Năm 2022, lượng smartphone xuất xưởng trên toàn cầu chạm đáy sau gần 10 năm

Thứ sáu, 27/01/2023-18:01
Được biết, sự sụt giảm về số lượng iPhone xuất xưởng trong quý 4/2022 diễn ra ngay cả khi gã khổng lồ Táo Khuyết ra mắt những mẫu iPhone mới nhất của dòng iPhone 14 Series, gồm có iPhone 14, iPhone 14 Plus, iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max.

Công ty nghiên cứu dữ liệu thị trường IDC cho biết, số lượng lô hàng smartphone xuất xưởng trên toàn thế giới đã giảm xuống đáng kể trong quý 4/2022, đây cũng chính là thời điểm diễn ra mùa lễ hội mua sắm lớn nhất ở trong năm. Theo CNBC, sự sụt giảm này được cho là đến từ môi trường kinh tế vĩ mô yếu kém cùng với nhu cầu mua sắm giảm sút của người tiêu dùng.

Cũng theo các chuyên gia nghiên cứu của IDC, họ nhận định trong một báo cáo được công bố ngày 25/1 vừa qua rằng, những công ty lắp ráp điện tử trong quý 4/2022 đã xuất xưởng tổng cộng 300,3 triệu chiếc điện thoại thông minh, so với cùng kỳ năm trước đã giảm 18,3%. Bên cạnh đó, sự sụt giảm này cũng đánh dấu mức giảm lớn nhất trong một quý từ trước cho đến nay.


Dù không đại diện cho doanh số, thế nhưng số lượng lô hàng xuất xưởng lại phần nào thể hiện những dấu hiệu về nhu cầu của người tiêu dùng đối với thị trường smartphone. Ảnh minh họa
Dù không đại diện cho doanh số, thế nhưng số lượng lô hàng xuất xưởng lại phần nào thể hiện những dấu hiệu về nhu cầu của người tiêu dùng đối với thị trường smartphone. Ảnh minh họa

Tính cả năm 2022, có tổng cộng 1,21 tỷ điện thoại thông minh đã được xuất xưởng. Trong khi đó, đây chính là mức thấp nhất kể từ năm 2013 đến nay. Theo IDC, điều này xảy ra là “do nhu cầu của người tiêu dùng giảm đáng kể, cộng thêm áp lực từ lạm phát và những bất ổn kinh tế vĩ mô”.

Cụ thể, theo Nabila Popal - Giám đốc nghiên cứu của IDC: “Chúng tôi chưa bao giờ thấy những lô hàng trong kỳ nghỉ lễ thấp hơn so với những điều diễn ra trong quý 4/2022. Tuy nhiên, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng vẫn còn suy yếu và lượng hàng tồn kho tăng cao đã khiến cho các nhà cung cấp cắt giảm các lô hàng một cách đáng kể”.

Được biết, những lô hàng này đại diện cho những thiết bị mà các công ty lớn như Apple hay Samsung gửi đến cho các nhà bán lẻ cùng với các nhà cung cấp dịch vụ di động. Dù không đại diện cho doanh số, thế nhưng số lượng lô hàng xuất xưởng lại phần nào thể hiện những dấu hiệu về nhu cầu của người tiêu dùng đối với thị trường smartphone.

Liên quan đến vấn đề này, IDC cho biết: “Khoảng thời gian gần cuối năm 2022 chính là giai đoạn khó khăn nhất, điều này khiến cho mức phục hồi 2,8% dự kiến của năm 2023 nhiều khả năng sẽ không trở thành hiện thực. Thậm chí, trên thị trường có nhiều rủi ro có thể sẽ khiến mức sụt giảm nghiêm trọng hơn nhiều so với dự đoán của các chuyên gia”.

Apple vẫn là nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới

Tính đến nay, Táo Khuyết vẫn giữ vững vị thế là nhà sản xuất điện thoại thông minh số một thế giới. Theo IDC, gã khổng lồ công nghệ Mỹ trong quý 4/2022 đã xuất xưởng tổng cộng 72,3 triệu chiếc iPhone, so với cùng kỳ năm trước đã giảm 14,9%. Bên cạnh đó, ông lớn này cũng đang chiếm đến 24,1% thị phần đối với tổng số lượng smartphone xuất xưởng trên toàn cầu.


Sự sụt giảm về số lượng iPhone xuất xưởng trong quý 4/2022 diễn ra ngay cả khi gã khổng lồ Táo Khuyết ra mắt những mẫu iPhone mới nhất của dòng iPhone 14 Series, gồm có iPhone 14, iPhone 14 Plus, iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max
Sự sụt giảm về số lượng iPhone xuất xưởng trong quý 4/2022 diễn ra ngay cả khi gã khổng lồ Táo Khuyết ra mắt những mẫu iPhone mới nhất của dòng iPhone 14 Series, gồm có iPhone 14, iPhone 14 Plus, iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max

Được biết, sự sụt giảm về số lượng iPhone xuất xưởng trong quý 4/2022 diễn ra ngay cả khi gã khổng lồ Táo Khuyết ra mắt những mẫu iPhone mới nhất của dòng iPhone 14 Series, gồm có iPhone 14, iPhone 14 Plus, iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max. Bên cạnh đó, Apple còn phải đối mặt với một số vấn đề khác có liên quan đến chuỗi cung ứng của quý 4/2022, sau khi nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới của Foxconn tại Trịnh Châu (Trung Quốc) đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ bùng phát dịch Covid-19, dẫn đến việc gián đoạn hoạt động lắp ráp và sản xuất.

Cũng trong quý 4/2022, nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất Hàn Quốc là Samsung cũng ghi nhận doanh số sụt giảm xuống chỉ còn 58,2 triệu chiếc, so với cùng kỳ năm trước đã giảm 15,6%. Trong quý này, Samsung cũng không hề cho ra mắt một điện thoại thông minh mới nào. Tuy nhiên, công ty sẽ tổ chức một sự kiện vào ngày 1/2 và nhiều khả năng hãng sẽ trình chiếu về các mẫu thiết bị mới của mình.

Đứng ở vị trí thứ ba là Xiaomi - nhà sản xuất thiết bị điện tử đến từ Trung Quốc - đã xuất xưởng 33,2 triệu smartphone trong quý 4/2022, so với cùng kỳ năm trước đã giảm 26,3%. IDC cho biết, đây chính là mức giảm cao nhất trong số 5 hãng smartphone hàng đầu thế giới, bao gồm cả Oppo và Vivo. Theo Anthony Scarsella - Giám đốc nghiên cứu của IDC: “Với mức giảm lên đến hơn 11% trong năm 2022, năm 2023 được coi là một năm nên thận trọng nhiều hơn, nguyên nhân bởi các nhà cung cấp sẽ cân nhắc về danh mục thiết bị của mình trong khi những kênh bán hàng khác cũng sẽ suy nghĩ thật kỹ trước khi bổ sung lượng hàng tồn kho vốn vẫn còn dư thừa của mình”. 

Trước đó, Canalys - một hãng theo dõi dữ liệu thị trường khác - đã công bố dữ liệu đối với thị trường smartphone trên toàn cầu trong quý 4/2022. Theo dữ liệu này, năm 2022 là một năm vô cùng khó khăn với các nhà cung cấp thể hiện qua doanh số bán smartphone trên toàn cầu. Cụ thể, tổng số lượng so với cùng kỳ năm trước đã giảm 11%, xuống dưới mức 1,2 tỷ chiếc trong năm 2022.


Theo dữ liệu của Canalys, năm 2022 là một năm vô cùng khó khăn với các nhà cung cấp thể hiện qua doanh số bán smartphone trên toàn cầu. Ảnh minh họa
Theo dữ liệu của Canalys, năm 2022 là một năm vô cùng khó khăn với các nhà cung cấp thể hiện qua doanh số bán smartphone trên toàn cầu. Ảnh minh họa

Liên quan đến vấn đề này, một chuyên gia phân tích của Canalys là Runar Bjørhovde cho biết: “Các nhà cung cấp điện thoại thông minh trong suốt năm 2022 đã phải vật lộn trong môi trường kinh tế vĩ mô đầy khó khăn”. Đồng thời, vị chuyên gia này cũng mô tả quý 4/2022 là “quý 4 tệ nhất trong một thập kỷ khi xét riêng về mặt hiệu suất” trong ngành công nghiệp điện thoại thông minh.

Cũng theo Bjørhovde, các kênh phân phối đã “rất thận trọng trong việc tiếp nhận hàng tồn kho mới”. Đây là một trong những yếu tố khiến cho lượng hàng xuất xưởng trong quý 4/2022 thấp ở mức kỷ lục. Vị chuyên gia này bổ sung, thời điểm cuối năm đã giúp giảm lượng hàng tồn kho nhờ việc các nhà cung cấp và kênh bán hàng đã tung ra nhiều ưu đãi khuyến mãi mạnh mẽ.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Tin mới cập nhật

Quý I/2024, Techcombank ghi nhận lãi kỷ lục, tăng 38,3% so với cùng kỳ

3 giờ trước

Tuổi Sửu hợp hướng nào? Bí quyết chọn hướng nhà “thu hút” tài vận cho người tuổi Sửu

5 giờ trước

Giới trẻ cần làm gì trước nỗi lo mất việc khi xu hướng công nghệ lên ngôi?

6 giờ trước

Nhà máy điện hạt nhân là gì? Ưu, nhược điểm và xu hướng phát triển trong tương lai

6 giờ trước

Sự bùng nổ của Fintech và bài toán pháp lý, bảo mật dữ liệu

6 giờ trước