Mỹ lo sợ khi Trung Quốc triển khai thương mại hoá taxi tự lái

Thứ bảy, 21/05/2022-08:05
Trước tình hình Trung Quốc đã có lộ trình triển khai thương mại hoá taxi tự lái trên diện rộng, Mỹ vẫn đang để nhiều công ty và chính quyền bang "mạnh ai nấy lo".

Theo Nhịp sống kinh tế, Trung Quốc vừa qua đã đạt một cột mốc quan trọng trên chặng đường đến với tiến trình thương mại hoá công nghệ xe tự lái: Vào ngày 28/4/2022, Bắc Kinh đã vừa trao cho người khổng lồ công nghệ Baidu giấy phép vận hành taxi không người lái đầu tiên trên cả nước.

Apollo Go - nền tảng xe tự lái cho thuê của Baidu, bắt đầu nhận chuyến vào cùng ngày. Đội xe này bao gồm 10 phương tiện tự lái hoạt động trên diện tích 60km vuông trong khu vực nội đô và công ty dự kiến thêm 30 taxi không tài xế trong tương lai.

Baidu đã chia sẻ trong thông báo của mình tuần trước cho rằng: "Sự phê chuẩn về cơ chế này đã đánh dấu quan trọng cho nghành xe chở khách tự lái tại Trung Quốc, một tín hiệu cho thấy sự cởi mở về quy định để có thể tiến thêm một bước mới xa hơn về một tương lai di chuyển không người lái hoàn toàn".

Mỹ lo sợ khi Trung Quốc triển khai thương mại hoá taxi tự lái - ảnh 1

Giấy phép này không cho phép Baidu được tính phí dịch vụ từ những chuyến chở khách bằng những xe không người lái mới được phê duyệt, nhưng công ty cho rằng điều này không thành vấn đề. Theo Wei Dong, phó chủ tịch và giám đốc an toàn vận hành tại Tập đoàn Intelligent Driving Group của Baidu, trả lời với báo Nikkei Asia rằng: "Apollo Go hiện chưa hướng tới lợi nhuận. Thay vào đó, mục tiêu là cho càng nhiều trải nghiệm và chấp nhận phương thức di chuyển mới này càng tốt. Khi người dùng quen với xe tự lái, lượng khách hàng sẽ dần tăng lên và tạo nền móng cho một kết quả kinh doanh tốt đẹp hơn".

Trong một động thái mới lần đầu tiên xuất hiện, start up xe tự lái tại trụ sở Quảng Châu, Pony.ai cũng đã được trao giấy phép vận hành 100 taxi robot tại quận Nam Sa, tỉnh Quảng Châu, với điều kiện trong xe có tài xế.

Được biết, kế hoạch của công ty là cuối cùng sẽ tính phí những chuyến đi và dần mở rộng dịch vụ ra những khu vực tại Quảng Châu. Phí cho mỗi chuyến xe sẽ tương tự như taxi thường tại Quảng Châu, bao gồm Google, Baidu, GM và Alibaba.

Việc thương mại hoá công nghệ tự lái là một trong những chiến tuyến công nghệ giữa hai đối thủ kỳ phùng là Mỹ và Trung Quốc. Mỗi quốc gia này đều đang chú tâm để có thể dành thế thượng phong không chỉ về xe tự lái mà còn về công nghệ AI, cảm ứng và công nghệ bản đồ - những công nghệ giúp ích tron sự vận hành của xe tự lái.

Mỹ lo sợ khi Trung Quốc triển khai thương mại hoá taxi tự lái - ảnh 2

Trong khi Wei và nhiều người khác bày tỏ sự tiếc nuối vì khởi đầu khá "muộn" của Trung Quốc về mặt quy định, Mỹ đã bật nhảy đến tương lai xe không người lái từ hai năm trước bằng cách ban hành giấy phép vận hành thương mại cho taxi robot của tự lái toàn phần của Waymo.

Tuy vậy, sự thông qua về quy chế không đảm bảo mọi việc trơn tru hơn. Waymo - công ty "chung mẹ" với Google, Alphabet đã bắt đầu mở dịch vụ thuê xe robotaxi tại thủ đô bang Arizona từ tháng 10/2020.

Mặc dù vậy, trong một lần phóng viên Yifan Yu của Nikkei Asia đã dùng thử dịch vụ này, chuyến đi 14 dặm của cô cuối cùng đã lại mất thời gian nhiều hơn gấp 3 lần so với một chuyến xe bình thường, một phần vì rắc rối trong việc đi tới điểm bắt xe. Trong khi đó, cước phí của một chuyến đi cũng ở mức Uber và Lyft, hai hãng thuê xe cho người lái.

Người phát ngôn của Waymo đã trả lời Nikkei Asia khi được hỏi về mức giá rằng: "Chúng tôi đã cung cấp cho nhóm hành khách của mình những trải nghiệm đi xe phù hợp và đảm bảo mà chúng tôi tin có mức giá cả phù hợp dựa trên nhu cầu và dịch vụ mà chúng tôi mang lại".

Mỹ lo sợ khi Trung Quốc triển khai thương mại hoá taxi tự lái - ảnh 3

Có một vấn đề lớn hơn cả liên quan tới địa điểm đón xe, ứng dụng xe Waymo đã đưa ra hướng dẫn cho khách hàng đi tới điểm đỗ xe gần nhất nơi robotaxi đứng chờ đón.

Mặc dù vậy, địa điểm này lại nằm phía bên kia đường cao tốc bốn làn, hai chiều và không có đường sang cho người đi bộ. Khi được hỏi về tình trạng này, một người phát ngôn của Waymo nói rằng đây là một "lỗi trong một trường hợp riêng biệt gây nên do dữ liệu Goole Maps mà chúng tôi đang dùng.

Bản thân chuyến đi khá suôn sẻ, tài xế robot tuân thủ nghiêm túc các luật lệ giao thông. Điểm trừ duy nhất có lẽ là đôi khi xe dừng, và tăng tốc bất chợt, điều thường xảy ra ở các xe tự lái.

Waymo đã từ chối tiết lệ về doanh thu từ khi vận hành robotaxi tại Phoenix nhưng những công ty này cho hay đang dự tính mang dịch vụ này tới San Francisco Bay Area, nơi đặt trụ sở của công ty. Waymo hiện nay đang cung cấp miễn phí dịch vụ đi xe không người lái cho những người dùng đăng ký dùng thử dịch vụ và các nhân viên Waymo trong khu vực.

Vào tháng Hai vừa qua, Uỷ ban Dịch vụ Công cộng California đã cấp giấy phép đầu tiên cho Waymo và Cruise, một hãng xe tự lái do Genertal Motors đứng sau.

Mỹ lo sợ khi Trung Quốc triển khai thương mại hoá taxi tự lái - ảnh 4

Giấy phép này cho phép hai công ty được tính phí hành khách trên những chuyến xe tự lái có tài xế đi kèm. Hiện bang này vẫn chưa cấp phép cho những công ty vận hành thương mại xe robotaxi hoàn toàn không có người lái.

Sau khi ra mặt tại Phoenix một năm rưỡi, Waymo hiện vẫn là công ty duy nhất tại Mỹ được vận hành thương mại taxi tự lái hoàn toàn. Thương mại hoá robotaxi trên quy mô lớn vẫn còn diễn ra khá chậm chạp tại Mỹ, vì mỗi bang lại có luật lệ quản lý phương tiện tự động riêng.

Tại Trung Quốc, cản trở lớn nhất hiện nay có lẽ là sự dè chừng của chính phủ trong việc triển khai công nghệ tự lái. Ngay cả việc xin giấy phép thử nghiệm phương tiện tự động cũng đã phức tạp, theo như một quan chức quản lý giao thông địa phương.

Mỹ lo sợ khi Trung Quốc triển khai thương mại hoá taxi tự lái - ảnh 5

Theo một cán bộ giấu tên chia sẻ với Nikkei Asia cho rằng, phương tiện tự động tại Trung Quốc cần phải trải qua một đợt kiểm tra từ một bên thứ ba được nhà nước chỉ định trước khi được trao giấy phép chạy thử. Bài kiểm tra này đã được chia thành nhiều giai đoạn nghiêm ngặt mà phương tiện này phải trải qua lần lượt.

Động thái thức đẩy phương tiện tự lái nằm trong chiến lược quốc gia của Bắc Kinh cũng được kỳ vọng sẽ tạo nên thuận lợi cho nhiều bên vận hành robotaxi.

Theo: Nhịp sống kinh tế
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Giá nhà tăng chóng mặt, người trẻ Việt cần làm gì để sớm mua được nhà?

1 giờ trước

Chuyên gia World Bank: Cải cách cơ cấu đóng vai trò thiết yếu để duy trì triển vọng tăng trưởng trong dài hạn

2 giờ trước

Đầu tư vào AI giúp cổ phiếu SoftBank phá đỉnh lịch sử

2 giờ trước

Quý I/2024, doanh số bán lẻ trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng “đột phá”

3 giờ trước

FPT bắt tay Nvidia xây nhà máy AI 200 triệu USD tại Việt Nam

3 giờ trước