Lạm phát cao tại Mỹ thể hiện qua miếng bánh pizza

Thứ tư, 04/05/2022-14:05
Trong hơn 40 năm qua, một miếng bánh pizza tại thành phố New York có giá tương đương với một vé tàu điện ngầm, điều này được coi như là một chỉ báo cho nền kinh tế. Song, khi vấn nạn lạm phát dần càn quét nền kinh tế Mỹ, quy tắc này đã không còn đúng nữa

Theo Nhịp sống kinh tế, quy tắc pizza - một yếu tố được coi là thước đo của nền kinh tế New York trong hơn 4 thập kỷ đó là miếng bánh pizza phô mai sẽ luôn có giá bằng một chuyến tàu điện ngầm.

Quy tắc này phần lớn vẫn đúng kể từ lần đầu tiên được tính toán trên tờ New York Times vào năm 1980 đó là giá bánh một miếng pizza tăng lên, phản ánh giá phương tiện cộng cộng cũng lên cao ở mức tương tự.

Quy tắc này hiện không còn đúng nữa. Giá một lát bánh pizza hiện nay đã tăng vượt mức 3 USD trên toàn New York, kéo theo bởi chi phí hàng hoá và nhân công cao hơn.

Lạm phát cao tại Mỹ thể hiện qua miếng bánh pizza - ảnh 1

Khi Cơ quan Giao thông Đô thị (MTA) New York niêm yết giá vé tàu ở mức 2,75 USD, thì sự chênh lệch giữa giá của món ăn truyền thống Mỹ này với giá một vé xe phương tiện công cộng càng lớn và tăng lên nhanh chóng.

Paul Giannone - chủ một cửa hàng pizza tại Greenpoint, Brooklyn đã hét lên khi phóng viên nhắc tới "Quy tắc Pizza" rằng: "Hãy dừng lại ngay! Tôi đã nói về vấn đề này quá nhiều lần rồi. Sự khác biệt đang diễn ra dần rồi."

Vào ban đầu, MTA đã có kế hoạch giữ nguyên giá vé tàu trong 6 tháng, cho tới tháng 7, khi chờ đợi đợt giải ngân từ gói kích thích liên bang. Sau đó, Thống đốc New York - Kathu Hochul đã đưa ra đề xuất về dự luật ngân sách tiểu bang bao gồm cả việc tránh nâng giá vé trong phần còn lại của năm nay.

Đối với công dân thành phố New York, miếng bánh pizza được biết là một phần quan trọng trong cuộc sống ở nơi từng được diễn viên hài Jon Stewart ví von là "thánh địa của pizza". Giống như những toa tàu điện ngầm, những tiệm bánh pizza là một trong số những địa điểm duy nhất mà người dân New York thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đều có mặt.

Lạm phát cao tại Mỹ thể hiện qua miếng bánh pizza - ảnh 2

Colin Hagendorf - đồng sở hữu nhà hàng Ý Macosa Trattoria ở Brooklyn, ông đã dành 2 năm nghiên cứu từng lát bánh pizza phô mát tại Manhanttan để tạo nên cuốn sách "Slice Harvester", chia sẻ rằng: "Pizza được yêu thích tới mức ai cũng muốn mua và ăn chúng. Mọi người còn tới cùng một nơi để thưởng thức."

Pizza là một món ăn phù hợp với túi tiền của nhiều người tại một thành phố có mức chi tiêu đắt đỏ. Vì vậy, một số loại pizza vẫn ở mức giá gần như thấp tới không tưởng, có những lát bánh pizza chưa tới 1 USD cũng được bán khắp Manhattan. Một số tiệm bánh cũng được giữ mức giá 2,75 USD một miếng, ít nhất là trong thời điểm hiện tại.

Theo Slice - một dịch vụ đặt hàng online tại những cửa hàng pizza ở New York cho biết rằng giá một lát bánh pizza thông thường đang cao hơn nhiều với mức 3,14 USD và cũng phụ thuộc vào việc người mua đặt hàng ở cửa hàng nào. Trong năm nay, giá một miếng pizza ở cả 5 quận New York lần đầu tiên vượt mức 3 USD một miếng, theo dữ liệu mới nhất thì Manhattan đang đạt mức cao nhất 3,26 USD.

Trong năm nay, lạm phát là yếu tố tạo áp ngày càng lớn lên những cửa tiệm bánh pizza và cả những loại bánh khác của họ. Giá khí đốt trung bình được dùng để làm nóng lò nướng hiện đã tăng tới 24% đối với người tiêu dùng ở thành thị trên khắp nước Mỹ, theo Cục Thống kê Lao động.

Lạm phát cao tại Mỹ thể hiện qua miếng bánh pizza - ảnh 3

Cửa hàng Paulie Gee của Paul Giannone cũng có một lò nướng sử dụng khí đốt tự nhiên và ông cho biết hiện chi phí đã tăng vọt. Ông chia sẻ rằng: "Thành thật thì hiện đang có quá nhiều vấn đề đang xảy ra và tôi hiện không thể đối mặt với chúng được nữa."

Ngoài ra, chi phí và nguyên liệu để làm ra một chiếc bánh pizza hiện cũng tăng cao. Theo Cục Thống kê Lao động, giá phô mát không tăng nhanh như những mặt hàng thực phẩm khác trong thời kỳ xảy ra đại dịch, nhưng mức giá vẫn cao hơn khoảng 10% trong 3 năm qua.

Trong số những nguyên liệu làm nên chiếc bánh pizza, thì giá bột mì gây áp lực lớn nhất lên những tiệm bánh, khi giá tăng 11,6% chỉ trong 1 năm qua và chạm mức cao nhất trong hơn 10 năm nay.

Sau cùng, thứ gây áp lực tiếp theo đó là chi phí nhân sự. Mức lương trung bình trong nghành công nghiệp thực phẩm tại thành phố New York hiện đã tăng 7,9% so với 1 năm trước đó kể từ ngày 30/9 (số liệu đã được công bố gần nhất của Bộ Lao động bang New York.

Paul Giannone cho biết rằng kể từ khi xảy ra đại dịch, ông đã tăng hơn 50% mức lương cho những nhân viên bán hàng trực tiếp tại cửa hàng.

Lạm phát cao tại Mỹ thể hiện qua miếng bánh pizza - ảnh 4

Từ những chi phí bên trên đã tác động tới những tiệm bánh pizza, khiến lợi nhuận của họ sụt giảm, bắt buộc họ phải tăng giá bán lên. Pizza Palace - có tuổi đời 75 năm tại Inwood, phía bắc Manhattan, đã tăng giá một lát pizza từ 3 USD lên 3,25 USD vào tháng 10.

Panos Kakanas - con rể của ông chủ tiệm bánh John Kambouris và là một trong những quản lý của cửa hàng, cho biết rằng vị bánh đặc trưng của cửa hàng có thể sẽ sớm bị tăng giá.

Một số khách hàng của những tiệm bánh pizza cho biết rằng họ hiện đang cảm nhận được áp lực của nạn lạm phát.

Daphney Lopez - 19 tuổi, sinh viên năm cuối tại Trường Nghệ thuật và Thiết kế ở khu trung tâm Manhattan, thường đi ăn trưa tại tiệm Little Italy Pizza trên phố Third Avenue vài lần một tuần.

Lạm phát cao tại Mỹ thể hiện qua miếng bánh pizza - ảnh 5

Cô chia sẻ rằng: "Tôi muốn tìm một cửa tiệm pizza có giá 99 đồng nhưng hiên không còn nơi nào gần trường tôi bán pizza với giá đó nữa."

Willa Johnson, 17 tuổi, cũng là sinh viên năm cuối, cho biết cô đã đọc về "Quy tắc pizza" trong một tiết học về kinh tế tại trường. Nhưng cô không ngờ tới, điều cô đã được học lại đang dần trở thành sự thật.

Hiện tại, một số cửa hàng vẫn chưa tính tới việc tăng giá pizza, nhưng trước tình hình mọi chi phí leo thang như hiện nay, và những đối thủ của họ đã đều tăng giá bán quá 3 USD một miếng, có thể họ sẽ cũng có thể sẽ làm theo trong tương lai.

Những chủ cửa hàng pizza tại New York cũng đã dự đoán rằng khách hàng đã chứng kiến mọi thứ từ giá xăng cho tới đồ tạp hoá đều tăng vọt và họ sẽ không thấy lạ khi những thứ khác tăng theo.

Theo: Nhịp sống kinh tế
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Giá nhà tăng chóng mặt, người trẻ Việt cần làm gì để sớm mua được nhà?

49 phút trước

Chuyên gia World Bank: Cải cách cơ cấu đóng vai trò thiết yếu để duy trì triển vọng tăng trưởng trong dài hạn

1 giờ trước

Đầu tư vào AI giúp cổ phiếu SoftBank phá đỉnh lịch sử

2 giờ trước

Quý I/2024, doanh số bán lẻ trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng “đột phá”

2 giờ trước

Cần tiếp cận rộng rãi và tổng thể hơn với Fintech?

2 giờ trước