Hàn Quốc tranh thủ mua dầu giá rẻ của Nga

Thứ ba, 27/04/2022-16:04
Trước tình hình nhiều công ty phương Tây hạn chế nhập khẩu dầu thô từ phía Nga thì Moscow hiện đã bán nhiều hơn sang thị trường châu Á với mức giá rẻ

Theo VnEconomy, Nga hiện đang có động thái giảm giá sâu đối với mặt hàng dầu thô sau hàng loạt những lệnh trừng phạt đối với nghành năng lượng của nước này. Trong khi Trung Quốc và Ấn Độ hiện vẫn mua dầu giá rẻ từ Nga thì những hạn chế về hậu cần có thể khiến việc vẩn chuyển dầu xuất khẩu từ Nga sang châu Á đối mặt với nhiều khó khăn.

Trước tình hình lượng khách hàng từ châu Âu sụt giảm mạnh đã buộc những chuyến hàng xuất khẩu dầu thô của Nga cần thực hiện những chuyến đi dài hơn và phức tạp hơn nhiều để tiếp cận những mua ở châu Á có thiện chí.

Theo trang Nikkei Asia, hoạt động thương mại năng lượng sôi động của Nga hiện nay đang là điểm yếu dễ thấy giữa làn sóng trừng phạt nhắm vào quốc gia này. Ngoài Trung Quốc thì một vài quốc gia khác cũng đã ủng hộ lệnh trừng phạt lên Nga như Hàn Quốc hiện ghi nhận tăng cao nhập khẩu dầu thô từ Moscow.

Theo báo cáo từ số liệu thương mại của Chính phủ Trung Quốc đã công bố vào đầu tuần này cho biết kim nghạch nhập khẩu hàng hoá từ Nga của quốc gia này trong tháng trước tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.

Việc này diễn ra trong tình cảnh tổng kim nghạch nhập khẩu trong tháng của Trung Quốc giảm 0,1% do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 tái bùng phát tại đây đã dẫn tới việc nhiều thành phố lớn bị buộc phong toả và các hoạt động kinh tế bị gián đoạn.

Được biết, Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền kinh tế nổi bật nhất nằm ngoài những lệnh trừng phạt lên Nga từ phía Mỹ và những nước đồng minh châu Âu sau cuộc chiến vũ trang giữa Nga và Ukraine bùng nổ hồi cuối tháng 2.

Theo một số nhà phân tích, trong tình cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng như hiện nay, Bắc Kinh càng không muốn phụ thuộc hơn nữa vào năng lượng của những quốc gia như Úc và Mỹ.

Tuy vậy, phía Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất tăng nhập khẩu từ Nga sau chiến dịch đặc biệt tại Ukraine. Mặc dù Seoul đã ngừng hợp tác với phương Tây trong vấn đề trừng phạt Nga nhưng hiện Hàn Quốc đã tăng nhập khẩu từ Nga lên thêm 44% trong tháng vừa qua. Đài Loan cũng ghi nhận tăng 9% nhập khẩu từ Nga.

Lượng dầu thô Nga cung ứng cho Ấn Độ đã tăng mạnh trong thời gian gần đây. Theo CNBC, bắt đầu từ tháng 3, 5 lô dầu của Nga tổng cộng khoảng 6 triệu thùng đã được chất lên tàu để tới Ấn Độ và dự kiến sẽ cập cảng vào đầu tháng 4.

Số dầu này bằng khoảng một nửa tổng lượng nhập khẩu dầu thô từ phía Nga của quốc gia này tính trong suốt năm ngoái, đánh dấu sự gia tăng đột biến. Lợi nhuận tài chính có thể là nguyên nhân chính, theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), dầu chất lượng cao Urals của Nga gần đây đã được mời chào với mức giá chiết khấu kỷ lục.

Nhiều nhà phân tích cho rằng, điều này thể hiện điểm yếu lớn trong cơ chế trừng phạt mà các quốc gia phương Tây hiện đang áp dụng lên Nga.

Được biết, trước khi chiến tranh diễn ra, một số quốc gia đã bắt đầu công cuộc đa dạng hoá nguồn nhập năng lượng của mình, họ càng ngày càng phụ thuộc vào khí đốt và dầu của Nga.

Trước tình hình nhiều công ty phương Tây hạn chế việc mua dầu thô Nga, Moscow hiện bán sang thị trường châu Á nhiều hơn với mức giá hợp lý nhằm đảm bảo được lượng tồn kho sẽ không bị vượt lên.

Chủ tịch công ty năng lượng quốc doanh Trung Quốc Sinopec - Yu Baocai vào tháng trước cho biết công ty này sẽ tiếp tục mua khí đốt và dầu của Nga, "tuân thủ những nguyên tắc thương mại và quy định thương mại của quốc tế trong tương lai".

Động thái tăng giá chóng mặt trên thị trường dầu mỏ quốc tế sau khi xung đột chính trị diễn ra tại Ukraine được cho chính là nguyên nhân khiến nhiều quốc gia đang tranh thủ mua dầu của Nga với mức giá hời.

Lĩnh vực năng lượng hiện nay vẫn đang "né" được sự trừng phạt mà nhiều nước đang nhắm tới Nga. Mỹ hiện đã đóng băng mọi tài sản của Sberbank - ngân hàng lớn nhất nước Nga và được biết là có liên hệ tới hệ thống tài chính Mỹ và cấm mọi công ty Mỹ được làm ăn và kinh doanh hợp tác với Sberbank ngoại trừ những giao dịch có liên quan tới năng lượng.

Một số quốc gia khác cũng đã loại trừ Gazprombank - ngân hàng lớn tại Nga với những hoạt động chủ yếu liên quan tới năng lượng ra khỏi những biện pháp trừng phạt.

Xuất khẩu tài nguyên giúp duy trì dòng chảy ngoại tệ vào Nga. Viện Tài chính Quốc tế (IIF) đã ước tính rằng nếu không có sự cấm vận về lĩnh vực năng lượng, Nga có thể đã đạt thặng dư tài khoản vãng lai hơn 250 tỷ USD trong năm nay.

Dòng chảy ngoại tệ dồi dào đã giúp vực dậy đồng Rúp Nga trở về mức như trước khi nổ ra cuộc chiến tranh, sau khi lao dốc kỷ lục vào tháng trước. Điều này được cho là đã góp phần giúp tỷ lệ ủng hộ trong nước đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin đang dần tăng lên, đặt mức 80% trong một cuộc thăm dò độc lập vào cuối tháng 3.

Trong một diễn biến khác, hoạt động xuất khẩu sang Nga dường như đang có sự chia rẽ vô cùng mạnh mẽ đối với những nền kinh tế đang tham gia áp dụng trừng phạt và các nền kinh tế không tham gia. Hàn Quốc hiện đã giảm 56% kim nghạch xuất khẩu sang Nga trong tháng vừa qua, còn Đài Loan đã giảm 55%.

Những quốc gia không áp dụng lệnh trừng phạt đặc biệt là Trung Quốc hiện vẫn cho phép Moscow được tiếp cận chuỗi cung ứng của mình. Hoạt động xuất khẩu sang Nga của Trung Quốc giảm 8% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm trước, có thể do những biện pháp cấm vận tài chính từ phía phương Tây đã khiến việc thanh toán đối mặt với nhiều khó khăn.

Tháng 3 vừa qua ghi nhận mức giảm so với cùng kỳ năm trước đầu tiên và thấp hơn nhiều so với mức giảm của nhiều quốc gia khác. Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu từ Brazil sang Nga đã tăng 47%.

Theo: VnEconomy
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Chuyên gia Dragon Capital chỉ ra 3 yếu tố giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng

4 giờ trước

Đất nền mới chỉ “rục rịch” có giao dịch, chưa thực sự “nóng” như lời đồn

5 giờ trước

Sở hữu 3 căn hộ cho thuê mang lại thu nhập ổn định, 9X khuyên Gen Z: “Nên mua nhà sớm!”

5 giờ trước

Làm thế nào để kiểm soát rủi ro khi vay tiền mua nhà?

8 giờ trước

LPBank dự định đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam, không trả cổ tức trong 3 năm

8 giờ trước