Năm 2023, Thủy sản Minh Phú dự báo lãi 639 tỷ đồng

Chủ nhật, 05/06/2023-11:06
Cách đây không lâu, Thủy sản Minh Phú đã công bố kết quả kinh doanh quý đầu năm nay với doanh thu thuần là 2.123 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã giảm 50%. Lãi ròng của công ty là âm 97 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước là 90 tỷ đồng. Được biết, đây là quý đầu tiên công ty báo lỗ kể từ khi chính thức giao dịch trên sàn UPCoM vào tháng 9/2017.

Theo Doanhnhan.vn thông tin, CTCP Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú (Mã chứng khoán: MPC) mới đây đã công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 24/6 tới tại TPHCM. 

Trong năm 2023, công ty đặt mục tiêu doanh thu là 12.790 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước giảm 22%. Ngoài ra, mục tiêu lợi nhuận sau thuế của Thủy sản Minh Phú trong năm nay là 639 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ năm trước. Theo dự kiến, công ty sẽ chia cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 50% đến 70% lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. 


Mục tiêu lợi nhuận sau thuế của Thủy sản Minh Phú trong năm nay là 639 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn: Tài liệu Đại hội đồng cổ đông của Minh Phú
Mục tiêu lợi nhuận sau thuế của Thủy sản Minh Phú trong năm nay là 639 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn: Tài liệu Đại hội đồng cổ đông của Minh Phú

Năm 2023, ban lãnh đạo của Thủy sản Minh Phú nhận định rằng, nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn chưa thể khả quan hơn. Tuy nhiên, phía công ty đã và đang có những mục tiêu phát triển ấn tượng trong tương lai. Cụ thể, Thủy sản Minh Phú đặt chiến lược trọng tâm phấn đấu đến năm 2030, giá thành tôm nguyên liệu của Việt Nam sẽ ngang bằng với Ấn Độ, đồng thời phấn đấu đến năm 2035, giá thành tôm nguyên liệu của Việt Nam sẽ bằng với Ecuador.

Mới đầu tháng 4 vừa qua, ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Thủy sản Minh Phú đã tham dự Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu  Thủy sản Việt Nam và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam. Tại hội nghị này, ông Quang cho biết giá thành tôm nguyên liệu hiện tại của Việt Nam so với Ấn Độ đang cao hơn 30%, đồng thời cao gấp đôi giá tôm của Ecuador. Điều này khiến cho con tôm của Việt Nam mất sự cạnh tranh so với tôm của các nước khác.


Trong năm 2023, công ty đặt mục tiêu doanh thu là 12.790 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước giảm 22%; mục tiêu lợi nhuận sau thuế của Thủy sản Minh Phú trong năm nay là 639 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ. Ảnh: Doanhnhan.vn
Trong năm 2023, công ty đặt mục tiêu doanh thu là 12.790 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước giảm 22%; mục tiêu lợi nhuận sau thuế của Thủy sản Minh Phú trong năm nay là 639 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ. Ảnh: Doanhnhan.vn

Đối với phương án phân phối lợi nhuận năm 2022, Thủy sản Minh Phú dự kiến sẽ chia cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ trong khoảng 20% đến 30%, nguồn vốn lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2022 của công ty, tương đương với mức chi trả từ 165 - 247 tỷ đồng (tương ứng 411 – 617 đồng/cổ phiếu). Thời gian thực hiện dự kiến là trong năm 2023.

Đáng chú ý, Thủy sản Minh Phú cũng đề xuất về việc không trích lập các quỹ đến từ nguồn lợi nhuận sau thuế của năm 2022, thay vào đó sẽ giữ lại khoảng 70% cho đến 80% lợi nhuận; đồng thời ủy quyền cho Hội đồng Quản trị phân bổ nguồn vốn này sao cho phù hợp, có thể là đầu tư cho các dự án còn dang dở hoặc dự phòng rủi ro tài chính cho năm 2023. 

Cách đây không lâu, Thủy sản Minh Phú đã công bố kết quả kinh doanh quý đầu năm nay với doanh thu thuần là 2.123 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã giảm 50%. Lãi ròng của công ty là âm 97 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước là 90 tỷ đồng. Được biết, đây là quý đầu tiên công ty báo lỗ kể từ khi chính thức giao dịch trên sàn UPCoM vào tháng 9/2017.


Đối với phương án phân phối lợi nhuận năm 2022, Thủy sản Minh Phú dự kiến sẽ chia cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ trong khoảng 20% đến 30%. Nguồn: Tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023
Đối với phương án phân phối lợi nhuận năm 2022, Thủy sản Minh Phú dự kiến sẽ chia cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ trong khoảng 20% đến 30%. Nguồn: Tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023

Phía công ty giải trình và cho biết, kết quả kinh doanh trong quý đầu năm nay giảm xuống là do các công ty nuôi tôm thương phẩm là Minh Phú Lộc An, Minh Phú Kiên Giang cùng với công ty sản xuất tôm giống Minh Phú Ninh Thuận hoạt động không hiệu quả.

Kim ngạch xuất khẩu tôm giảm, giá cũng giảm theo

Thống kê từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP) cho thấy, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm là 887 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước đã giảm 36%. Bên cạnh đó, tôm Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay cũng đã được xuất khẩu sang tổng cộng 92 thị trường trên toàn cầu. 


Lãi ròng của công ty trong quý 1/2023 là âm 97 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước là 90 tỷ đồng, là quý đầu tiên công ty báo lỗ kể từ khi chính thức giao dịch trên sàn UPCoM vào tháng 9/2017. Ảnh: Doanhnhan.vn
Lãi ròng của công ty trong quý 1/2023 là âm 97 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước là 90 tỷ đồng, là quý đầu tiên công ty báo lỗ kể từ khi chính thức giao dịch trên sàn UPCoM vào tháng 9/2017. Ảnh: Doanhnhan.vn

Trong đó, top 10 thị trường nhập khẩu đơn lẻ của tôm Việt Nam thì mức giảm mạnh nhất được ghi nhận khi xuất khẩu sang Mỹ và EU, với mức giảm trên 45%. Ngoài ra, xuất khẩu sang các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm cũng ghi nhận mức giảm ở khoảng 30%. 

Từ giữa tháng 4 vừa qua, giá tôm nguyên liệu tại Việt Nam đã tiếp tục giảm. Thực trạng này đã gây nhiều áp lực cho cả người nuôi và doanh nghiệp trong ngành. Giá tôm nguyên liệu tại một số quốc gia sản xuất tôm chính như Thái Lan, Ecuador và Ấn Độ cũng có xu hướng tương tự.


Thống kê từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP) cho thấy, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm là 887 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước đã giảm 36%
Thống kê từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP) cho thấy, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm là 887 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước đã giảm 36%

Được biết, một trong những nguyên nhân chính khiến giá tôm nguyên liệu nói riêng và giá xuất khẩu trên thế giới nói chung giảm xuống là do tình trạng tồn kho cao và nguồn cung tôm nguyên liệu tăng từ Ấn Độ, Ecuador trong khi tiêu thụ ngày càng chậm chạp. Đồng thời, tình hình này không chỉ gây ra hàng loạt khó khăn cho các nhà sản xuất tôm mà còn cả nhà nhập khẩu và phân phối trên thế giới.
 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Startup công nghệ đang tuyển dụng như thế nào?

6 giờ trước

Khám phá 30+ mẫu nhà villa cấp 4 đẹp, ấn tượng ngay từ ánh nhìn đầu tiên

6 giờ trước

Nằm ngủ quay đầu hướng nào tốt cho sức khỏe, thu hút tài lộc?

7 giờ trước

Cuộc chạy đua của thế hệ trẻ với AI

9 giờ trước

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể đón nhận thêm thương vụ IPO tỷ USD

9 giờ trước