MC là gì? Những kỹ năng cần có để trở thành người dẫn chương trình chuyên nghiệp

Thứ ba, 01/11/2022-16:11
MC là thuật ngữ được sử dụng vô cùng phổ biến hiện nay. Vậy ý nghĩa chính xác nhất của MC là gì? Cần những điều kiện nào để trở thành một MC chương trình? Bài viết sau đây sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc trên, mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!

Tìm hiểu MC là gì?

MC là từ được viết tắt từ cụm chữ tiếng Anh - Master of Ceremonies. Hiểu theo nghĩa tiếng Việt thì thuật ngữ này chỉ những người dẫn chương trình, người điều khiển các chương trình với nhiệm vụ dẫn dắt nội dung cho khán giả. Bên cạnh đó, MC còn có nhiệm vụ điều khiển nội dung các buổi nhạc kịch, bữa tiệc, liên hoan,...

Trong giai đoạn thập niên những năm 1970 - 1980, MC là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những người đọc rap trong giới âm nhạc, hiphop. Trong một số trường hợp khác, MC cũng được hiểu với nhiều nghĩa như:

  • Microphone Controller: Bộ điều khiển micro.
  • Microphone Check: Kiểm tra micro.
  • Music Commentator: Nhà bình luận âm nhạc.
  • Moves the Crowd: Di chuyển đám đông.

Có lẽ một trong những lý do khiến một MC đảm nhiệm rất nhiều vai trò trên sân khấu, các chương trình cũng bắt nguồn từ việc không thống nhất cách gọi chung của MC.

Phần lớn các MC đều là những người theo học ngành diễn viên điện ảnh. Chính vì thế mà họ có chuyên môn, tự tin làm cho đám đông sôi nổi hơn. Thông thường, những người dẫn chương trình có thể làm việc tự do, độc lập hoặc làm việc trong các công ty, tổ chức lớn.


MC là những người có nhiệm vụ điều khiển, dẫn dắt nội dung cho các chương trình, gameshow giải trí, bữa tiệc
MC là những người có nhiệm vụ điều khiển, dẫn dắt nội dung cho các chương trình, gameshow giải trí, bữa tiệc

Vai trò của một MC là gì?

Theo nghĩa phổ biến nhất của từ MC đó là người dẫn chương trình. Chính vì vậy, người này có vai trò dẫn dắt, điều phối mọi nội dung của chương trình theo kế hoạch đã hoạch định. Nhiệm vụ của họ là làm thế nào để hấp dẫn lôi cuốn khán giả tương tác và hòa nhập vào không khí của chương trình đó.

MC có thể có mặt ở rất nhiều sự kiện với quy mô đa dạng khác nhau, từ các chương trình truyền hình cho đến ngoài đời trực tiếp. Do vậy, dễ dàng nhận biết ai là MC của chương trình đó thông qua vai trò dẫn dắt, khuấy động không khí tại đó.

Trên thực tế, tùy thuộc vào nội dung và mục đích của chương trình mà một MC dẫn dắt sẽ được gọi với các tên khác nhau như: 

  • Điều phối viên: Hướng dẫn các hoạt động mang tính lễ nghi.
  • Hoạt náo viên: Dẫn dắt và tổ chức các chương trình có không khí sôi nổi tưng bừng.
  • Phát thanh viên/xướng ngôn viên: Truyền đạt lại nội dung của một chương trình đã có sẵn kịch bản.
  • Host: Chủ trì một cuộc thi, trò chơi, talk show, truyền hình thực tế.
  • VJ/ Veejay/Video jockey: Người giới thiệu các bài hát, video clip trên chương trình truyền hình ca nhạc.

MC là người có vai trò vô cùng quan trọng trong các chương trình
MC là người có vai trò vô cùng quan trọng trong các chương trình

Những kỹ năng không thể thiếu của một MC là gì?

Định nghĩa và vai trò của MC là gì đã được cung cấp rất đầy đủ qua những đề mục trên. MC tuy không phải người nổi tiếng, không có số lượng fan lớn nhưng lại có vai trò không thể thiếu trong các chương trình. Chính vì vậy, để chương trình có được diễn ra thành công, lôi cuốn hấp dẫn người nghe hay không, MC phải có những kỹ năng nghề nghiệp sau đây:

Biết sử dụng nghệ thuật diễn cảm

Từng cử chỉ như ánh mắt, hoạt động tay hay thậm chí nhíu mày cũng là cách biểu đạt tình cảm hữu hiệu nhất trong từng tình huống nhất định. Do đó, một người dẫn chương trình có kinh nghiệm là người biết diễn tả nội dung phối hợp nhuần nhuyễn với các biểu cảm.

Mỗi một MC đều có những phong cách dẫn dắt nội dung, cá tính, cảm xúc, thần thái riêng biệt. Dễ dàng nhận thấy rằng có những người dẫn chương trình với nụ cười trong trẻo, có người thì pha chút hài kịch, có người lại dùng cách ngắt nhịp đứt đoạn gây ấn tượng,...


Kỹ năng đầu tiên mà mỗi MC cần có chính là kết hợp lời nói cùng với các biểu cảm cơ thể, khuôn mặt
Kỹ năng đầu tiên mà mỗi MC cần có chính là kết hợp lời nói cùng với các biểu cảm cơ thể, khuôn mặt

Biết tạo thiện cảm cho người nghe

Kỹ năng không thể thiếu của MC là gì tiếp theo chính là biết cách tạo thiện cảm cho người nghe. Một trong những điều kiện khiến MC được lòng khán giả nhất chính là có ngoại hình ưa nhìn.

Tuy nhiên, không phải người dẫn chương trình nào cũng có ngoại hình sắc sảo, thu hút người nhìn. Nhưng bên cạnh đó, họ biết cách tận dụng những điểm lợi thế của bản thân để khiến người nghe chú ý hơn.

Một MC có gương mặt sáng cùng nụ cười tươi thân thiện sẽ khiến khán giả có thiện cảm hơn, từ đó sẽ tương tác với chương trình tốt hơn. Để hình ảnh của mình thêm đẹp hơn trong mắt khán giả, MC cần phải biết cách lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với ngoại hình, không khí của chương trình.

Bên cạnh đó, những cử chỉ nhỏ thanh lịch trong phong thái đi đứng, thái độ nói chuyện, biểu cảm,... cũng sẽ tạo nên nét cuốn hút cho MC và lấy được thiện cảm từ khán giả.


Lựa chọn trang phục phù hợp cùng với cách dẫn dắt chương trình lôi cuốn sẽ giúp MC tạo được thiện cảm cho khán giả
Lựa chọn trang phục phù hợp cùng với cách dẫn dắt chương trình lôi cuốn sẽ giúp MC tạo được thiện cảm cho khán giả

Có vốn kiến thức sâu rộng

Người dẫn chương trình không đơn thuần chỉ cần ngoại hình dễ nhìn, giọng nói truyền cảm,... mà còn đòi hỏi nhiều hơn thế. Muốn thành công và được nhiều người biết đến, MC phải luôn trau dồi thêm nhiều kiến thức về các lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa,...

Nếu bạn biết càng nhiều kiến thức thì việc truyền đạt nội dung sẽ dễ dàng hơn. Chương trình cũng sẽ mang lại nhiều ý nghĩa hơn cho khán giả. Bên cạnh đó, đây cũng là lợi thế giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp và hoạt ngôn ở mọi tình huống.

Chất giọng tốt, nói chữ rõ ràng

Kỹ năng cần có của một MC là gì tiếp theo - chất giọng tốt và nói tròn vành rõ chữ. Giọng nói của người là MC sẽ tạo điểm nhấn đầu tiên để truyền đạt thông điệp, ý tưởng của chương trình đến với khán giả và người hâm mộ.

Chính vì thế, người dẫn chương trình cần phải luyện tập để phát âm chuẩn, tròn vành, rõ ràng, không bị ngọng hay giọng địa phương. Tuy nhiên, với các kênh truyền hình hay chương trình quy mô nhỏ tại địa phương thì MC vẫn có thể được nói giọng địa phương đó.

Bên cạnh đó, người dẫn chương trình cũng cần phải có khả năng tạo ra bản sắc độc đáo cho riêng mình. Chú ý từ việc luyện âm cho đến sử dụng ngôn ngữ trong quá trình dẫn. Sử dụng cách nói tự nhiên, nhịp điệu gần gũi phù hợp với từng thể loại chương trình, từng đối tượng giao tiếp. Từ đó sẽ giúp chương trình có sức hút hơn và bản thân cũng được mọi người yêu mến.


MC dẫn chương trình cần rèn luyện kỹ năng nói rõ chữ, chất giọng tốt, khỏe
MC dẫn chương trình cần rèn luyện kỹ năng nói rõ chữ, chất giọng tốt, khỏe

Biết sử dụng các phương pháp phối hợp

Am hiểu và biết cách sử dụng các phương pháp kết hợp chính là một trong những kỹ năng không thể thiếu của MC là gì. Phối hợp chính là biết cách tạo cầu nối cho khán giả với chương trình. Đối với các MC hiện nay, quan trọng nhất chính là biết gây hài đúng lúc để khỏa lấp đi những chỗ trống, thiếu sót ở trong chương trình. 

Có 8 chữ vàng trong nghiệp vụ dẫn chương trình: “Chính xác - Linh hoạt - Truyền cảm - Nhiệt tình”. Đây cũng chính là những yêu cầu mà MC cần phải đáp ứng được. Chính xác về mặt thông tin, linh hoạt trong ứng xử tình huống, truyền cảm về diễn đạt, nhiệt tình từ tinh thần trách nhiệm.


Một MC chuyên nghiệp cần có kỹ năng và đáp ứng được các yêu cầu nghiệp vụ
Một MC chuyên nghiệp cần có kỹ năng và đáp ứng được các yêu cầu nghiệp vụ

Lời kết

Câu hỏi: “MC là gì?” đã được trả lời rất đầy đủ và chi tiết qua bài viết trên. Bạn đang có ước mơ trở thành một người dẫn chương trình chuyên nghiệp? Vậy hãy thật lưu ý và ghi nhớ các kỹ năng mà MC cần có để ước mơ nhanh chóng thành hiện thực nhé!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Tin mới cập nhật

Quý I/2024, Techcombank ghi nhận lãi kỷ lục, tăng 38,3% so với cùng kỳ

2 giờ trước

Tuổi Sửu hợp hướng nào? Bí quyết chọn hướng nhà “thu hút” tài vận cho người tuổi Sửu

4 giờ trước

Giới trẻ cần làm gì trước nỗi lo mất việc khi xu hướng công nghệ lên ngôi?

5 giờ trước

Nhà máy điện hạt nhân là gì? Ưu, nhược điểm và xu hướng phát triển trong tương lai

5 giờ trước

Sự bùng nổ của Fintech và bài toán pháp lý, bảo mật dữ liệu

5 giờ trước