Meta mạnh tay tối ưu nguồn lực, yêu cầu quản lý cấp cao phải phụ việc cấp dưới nếu không muốn bị cho nghỉ việc

Thứ năm, 09/02/2023-09:02
Tại Meta, quản lý cấp cao sẽ phải chia sẻ quyền lực đối với cấp dưới, đồng thời tập trung vào các nhiệm vụ chuyên môn hơn như thiết kế, viết code, nghiên cứu…

Theo Nhịp sống thị trường, Meta đang đề nghị nhiều quản lý cùng Giám đốc hoặc là chấp nhận bị sa thải, hoặc là chuyển sang làm những công việc cá nhân nhiều hơn. Đó được xem là động thái “làm phẳng nội bộ”, buộc các quản lý cấp cao chia sẻ quyền lực đối với cấp dưới, đồng thời tập trung vào những nhiệm vụ chuyên môn hơn như thiết kế, nghiên cứu, viết code. Nếu ai không chấp nhận đề nghị này, họ sẽ phải rời công ty.

Vào tháng 11, Meta, đã sa thải 13% lao động, theo đó đánh dấu lần cắt giảm nhân sự lớn nhất lịch sử của công ty. Sau lần đó, nhân viên còn lại ở Meta luôn có tâm lý lo lắng về nguy cơ bị sa thải trong tương lai.

Giám đốc điều hành của Meta, Mark Zuckerberg trước đó đã giải thích trong báo cáo thu nhập rằng hiện cách vận hành nội bộ vẫn quá chậm và cồng kềnh. Ông xem năm 2023 là năm hiệu quả, ngoài ra cũng cam kết cắt giảm một số vị trí quản lý cấp trung và những dự án không hiệu quả.


Meta đang có chiến lược "làm phẳng nội bộ" để tối ưu hóa nguồn lực
Meta đang có chiến lược "làm phẳng nội bộ" để tối ưu hóa nguồn lực

Meta hiện đang đề nghị nhiều quản lý và CEO chuyển sang làm những việc cá nhân nhiều hơn, hoặc sẽ bị sa thải như một cách để giúp tập đoàn này vận hành hiệu quả.

Giá cổ phiếu của Meta đã vực dậy từ năm 2022 - năm tồi tệ nhất của tập đoàn này, nhờ mục tiêu của Zuckerberg về một tổ chức tinh gọn hơn.

Zuckerberg cho biết họ đang làm phẳng nội bộ, ngoài ra loại bỏ một số lớp quản lý cấp trung để trở nên hiệu quả và tinh gọn hơn. Họ cũng đang triển khai và dùng các công cụ AI để hỗ trợ kỹ sư. Ông chủ Meta cho biết vẫn còn nhiều điều phải làm để tăng tốc độ, cải thiện năng suất cũng như bài toán chi phí của công ty.

Doanh thu quý IV đã sụt giảm 4% so với năm trước, tuy nhiên về cơ bản vẫn khả quan hơn so với kỳ vọng khi đạt 32,17 tỷ USD so với mức 31,53 tỷ USD dự kiến. Đa số đều cho rằng Meta đang trên đà tăng trưởng trở lại sau thời kỳ khó khăn vì phố Wall rực đỏ.

Gần đây nhất, Meta cũng đã tìm cách thu hút thêm người dùng trẻ sau khi tuyên bố cải tiến metaverse Horizon Worlds. Hiện nay, ứng dụng cũng sẵn có đối với những người dùng từ 18 tuổi trở lên.

Mục tiêu cho nửa đầu năm nay đã được Phó Chủ tịch Horizon Gabriel đưa ra. Theo đó, cải thiện khả năng giữ chân người dùng, nhất là đối tượng thanh thiếu niên và thanh niên là nhiệm vụ hàng đầu. Ông Aul cho biết đây là thế hệ có thể trở thành những công dân kỹ thuật số của siêu vũ trụ. Không chỉ lớn lên cùng công nghệ mà họ còn tiếp cận với cuộc cách mạng kết nối từ xa.

Các đối thủ cạnh tranh hiện nay của Meta đang làm tốt hơn trong việc đáp ứng nhu cầu của người dùng trẻ. Meta cần đảm bảo tập trung phục vụ họ trước tiên để Horizon thành công.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Môi giới dùng chiêu trò làm “nóng ảo” đất nền dù giao dịch hạn chế: Nhà đầu tư cần thận trọng khi xuống tiền!

50 phút trước

Biến đổi trong hoạt động kinh doanh của ngành chứng khoán

1 giờ trước

Tuổi Dần hợp hướng nào để cuộc sống thuận buồm xuôi gió, tài lộc đầy nhà?

1 giờ trước

Khái niệm về nhà máy nhiệt điện và ưu nhược điểm không phải ai cũng biết

1 giờ trước

Có 1 tỷ đồng thừa tiền mua ô tô, 9x vẫn lựa chọn chi 4 triệu đồng/tháng để đi xe công nghệ

4 giờ trước