Ngành bán dẫn cùng những khó khăn bủa vây: Nhiều ông lớn "thua lỗ" trên mỗi con chip được sản xuất

Thứ tư, 01/02/2023-20:02
Có thể thấy, những yếu tố như đại dịch COVID-19, người dùng đã thay đổi thói quen mua sắm, xung đột ở Ukraine và lạm phát tăng cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến các công ty hàng đầu ở trong lĩnh vực bán dẫn như là Samsung, SK Hynix hay Micron.

Ngành công nghiệp bán dẫn đã hứng chịu một trong những đợt suy thoái tồi tệ nhất

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, lĩnh vực chip vốn dĩ nổi tiếng với các chu kỳ bùng nổ cũng như suy thoái đang dần thay đổi cách thức hoạt động. Chính sự kết hợp giữa việc quản lý một cách nghiêm túc hơn và thị trường mới cho các sản phẩm - có bao gồm công nghệ 5G và dịch vụ đám mây cũng sẽ đảm bảo được nguồn thu cho các doanh nghiệp. 

Mặc dù vậy, chưa đầy một năm sau khi các công ty bán dẫn đưa ra những tuyên bố như thế thì ngành công nghiệp trị giá 160 tỷ USD đang phải hứng chịu một trong những đợt suy thoái tồi tệ nhất từ trước đến nay. Những vấn đề nổi cộm với ngành bán dẫn hiện nay chính là dư thừa hàng tồn kho, khách hàng tiến hành cắt giảm các đơn hàng và giá sản phẩm cũng giảm mạnh. 

Phó chủ tịch nghiên cứu cấp cao của TrendForce - Avril Wu cho biết: “Ngành công nghiệp chip nghĩ rằng các nhà cung cấp sẽ có quyền kiểm soát tốt hơn. Sự suy thoái này đã chứng minh rằng mọi người đã nghĩ sai”.


Hiện tại thì gã khổng lồ Samsung Electronics Co cùng các đối thủ khác đang thua lỗ trên mỗi con chip họ sản xuất
Hiện tại thì gã khổng lồ Samsung Electronics Co cùng các đối thủ khác đang thua lỗ trên mỗi con chip họ sản xuất

Có thể thấy, cuộc khủng hoảng chưa từng có không chỉ hút sạch tiền mặt của các công ty hàng đầu ở trong ngành như là SK Hynix Inc và Micron Technology Inc mà nó còn gây ra bất ổn cho các nhà cung cấp của họ đồng thời cũng làm sứt mẻ các nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu công nghệ cũng như buộc một số công ty bán dẫn còn lại phải thành lập liên minh hay thậm chí là xem xét việc sáp nhập. 

Đây cũng là một sự sụt giảm nhanh chóng sau khi mà lĩnh vực này chứng kiến sự gia tăng doanh số bán hàng trong thời kỳ đại dịch. Giờ đây, người tiêu dùng cùng các doanh nghiệp đang trì hoãn các giao dịch mua lớn khi mà họ phải đối phó với lạm phát cũng như lãi suất tăng. Điều này cũng vô tình khiến cho các nhà sản xuất chip gặp khó khi mà lượng hàng tồn kho tăng lên trong khi lượng hàng tồn kho tăng lên trong khi số lượng người mua lại giảm xuống. 

Samsung Electronics Co cùng các đối thủ khác đang thua lỗ trên mỗi con chip họ sản xuất

Hiện tại thì gã khổng lồ Samsung Electronics Co cùng các đối thủ khác đang thua lỗ trên mỗi con chip họ sản xuất. Khoản lỗ từ hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất chip được dự đoán sẽ đạt mức kỷ lục là 5 tỷ USD trong năm nay. Hàng tồn kho - đây là một chỉ số quan trọng về nhu cầu đối với mặt hàng chip nhớ cũng đã tăng hơn gấp 3 lần lên mức kỷ lục, đạt mức cung cấp đủ cho 3 - 4 tháng. 

Và Samsung Electronics Co có vẻ là công ty duy nhất sẽ thoát khỏi tình trạng này nhờ vào hoạt động vô cùng đa dạng của mình, tuy nhiên thì ngay cả bộ phận bán dẫn của gã khổng lồ Hàn Quốc cũng đang đứng trước nguy cơ thua lỗ. Các nhà đầu tư cũng sẽ biết được kết quả trong tuần này khi công tác báo cáo thu nhập hàng quý. 

Samsung vốn từ lâu đã là nhà sản xuất hàng đầu về các sản phẩm điện tử như là màn hình, pin lithium-ion, bán dẫn, chip, bộ nhớ, Ram, đĩa cứng dành cho các đối tác lớn ở trên toàn cầu như là Apple, LG, Sony, HTC, Huawei, Xiaomi, Motorola và Nokia.

Và trong những năm gần đây, công ty cũng đã tiến hành đa dạng hóa các mặt hàng điện tử tiêu dùng. Cũng theo đó, Samsung Electronics hiện đang là nhà sản xuất thiết bị di động cũng như điện thoại thông minh lớn nhất trên thế giới, tác nhân chính nhằm thúc đẩy cho thành quả này đó chính là sự phổ biến của các dòng thiết bị cao cấp Samsung Galaxy, đáng chú ý là với hai dòng Smartphone tiên phong ở trên thị trường là Galaxy S, Galaxy Note.


Và Samsung Electronics Co có vẻ là công ty duy nhất sẽ thoát khỏi tình trạng này nhờ vào hoạt động vô cùng đa dạng của mình
Và Samsung Electronics Co có vẻ là công ty duy nhất sẽ thoát khỏi tình trạng này nhờ vào hoạt động vô cùng đa dạng của mình

Samsung Electronics đã và đang là nhà sản xuất tấm nền LCD lớn nhất trên thế giới từ năm 2002, nhà sản xuất TV lớn nhất ở trên thế giới từ năm 2006 và nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất trên thế giới từ năm 2011 đồng thời là nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất thế giới vào năm 2021. Công ty cũng là một phần quan trọng ở trong cấu trúc của cá nhân Samsung Electronics nói riêng và nền kinh tế Hàn Quốc nói chung. 

Ngành công nghiệp bán dẫn cũng đang phải chịu đựng nhiều khó khăn và là sự kết hợp của nhiều yếu tố như là đại dịch COVID-19, xung đột ở Ukraine và áp lực từ lạm phát cũng như giai đoạn chuỗi cung ứng. 

Micron là nhà sản xuất chip nhớ cuối cùng còn lại của Mỹ cũng đã phản ứng mạnh mẽ với nhu cầu giảm mạnh. Công ty cũng cho biết vào cuối tháng trước rằng họ cũng sẽ tiến hành cắt giảm ngân sách cho các nhà máy cũng như thiết bị mới bên cạnh việc giảm sản lượng. Giám đốc điều hành Sanjay Mehrotra cũng có nói rằng: “Chúng ta phải vượt qua chu kỳ này. Tôi tin rằng xu hướng tăng trưởng xuyên chu kỳ và lợi nhuận vẫn còn”.

Còn ở thị trường Hàn Quốc, SK Hynix cũng đã tiến hành cắt giảm đầu tư cũng như thu hẹp sản lượng. Tình trạng dư thừa hàng tồn kho của công ty một phần nằm ở kết quả của việc mua lại mảng kinh doanh bộ nhớ flash của Intel Corp - đây là một thỏa thuận được thực hiện trước khi ngành này suy thoái.

Cũng theo đó, mọi con mắt hiện tại đang đổ dồn vào ông vua chip nhớ Samsung, công ty cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa nói nhiều về triển vọng ngắn hạn của ngành. Theo nhà sản xuất chip, điện thoại thông minh cùng với màn hình lớn nhất thế giới cũng sẽ báo cáo thu nhập quý 4/2022 vào ngày 31/1. 

Như thế, gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc cũng thường tiếp tục chi tiêu trong thời kỳ suy thoái với hy vọng thoát khỏi tình trạng này với lượng sản xuất vượt trội cũng như lợi nhuận có phần cao hơn khi mà nhu cầu tăng lên. Cũng theo đó, khoảng thời gian này, thị trường cũng đã đặt cược rằng công ty sẽ thắt chặt nguồn cung cấp chip. 

Các công ty trong ngành bán dẫn hoạt động một cách vô cùng thận trọng hơn sau những rủi ro

Vào tuần trước, nhà sản xuất thiết bị sản xuất chip Lam Research Corp cho hay họ đang chứng kiến được lượng đặt hàng giảm chưa từng thấy bởi các khách hàng mua bộ nhớ cắt giảm sản lượng cũng như tiết kiệm chi phí. Những giám đốc điều hành của công ty, vốn coi Samsung, SK Hynix và Micron chính là những khách hàng hàng đầu của mình và cũng đã từ chối dự đoán khi nào thì thị trường chip nhớ sẽ phục hồi. 

Những nhà sản xuất chip luôn gặp khó khăn trong  việc xử lý nhiều vấn đề khi mà nhu cầu tăng đột biến rồi sau đó lại sụt giảm mạnh. Việc đưa các nhà máy mới vào máy mới vào mạng lưới sản xuất mất nhiều năm cùng hàng tỷ USD, chính vì thế mà rất khó để có thể chọn đúng được thời điểm. 

Cũng theo đó những rủi ro đã khiến cho các công ty trong ngành bán dẫn hoạt động một cách vô cùng thận trọng hơn. Theo đó thì họ cũng sẽ chú trọng nhiều hơn vào lợi nhuận thay vì cố gắng tăng trưởng một cách nhanh chóng cũng như là giành thị phần. 


Micron là nhà sản xuất chip nhớ cuối cùng còn lại của Mỹ cũng đã phản ứng mạnh mẽ với nhu cầu giảm mạnh
Micron là nhà sản xuất chip nhớ cuối cùng còn lại của Mỹ cũng đã phản ứng mạnh mẽ với nhu cầu giảm mạnh

Đồng giám đốc điều hành của Midas International Asset Management - Shin Jinho cho hay, điều đó đặc biệt đúng đối với cái gọi là chip DRAM, nơi mà ba nha cung cấp chính là Samsung, Hynix và Micron đang tiến hành giảm nguồn cung. Ông cũng nói thêm rằng phần quan trọng khác của thị trường bộ nhớ, chip NAND cũng bị phân mảng nhiều hơn cũng như sẽ trải qua một cuộc chiến khốc liệt hơn khi nhiều đối thủ giành sự sống còn trên thị trường. 

Ngành công nghiệp chip nhớ cũng đã chứng kiến được những vụ sáp nhập trong thời kỳ suy thoái trước đây và lần này cũng có thể  không phải là ngoại lệ. Những nhà sản xuất NAND Western Digital Corp và Kioxia Holdings Corp cũng đang đạt được những bước tiến mới ở trong các cuộc đàm phán thỏa thuận của họ. Mặc dù vậy thì các công ty cũng đã cùng nhau sản xuất, chính vì thế mà việc sáp nhập sẽ không nhất thiết sẽ dẫn đến việc giảm sản lượng. 

Và câu hỏi dài hạn chính là khi nào nhu cầu của khách hàng sẽ có thể phục hồi được trở lại. Greg Roh là người đứng đầu bộ phận nghiên cứu công nghệ tại HMC Investment & Securities cho hay, việc Trung Quốc gần đây nới lỏng chính sách Zero-COVID có thể là một chất xúc tác từ đó giúp ích cho ngành. Bởi vì các nhà sản xuất thiết bị sẽ có thể đưa các nhà máy sản xuất trở lại. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

1 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

1 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

2 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

4 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

6 giờ trước