc biệt là vùng nông thôn hay vùng sâu vùng xa muốn di cư, lập nghiệp càng thêm khó khăn.

“Thu nhập thấp” cũng là một trong những điều kiện để mua nhà ở xã hội. Để là người thu nhập thấp ở thành phố lớn, các thành viên đều phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập cá nhân, tức là không quá 11 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng quy định này đã trở nên lỗi thời trong bối cảnh vật giá leo thang và chi phí sinh hoạt tăng cao. 

Đến khi đủ điều kiện mua, lãi vay lại là một trở ngại mới. Gói 120.000 tỷ đồng với lãi suất vay ưu đãi cho người mua nhà ở xã hội là 8,2%. Sau khi triển khai được 2 tháng, theo Ngân hàng Nhà nước thì gói này vẫn chưa phát sinh dư nợ, có nghĩa là chưa người dân nào sử dụng quyền lợi được vay ưu đãi. Nguyên nhân là do nguồn cung khan hiếm của nhà ở xã hội, đặc biệt là những người đủ điều kiện mua lại không có khả năng chi trả.

Kết quả khảo sát của những hiệp hội doanh nghiệp tại các thành phố có nhiều lao động như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai cho thấy, giá nhà ở đây đang dao động trong khoảng 20-30 triệu đồng/m2. Một căn hộ khoảng 39m2 sẽ có giá 900 triệu đồng. Ví dụ, người lao động có thu nhập 11 triệu đồng/tháng sau khi trả xong 20% phần tiền ban đầu sẽ được vay thêm 720 triệu đồng của gói 120.000 tỷ đồng trong 20 năm với lãi suất 8,2%, mỗi tháng họ sẽ phải trả hơn 6 triệu đồng cả gốc lẫn lãi. 


Người lao động còn gặp nhiều khó khăn khác như khó có được suất mua nhà, khó khăn trong việc chuẩn bị giấy tờ chứng minh và khó tiếp cận được vốn vay 
Người lao động còn gặp nhiều khó khăn khác như khó có được suất mua nhà, khó khăn trong việc chuẩn bị giấy tờ chứng minh và khó tiếp cận được vốn vay 

Thậm chí, dù là mức lãi suất ưu đãi 4,8% tại Ngân hàng Chính sách xã hội cũng được coi là quá sức với nhiều người lao động. Nếu áp dụng lãi suất này cho khoản vay 720 triệu đồng trong vòng 20 năm, mỗi tháng người mua nhà phải trả 4,75 triệu đồng cả gốc lẫn lãi. 

Khảo sát cũng cho thấy, nhóm thu nhập 5-10 triệu đồng chỉ tiết kiệm trung bình 2,7 triệu đồng/tháng cho việc mua nhà. Chưa kể, để được vay ưu đãi, người lao động phải gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tối thiểu 12 tháng, mức gửi theo quy định trong khi người lao động không có nhiều khoản dôi dư.

Ngoài ra, người lao động còn gặp nhiều khó khăn khác như khó có được suất mua nhà, khó khăn trong việc chuẩn bị giấy tờ chứng minh và khó tiếp cận được vốn vay. 

Một số điểm nghẽn cần giải quyết

Để giúp người lao động tiếp cận được nhà ở xã hội, đầu tiên là cần phải cải thiện quy trình, hồ sơ cùng với điều kiện cho vay mua nhà. Đây chính là những rào cản lớn nhất hiện tại. Cần phải cách sàng lọc người mua và thuê, tránh tình trạng nhà ở xã hội rơi vào tay người giàu để trục lợi. 

Thứ hai và vấn đề về lãi suất. Trước đó, Ban IV cũng đã khiến nghị lên Thủ tướng về việc mở rộng đề án xây dựng tối thiểu 1 triệu căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp và công nhân thành cho “người lao động thuộc diện thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp”. Bên cạnh đó, cần giảm mạnh lãi suất cho vay, đồng thời áp dụng cho mọi đối tượng mua nhà trong chương trình. Thời điểm hiện tại, chỉ có những người thuộc “chính sách xã hội” mới được tiếp cận vay vốn với lãi suất thấp tại những Ngân hàng chính sách xã hội; trong khi công nhân đang phải vay với lãi suất thông thường tại các ngân hàng thương mại. 


Khảo sát cũng cho thấy, nhóm thu nhập 5-10 triệu đồng chỉ tiết kiệm trung bình 2,7 triệu đồng/tháng cho việc mua nhà - một con số vô cùng khiêm tốn
Khảo sát cũng cho thấy, nhóm thu nhập 5-10 triệu đồng chỉ tiết kiệm trung bình 2,7 triệu đồng/tháng cho việc mua nhà - một con số vô cùng khiêm tốn

Thứ ba là liên quan đến nguồn cung nhà. Theo các chuyên gia, điều cần thiết là phải tăng số lượng dự án nhà ở xã hội. Một khi nguồn cung đầy đủ, các vấn đề như cò mồi, thổi giá, tiền chênh lệch trong phân phối nhà mới có thể giảm được. Thời điểm hiện tại, nguồn cung nhà ở xã hội vẫn ở mức nhỏ giọt vì doanh nghiệp không mấy mặn mà với loại hình này.

Nhiều ý kiến khác còn đề xuất các cơ quan chức năng nên đánh giá và nghiên cứu nhu cầu nhà ở xã hội ở từng địa phương, ưu tiên cho những nơi có đông người lao động, phân bổ chỉ tiêu phát triển dự án một cách hợp lý đi kèm với những cơ chế và chính sách đặc thù nếu cần.  

Đặc biệt, Chính phủ có thể cùng các doanh nghiệp hỗ trợ người dân mua nhà. Ngoài việc xác định thu nhập, các doanh nghiệp còn có thể thay người lao động trả tiền gốc và lãi, tương tự như việc đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng. Một số doanh nghiệp có thể bổ sung cơ chế “hỗ trợ một phần tiền” nhằm thực hành chính sách chăm lo đời sống cho các cán bộ nhân viên, giữ chân người lao động.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

12 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

13 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

13 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

13 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

14 giờ trước