Liệu còn tình trạng giá vàng "nhảy múa" sau "cơn sốt" vừa qua?

Thứ sáu, 25/03/2022-21:03
Sau khi tăng giá phi mã, thị trường vàng đã chững lại và giảm dần sau khi tình hình giao tranh giữa Nga và Ukraine có dấu hiệu hạ nhiệt, các cuộc đàm phán ngừng chiến bắt đầu có tín hiệu khởi sắc.

Trong bối cảnh chính trị thế giới bất ổn, nguy cơ lạm phát trên toàn thế giới bùng trở lại, nhà đầu tư tìm đến vàng là kênh trú ẩn an toàn. Nhu cầu tăng khiến giá vàng thế giới tăng vọt. Ngay lúc đó, giá vàng trong nước "nhảy múa" lên mức cao nhất trong lịch sử với 74.4 triệu đồng/lượng (tại phiên giao dịch ngày 8/3). Thậm chí, giá vàng trong nước có thời điểm cao hơn giá vàng thế giới gần 20 triệu đồng/lượng.

Sau đà tăng phi mã, thị trường vàng đã chững lại và giảm dần khi tình hình giao tranh giữa Nga và Ukraine có dấu hiệu hạ nhiệt và các cuộc đàm phán ngừng chiến bắt đầu có tín hiệu khởi sắc. Chỉ trong 4 ngày, giá vàng thế giới đã rơi xuống mức 1.900 USD/ounce. Còn giá vàng trong nước lao dốc gần 8 triệu đồng/lượng. Sau khi giảm mạnh, giá vàng dao động từ 67-69 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).


Trong vòng 5 năm qua, thị trường vàng trong nước đã trải qua 2 "cơn sốt" giá
Trong vòng 5 năm qua, thị trường vàng trong nước đã trải qua 2 "cơn sốt" giá

Trong vòng 5 năm qua, người mua đã chứng kiến giá vàng trong nước trải qua 2 "cơn sốt" giá. Cơn sốt đầu tiên vào đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, giá vàng đã tăng vọt lên mức 60 triệu đồng/lượng. Những lo lắng về dịch bệnh, đà suy giảm kinh tế đã khiến nhà đầu tư tìm đến vàng. Sau khi lập mặt bằng giá mới với mức trên 60 triệu đồng/lượng, giá vàng dần ổn định trong gần 2 năm qua.

Gần đây nhất, "cơn sốt" thứ 2 của thị trường vàng trong nước đã diễn ra khi giao tranh Nga - Ukraine xảy ra. Theo đó, giá vàng tăng vọt lên mức cao nhất lịch sử 74,4 triệu đồng/lượng, sau đó giảm xuống 68-69 triệu đồng/lượng và giữ ổn định trong những ngày qua.

Có thể thấy, mỗi khi tình hình chính trị thế giới biến động, tiềm ẩn nguy cơ bất trắc như xảy ra chiến tranh, nhà đầu tư thường có tâm lý tìm đến vàng là tài sản trú ẩn an toàn. Chiến tranh dần hạ nhiệt, tâm lý nhà đầu tư ổn định, tiếp tục sản xuất kinh doanh, cũng là lúc thị trường vàng bình ổn trở lại.

Tại Việt Nam, Nghị định 12 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng ra đời, vàng từ đó không còn được xem là đơn vị giao dịch. Hàng hóa, tài sản không được quy đổi và so sánh với giá vàng. Sau khi giá vàng ổn định, nhà đầu tư không còn mặn mà với giá vàng bởi so sánh lợi nhuận kém xa so với một số kênh đầu tư khác như gửi tiết kiệm ngân hàng, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán hay bất động sản...

Bên cạnh đó, những dấu hiệu khởi sắc của nền kinh tế trong khoảng nửa đầu năm nay khi các chính sách phục hồi, phát triển kinh tế dần có hiệu lực đã khiến nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư vào các ngành kinh tế khác. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến thị trường vàng ảm đạm trong thời gian qua.

Liệu còn tình trạng giá vàng "nhảy múa" sau "cơn sốt" vừa qua? - ảnh 2

Không nên đầu tư vàng theo phong trào

Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh đánh giá, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới đang quá cao. Do đó, nếu găm vàng, người mua sẽ phải trả giá với mức giá đắt hơn từ 15-18 triệu đồng/lượng (tùy thời điểm) so với giá vàng thế giới. Điều này khiến nhà đầu tư gặp rủi ro lớn nếu thị trường đảo chiều.

Ông Thịnh cũng khuyến cáo, nhà đầu tư chỉ nên mua vàng với món nhỏ khi thực sự cần thiết. Bởi hiện nay không phải thời điểm thích hợp để đầu tư vàng dài hạn. Người dân chỉ nên mua khi thấy chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới ở mức hợp lý, khoảng từ 2-3 triệu đồng/lượng.

Đồng quan điểm trên, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, để tránh rủi ro, nhà đầu tư không nên dồn trứng vào một giỏ. Nếu có tiền nhàn rỗi, nhà đầu tư chỉ nên đầu tư một phần vào vàng, số còn lại chia sang các kênh đầu tư khác như bất động sản hoặc sản xuất kinh doanh.

“Với thị trường vàng, nhà đầu tư không nên đầu tư theo phong trào, mà cần có sự nghiên cứu, hiểu thị trường vàng đang diễn biến thế nào, để đưa ra quyết định khôn ngoan”, ông Hiếu cho hay.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Chuyên gia World Bank: Cải cách cơ cấu đóng vai trò thiết yếu để duy trì triển vọng tăng trưởng trong dài hạn

35 phút trước

Đầu tư vào AI giúp cổ phiếu SoftBank phá đỉnh lịch sử

1 giờ trước

Quý I/2024, doanh số bán lẻ trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng “đột phá”

1 giờ trước

Cần tiếp cận rộng rãi và tổng thể hơn với Fintech?

1 giờ trước

FPT bắt tay Nvidia xây nhà máy AI 200 triệu USD tại Việt Nam

1 giờ trước