Hết năm nay, Đức sẽ dừng nhập khẩu dầu Nga

Thứ năm, 05/05/2022-10:05
Được biết, Đức sẽ giảm một nửa lượng dầu nhập khẩu từ Nga vào mùa hè này và sẽ dừng hoàn toàn vào cuối năm nay, tiếp theo đó sẽ là khí đốt

Theo VnEconomy, Chính phủ Đức vừa tuyên bố dự kiến dừng nhập khẩu dầu từ Nga vào cuối năm nay và bắt đầu giảm dần nhập khẩu khí đốt từ nước này.

Đây là các động thái nằm trong lộ trình giảm phụ thuộc vào năng lượng từ phía Nga trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine vẫn chưa hạ nhiệt nhiều.

Theo tờ National Review, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock cho biết: "Tại đây, tôi tuyên bố rõ ràng rằng Đức hiện đang tiến tới dừng nhập khẩu hoàn toàn năng lượng từ Nga", sau một cuộc họp đại diện tới từ ba nước Baltic gồm Latvia, Estonia và Lithuania vào ngày 20/4.

Bộ trưởng còn nói thêm rằng: "Chúng tôi sẽ giảm một nửa lượng dầu nhập khẩu từ Nga vào mùa hè này và sẽ dừng toàn bộ vào cuối năm nay, tiếp đó sẽ là khí đốt và kế hoạch này sẽ nằm trong một lộ trình chung của châu Âu".

Hết năm nay, Đức sẽ dừng nhập khẩu dầu Nga - ảnh 1

Những quốc gia châu Âu như Đức hiện đang bắt đầu tìm những cách để có thể giảm phụ thuộc vào năng lượng của Nga trong bối cảnh thị trường trải qua nhiều biến động mạnh kể từ khi chiến tranh nổ ra tại Ukraine.

Theo CNN, EU nhập khẩu khoảng 40% khí đốt và 27% dầu mỏ từ Nga để đáp ứng nhu cầu trong khối.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết trong cuộc họp báo với Thủ tướng Anh Boris Johnson tại London (Anh) đầu tháng này rằng: "Chúng tôi hiện đang tích cực triển khai các biện pháp nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu mỏ từ Nga".

Hồi tháng 2 vừa qua, Chính phủ Đức đã dừng quy trình phê chuẩn dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 vốn đã dự kiến đưa vào hoạt động trong năm nay.

Được biết, Nord Stream 2 trị giá tới 11,6 tỷ USD và nếu được đưa vào hoạt động sẽ có thể tăng gấp đôi công suất vận chuyển khí đốt của Nga sang Đức.

Mặc dù dự án được hoàn thành vào 9/2021 nhưng chưa thể đi vào hoạt động vì còn chờ vào những hoàn tất thủ tục cấp phép của cơ quan quản lý Đức và các nước EU.

Hết năm nay, Đức sẽ dừng nhập khẩu dầu Nga - ảnh 2

Trong chiến lược nhằm "dứt tình" với năng lượng Nga, EU hiện đã cam kết từ nay cho tới cuối năm sẽ giảm tới 66% tiêu thụ khí đốt Nga và chấm dứt sự phụ thuộc của khối vào năng lượng Nga vào năm 2027. Tuy vậy, đây được đánh giá là một mục tiêu không dễ dàng để thực hiện.

Vào đầu tháng này, Liên minh châu Âu (EU) công bố những biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga đã bao gồm lệnh cấm nhập khẩu than từ tháng 8 tới. Được biết, đây là một phần trong gói trừng phạt thứ năm mà châu Âu đưa ra đối với Nga nhằm đáp trả cuộc chiến của Nga tại Ukraine.

Mặc dù vậy, dầu thô và khí đốt được biết là hai mặt hàng năng lượng quan trọng mà Nga đã cung cấp cho phía châu Âu thì vẫn vắng bóng trong gói trừng phạt này của EU.

Sự việc này đã khiến Mỹ không ngừng thúc giục EU áp đặt những biện pháp trừng phạt đối với nghành năng lượng của Nga.

Hết năm nay, Đức sẽ dừng nhập khẩu dầu Nga - ảnh 3

Trong cuộc họp trực tuyến giữa Mỹ và các lãnh đạo EU liên quan tới giai đoạn mới nhất của cuộc chiến tại Ukraine, hai bên đã đạt được sự đồng thuận về sự cần thiết phải gia tăng sức ép lên đối với điện Kremlin thông qua việc áp đặt thêm những biện pháp trừng phạt.

Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã xác nhận trong một bài đăng trên Twitter sau đó rằng: "Chúng tôi sẽ gia tăng thêm các biện pháp trừng phạt đối với Nga thêm một lần nữa".

Mặc dù hiện nay vẫn chưa rõ những biện pháp trừng phạt nào sẽ được đưa ra nhưng nghành năng lượng được dự đoán là mục tiêu hàng đầu.

Theo thông cáo báo chí của Chính phủ Italy ngày 19/4, các quan chức tham gia cuộc họp đã tái khẳng định "cam kết chung trong việc đa dạng hoá các nguồn năng lượng bằng cách giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung từ phía nguồn cung Nga".

Theo: VnEconomy
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

42 phút trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

1 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

2 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

4 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

5 giờ trước