Hơn 11.800 tỷ đồng chảy về hệ sinh thái của đại gia Võ Nhật Thăng

Thứ tư, 25/05/2022-20:05
Trong giai đoạn 2018 - 2021, hệ sinh thái của đại gia Võ Nhật Thăng đã huy động thành công hơn 11.800 tỷ đồng trái phiếu. Được biết, phần lớn trong số vốn này sẽ được tài trợ cho các dự án năng lượng cũng như bất động sản.

Hơn 11.800 tỷ đồng chảy về hệ sinh thái Tổng CTCP Thương mại Xây dựng (Vietracimex)

Theo Nhà đầu tư, từ tháng 5 đến tháng 12/2021, Tổng CTCP Thương mại Xây dựng (Vietracimex) đã huy động được 2.179 tỷ đồng trái phiếu và phần lớn đã được đổ vào 2 dự án Nhà máy điện gió Cà Mau 1A và 1B. Cũng theo đó, vào ngày 19/5/2021, Vietracimex đã đăng ký phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu bao gồm 3 lô trái phiếu trị giá là 600 tỷ đồng, kỳ hạn là 5 năm và 1 lô trái phiếu trị giá 200 tỷ đồng, kỳ hạn 4 năm. 

Kết thúc đợt phát hành, số tiền thực tế mà Vietracimex thu về từ việc phát hành trái phiếu phát hành trái phiếu là 420 tỷ đồng với dự thu xếp của Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBBank). Vào ngày 28/9/2021, doanh nghiệp này đã tiếp tục huy động được 470 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 1.694 ngày. Toàn bộ số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu sẽ được dùng để thực hiện dự án Nhà máy điện gió Cà Mau 1A do Cà Mau 1A làm chủ đầu tư. Theo đó, tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu này bao gồm: Quyền tài sản phát sinh từ một số lô đất thấp tầng của dự án Khu đô thị mới Kim Chung - Di Trạch thuộc huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội (chủ sở hữu là Vietracimex), quyền tài sản này gắn liền với hợp đồng BCC ký kết giữa Vietracimex và Cà Mau 1A.



Từ tháng 5 đến tháng 12/2021, Tổng CTCP Thương mại Xây dựng (Vietracimex) đã huy động được 2.179 tỷ đồng trái phiếu và phần lớn đã được đổ vào 2 dự án Nhà máy điện gió Cà Mau 1A và 1B
Từ tháng 5 đến tháng 12/2021, Tổng CTCP Thương mại Xây dựng (Vietracimex) đã huy động được 2.179 tỷ đồng trái phiếu và phần lớn đã được đổ vào 2 dự án Nhà máy điện gió Cà Mau 1A và 1B

Cũng trong ngày 28/9/2021, Vietracimex đã tiến hành phát hành 3 lô trái phiếu giá trị 500 tỷ đồng với mục đích thực hiện dự án Nhà máy điện gió Cà Mau 1B. Bên cạnh đó, cũng trong kỳ, doanh nghiệp này đã phát hành thêm 4 đợt trái phiếu trị giá 789 tỷ đồng. Thời điểm trước đó, trong vòng 2 năm từ đầu tháng 12/2018 đến cuối năm 2020, Vietracimex cũng đã huy động thành công 3.400 tỷ đồng qua kênh trái phiếu. Trong đó, từ đầu tháng 12/2018 đến cuối tháng 3/2019, doanh nghiệp này đã phát hành 4 đợt trái phiếu có kỳ hạn 7 năm, tổng giá trị lên đến 2.600 tỷ đồng. Như thế, chỉ riêng Tập đoàn mẹ Vietracimex trong giai đoạn từ cuối năm 2018 đến nay đã huy động được 5.579 tỷ đồng từ trái phiếu.

Ngoài các pháp nhân lõi Vietracimex, các thành viên của Tập đoàn này đã rất tích cực trên thị trường trái phiếu. Từ ngày 31/8 - 30/11/2021, Công ty Cổ phần Năng lượng Hòa Thắng đã phát hành thành công 880 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 12 năm 4 tháng. Đây được xem là đợt phát hành thứ nhất trong kế hoạch phát hành 2 đợt trái phiếu với mục đích huy động 1.880 tỷ đồng của Hòa Thắng để đầu tư vào dự án Nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2 tại Bình Thuận. Và tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu này là Nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2; 103,4 triệu cổ phần phổ thông do Hòa Thắng phát hành; và các quyền tài sản phát sinh từ một số lô đất thấp tầng thuộc dự án Khu đô thị mới Kim Chung - Di Trạch tại huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Được biết, toàn bộ tài sản nêu trên cũng được sử dụng để có thể đảm bảo cho lô trái phiếu trị giá 220 tỷ đồng mà Hòa Thắng phát hành vào cuối năm 2019. Số trái phiếu này có kỳ hạn lên đến 14 năm, lãi suất áp dụng cho 4 kỳ tính lãi đầu tiên là 10%/năm. Về Hòa Thắng, trong giai đoạn 2019 - 2021, Công ty Cổ phần Năng lượng Hồng Phong 1 và Hồng Phong 2 cũng đã huy động được 4.150 tỷ đồng thông qua kênh trái phiếu. Phần lớn các lô trái phiếu này đều được đảm bảo bởi quyền tài sản và tài sản hình thành trong tương lai của một số lô đất thấp tầng của dự án Khu đô thị Kim Chung - Di Trạch thuộc xã Kim Chung và Xã Di Trạch huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội.



Trong 2 tháng trở lại đây, giá cổ phiếu của Tổng CTCP Thương mại Xây dựng (Vietracimex) đã giảm mạnh
Trong 2 tháng trở lại đây, giá cổ phiếu của Tổng CTCP Thương mại Xây dựng (Vietracimex) đã giảm mạnh

Sơ lược về Tổng Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng

Tổng CTCP Thương mại Xây dựng (Vietracimex) tiền thân là Nhà máy Vật liệu Hà Nội được thành lập từ năm 1961 thuộc Cục cung cấp vật tư, Bộ giao thông vận tải. Trải qua hơn 60 năm hoạt động, Tổng CTCP Thương mại Xây dựng (Vietracimex) đã có những bước phát triển vượt bậc và trở thành một trong những Tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu tại Việt Nam. Công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, sản xuất công nghiệp, năng lượng và các ngành dịch vụ khác,... Đến hiện tại, Tổng CTCP Thương mại Xây dựng đã có hơn 1.500 cán bộ, nhân viên tại trụ sở chính tại Hà Nội và các công trường tại Lào Cai, Nghệ An, Quảng Ngãi và TP. Hồ Chí Minh. 


Tổng CTCP Thương mại Xây dựng (Vietracimex) tiền thân là Nhà máy Vật liệu Hà Nội được thành lập từ năm 1961 thuộc Cục cung cấp vật tư, Bộ giao thông vận tải
Tổng CTCP Thương mại Xây dựng (Vietracimex) tiền thân là Nhà máy Vật liệu Hà Nội được thành lập từ năm 1961 thuộc Cục cung cấp vật tư, Bộ giao thông vận tải

Tổng Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng với tầm nhìn hướng đến việc trở thành tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu tại Việt Nam. Trong đó đặt trọng tâm vào việc phát triển vào lĩnh vực bất động sản, sản xuất công nghiệp, năng lượng sạch. Tập đoàn cũng có sứ mệnh với việc phấn đấu trở thành doanh nghiệp tiên phong về năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Tổng Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng đã không ngừng kiến tạo để tạo nên những công trình mang tính đột phá, khác biệt trên thị trường bất động sản Việt Nam. Trên hết, Tổng Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng luôn hướng đến việc xây dựng một môi trường sống xanh - sạch - bền vững cho đất nước và vươn tầm ra thế giới.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Có 1 tỷ đồng thừa tiền mua ô tô, 9x vẫn lựa chọn chi 4 triệu đồng/tháng để đi xe công nghệ

1 giờ trước

Nhà đầu tư mong đợi gì khi Big Tech chuẩn bị công bố doanh thu quý I/2024?

1 giờ trước

Chuyên gia chứng khoán tiết lộ thời điểm đầu tư lớn nhất năm 2024

1 giờ trước

AI đang “cách mạng hóa” hàng không Mỹ giúp cho hành khách thoải mái trong chuyến bay

1 giờ trước

Tháo nút thắt tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn 

2 giờ trước