Lạm phát tăng cao, cửa hàng đồng giá lên ngôi tại Nhật Bản

Thứ tư, 27/04/2022-17:04
Trong thời kỳ lạm phát, vô số sản phẩm ở nhiều cửa hàng đồng giá 100 yen trước đây đã bị người dùng đánh giá thấp hiện lại được coi là "đủ dùng"

Theo Nhịp sống kinh tế, vài năm trước, Takako Tomura thường đi ngang qua nhiều cửa hàng đồng giá 100 yen khi đang mua sắm gần nhà. Tuy vậy, những cửa hàng bán lẻ này của Nhật Bản đã thay đổi đáng kể trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.

Tomura giờ đây là một khách hàng thường xuyên của nhiều cửa hàng đồng giá vốn trước đây được coi là chỉ toàn sản phẩm giá rẻ với chất lượng thấp, từ dụng cụ nhà bếp cho tới văn phòng phẩm, chăn ga và gối.

Tomura - một người nội trợ 44 tuổi sống tại Yokohama, Nhật Bản cho biết: "Những hình ảnh đó không bao giờ có được ấn tượng tốt đẹp với người mua vì những thứ họ bán đều có chất lượng thấp và buộc phải vứt đi sau vài lần sử dụng. Vì vậy, tôi luôn nghĩ rằng việc mua sắm ở những cửa hàng đồng giá này là phung phí tiền bạc.

Lạm phát tăng cao, cửa hàng đồng giá lên ngôi tại Nhật Bản - ảnh 1

Khi con gái chị cần một cục tẩy mới thì cửa hàng đồng giá này là một giải pháp hợp lý. Chị chia sẻ rằng: "Tôi khá là bất ngờ. Đồ đạc trong cửa hàng rất nhiều và không được sắp xếp hợp lý. Do vậy, việc tìm kiếm đồ bạn cần sẽ có chút khó khăn. Tuy vậy, mức giá khá rẻ và tôi nghĩ rằng chất lượng cũng đã được dần cải thiện hơn".

Theo nhiều nhà phân tích, đây là sự thay đổi về hành vi mua sắm trong thời điểm giá cả tăng cao trong khi thu nhập vẫn chững lại tại Nhật Bản. Rất nhiều sản phẩm ở nhiều cửa hàng đồng giá 100 yen trước đây bị người tiêu dùng đánh giá thấp thì hiện nay đã được coi là đủ dùng.

Mô hình những cửa hàng bán sản phẩm đồng giá đã có từ thời Edo, từ năm 1603 đến năm 1868 - khi Nhật Bản đã chứng kiến những thay đổi lớn trong xã hội và các nghành công nghiệp. Sự phát triển của các cửa hàng đồng giá 100 yen trong giai đoạn 10 năm qua cũng đã diễn ra mạnh mẽ giống như vậy.

Lạm phát tăng cao, cửa hàng đồng giá lên ngôi tại Nhật Bản - ảnh 2

Thống kê của công ty phân tích thị trường Teikoku Data Bank cho thấy Nhật Bản có hơn 8.000 cửa hàng đồng giá 100 yen trong năm tài khoá 2020 tính tới tháng 4/2021. Số lượng cửa hàng đã tăng 40% trong thập kỷ qua. Trong khi đó, lợi nhuận của họ cũng có xu hướng tăng tương tự gồm 4 hãng lớn nhất là Daiso, Seria, Watts và Can Do với doanh thu lên tới 900 tỷ yen (7,18 tỷ USD).

Động lức thúc đấy doanh số và số lượng cửa hàng của họ là chất lượng nguồn hàng tăng lên, sự cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng gay gắt hơn, sản phẩm đa dạng hơn và người tiêu dùng Nhật Bản đang tiết kiệm nhiều hơn.

Roy Larke - giảng viên cấp cao tại Đại học Waikato ở New Zealand và chuyên gia về nghành bán lẻ, hành vi người tiêu dùng tại Nhật Bản đã nhận định rằng: "Nhiều bằng chứng cho thấy xu hướng này đã có từ trước khi đại dịch diễn ra.

Khi đó, nhiều người tiêu dùng Nhật Bản đã lo ngại về chính sách của chính phủ về nạn lạm phát, nhu cầu hạ giá đối với toàn bộ các lĩnh vực đều đang tăng lên".

Lạm phát tăng cao, cửa hàng đồng giá lên ngôi tại Nhật Bản - ảnh 3

Larke chia sẻ thêm: "Mọi lĩnh vực từ quần áo, thực phẩm và đồ gia dụng, nhìn chung, Do Quijote là chuỗi dẫn đầu xu hướng này".

Don Quijo là chuỗi bán lẻ đã phá vỡ khuôn mẫu thông thường đối với nghành bán lẻ của Nhật Bản, khi cửa hàng đầu tiên của hãng được mở tại Tokyo vào tháng 3/1989, hơn 10 cửa hàng tại Singapore, 8 tại Hong Kong và nhiều cửa hàng khác tại Hawaii, Malaysia, Đài Loan và Ma Cao.

"Những công ty vận hành chuỗi cửa hàng đồng giá đã bắt đầu mở rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Nhưng họ cũng phải thử nghiệm thêm những cái mới như thử kinh doanh thêm mảng thực phẩm để tạo ra sự khác biệt. Họ hiện đang thúc đẩy sức hấp dẫn để đổi mới và đặc biệt là chi phí lao động, đưa thêm vào những yếu tố mới lạ".

Bên cạnh việc mở thêm chi nhánh mới, chuỗi bán lẻ Daiso đã tăng thêm sự hiện diện của mình bằng cách kết hợp cùng 7-Eleven và thiết kế cửa hàng với màu hồng tươi sáng giúp thu hút người mua.

Lạm phát tăng cao, cửa hàng đồng giá lên ngôi tại Nhật Bản - ảnh 4

Larke cho biết, cách tiếp cận như vậy sẽ là "đôi bên cùng có lợi", khi Daiso có đại lý bán hàng mới trong khi không phải chi nhiều tiền hơn còn 7-Eleven đã được hưởng lợi từ việc có nhiều khách hàng tới ghé thăm hơn.

Martin Schulz - nhà kinh tế chính sách trưởng của Global Market Intelligence Unit thuộc Fujitsu nhận định rằng các cửa hàng đồng giá đã phát triển mạnh mẽ hơn nhiều trong thời gian diễn ra đại dịch, một phần là do nhiều người làm việc tại nhà hơn. Số lượng người tới những cửa hàng gần văn phòng hay trên đường đi làm đã giảm bớt.

Ông chia sẻ rằng: "Người tiêu dùng ưa thích việc mua sắm ở gần nhà hơn và đây là một câu chuyện tương tự với những cửa hàng tiện lợi. Những cửa hàng như thế này xuất hiện ngày càng nhiều, nhiều chuỗi hiện cũng đang mở nhiều cửa hàng nhỏ và nhắm tới những khách hàng là người tiêu dùng ở những khu dân cư".

Lạm phát tăng cao, cửa hàng đồng giá lên ngôi tại Nhật Bản - ảnh 5

Schulz cho rằng nhiều hộ gia đình hiện đang tiết kiệm và nỗ lực cắt giảm những món đồ đắt đỏ. Đây cũng là những yếu tố giúp các cửa hàng đồng giá trở nên hấp dẫn và đông khách hơn.

Lĩnh vực bán lẻ của Nhật Bản sẽ phải trải qua nhiều sự thay đổi lớn trong tương lai và suy nghĩ về việc người tiêu dùng không thích hàng giá thấp đang bị coi là không còn đúng nữa.

Với sự phổ biến của Don Quijote, các cửa hàng tiện lợi và giờ đây là hàng đồng giá 100 yen, xu hướng phát triển của các siêu thị giá rẻ đã ngày càng thêm khởi sắc hơn. Ví dụ như chuỗi cửa hàng OK đã phát triển để trở thành tập đoàn lớn thứ tư trong lĩnh vực này chỉ trong mấy năm qua.

Ông Larke còn nói thêm: "Khi lạm phát càng trở nên căng thẳng, chúng ta sẽ thấy nhiều cửa hàng giá rẻ hoạt động tốt hơn nữa. Những công ty không thể kiểm soát giá sản phẩm và bị ảnh hưởng bởi nhiều nhà bán buôn cũng sẽ gặp khó khăn".

Theo: Nhịp sống kinh tế
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

6 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

7 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

8 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

10 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

11 giờ trước