Hai cổ phiếu nào sẽ được hưởng lợi trong bối cảnh lãi suất giảm?

Thứ hai, 20/03/2023-14:03
Theo vị chuyên gia của MBS, những nhóm ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất khi lãi suất tăng lên cũng sẽ trở thành ngành gặp thuận lợi nhất khi các chính sách đảo chiều. Cụ thể, đó chính là ngành ngân hàng và chứng khoán. Cụ thể, chuyên gia MBS cho biết: “Năm 2023 sẽ là một năm đi lên sau khoảng thời gian tạo đáy, đến cuối năm sẽ có quả ngọt khi lãi suất giảm. Tuy nhiên, đây cũng sẽ là một năm gập ghềnh bởi dòng tiền sẽ tương đối khan hiếm và có chọn lọc”.

Theo Doanhnhan.vn, ngày 17/3 vừa qua đã diễn ra chương trình với chủ đề Tín hiệu đảo chiều chính sách tiền tệ và triển vọng thị trường. Tham dự chương trình, ông Hoàng Công Tuấn, Kinh tế trưởng MBS đã có những nhận định về tác động của sự kiện Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất điều hành mới đây. Cụ thể, ông Tuấn cho biết, từ thực tế có thể thấy, thị trường một khi có dòng tiền ắt hẳn sẽ tăng lên.

Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư tỏ ra quan ngại, dù Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất nhưng kinh tế lại đang có khả năng hấp thụ vốn thấp trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng trong 2 tháng đầu năm đang tăng trưởng khá thấp. Ngoài ra, câu chuyện có liên quan và xoay quanh trái phiếu doanh nghiệp càng khiến tâm lý các nhà đầu tư trở nên e dè.


Ông Hoàng Công Tuấn, Kinh tế trưởng MBS (phải) chia sẻ trong chương trình chủ đề Tín hiệu đảo chiều chính sách tiền tệ và triển vọng thị trường ngày 17/3 vừa qua
Ông Hoàng Công Tuấn, Kinh tế trưởng MBS (phải) chia sẻ trong chương trình chủ đề Tín hiệu đảo chiều chính sách tiền tệ và triển vọng thị trường ngày 17/3 vừa qua

Điều đáng nói, vị chuyên gia MBS cũng nhận định, thời điểm dịch bệnh Covid-19, nền kinh tế còn khó khăn hơn rất nhiều. Đặc biệt, những doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, hàng không, bán lẻ và tiêu dùng đều gặp khó khăn hơn hiện tại. Khi giá cổ phiếu chiết khấu đủ sâu đã không còn xuống nữa. Cũng theo lưu ý của ông Tuấn, thị trường chứng khoán sẽ phần nào phản ánh trước xu hướng của nền kinh tế.

Cụ thể, ông Tuấn nhấn mạnh: “Chúng ta hiện đang đứng ở trước thời điểm kinh tế khó khăn, cũng là thời điểm mà chính sách tiền tệ đảo chiều. Tức là, đây là giai đoạn đang chuyển từ giai đoạn thắt chặt sang nới lỏng, hỗ trợ tăng trưởng đi lên. Trong quý tới, các doanh nghiệp có thể vẫn tiếp tục gặp khó khăn. Thế nhưng sau khi môi trường kinh doanh cùng với lãi suất thay đổi, lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ được cải thiện một cách nhanh chóng. Đồng thời, giá cổ phiếu thường sẽ đi trước điều này”.

Ông Hoàng Công Tuấn cũng bổ sung, những nhà đầu tư dũng cảm và có tầm nhìn đã có được thành quả lớn trong những năm tháng khó khăn nhất do dịch bệnh Covid-19 trong năm 2020. Chính vì thế, nếu như Fed đảo chiều chính sách cũng như lãi suất toàn cầu bắt đầu đi xuống sẽ trở thành cơ hội rất lớn trong thời gian tới đối với thị trường chứng khoán. Theo ông Tuấn, đây không phải câu chuyện của vài tuần hoặc là vài tháng tới mà là câu chuyện của 3 năm sắp tới. 

Hai nhóm ngành nào sẽ được hưởng lợi khi lãi suất giảm?

Theo vị chuyên gia của MBS, những nhóm ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất khi lãi suất tăng lên cũng sẽ trở thành ngành gặp thuận lợi nhất khi các chính sách đảo chiều. Cụ thể, đó chính là ngành ngân hàng và chứng khoán. 


Theo vị chuyên gia của MBS, những nhóm ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất khi lãi suất tăng lên cũng sẽ trở thành ngành gặp thuận lợi nhất khi các chính sách đảo chiều. Ảnh minh họa
Theo vị chuyên gia của MBS, những nhóm ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất khi lãi suất tăng lên cũng sẽ trở thành ngành gặp thuận lợi nhất khi các chính sách đảo chiều. Ảnh minh họa

Ông Hoàng Công Tuấn nhận định, tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng trong quý 4/2022 đã bị ảnh hưởng đáng kể từ xu hướng tăng lãi suất cùng với co hẹp tín dụng. chi phí huy động của các ngân hàng tăng lên, đặc biệt là những ngân hàng có quy mô nhỏ cùng với CASA thấp. Điều này khiến cho NIM trong quý 4/2022 giảm xuống và khả năng lớn điều này sẽ thể hiện trong quý đầu năm nay.

Tuy nhiên, các ngân hàng sẽ được hưởng lợi đáng kể khi chính sách tiền tệ được kỳ vọng sẽ nới lỏng trong thời gian tới nhờ chi phí huy động giảm, tăng trưởng tín dụng tăng lên. Trong khi đó, những đối tác có dư nợ tại ngân hàng cũng có khả năng trả nợ tốt hơn. Chính vì thế, nguy cơ phát sinh nợ xấu ở trong hệ thống sẽ giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó, những tài sản chính mà ngân hàng nắm giữ như cổ phiếu, trái phiếu sẽ tăng giá, khiến bảng cân đối ngày càng trở nên lành mạnh. 

Đối với mảng chứng khoán, thời gian qua trong bối cảnh lãi suất cao, nhiều nhà đầu tư đã chuyển sang những kênh đầu tư khác mang tính ổn định hơn, khiến hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán như dịch vụ môi giới, cho vay margin và dịch vụ tự doanh đều giảm. Hệ quả tất yếu, nhóm ngành chứng khoán cũng giảm mạnh mẽ. Tuy nhiên khi lãi suất giảm, thị trường chứng khoán sẽ tự nhiên sôi động trở lại. Theo kinh tế trưởng MBS, chứng khoán cùng với ngân hàng chính là 2 nhóm ngành mà các nhà đầu tư nên chú ý trong thời gian tới.

Vị chuyên gia này còn gợi ý về cách lựa chọn cổ phiếu. Theo ông, các nhà đầu tư nên chủ yếu tập trung vào những ngân hàng vững vàng, có tiềm lực huy động tốt trong năm nay. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng nên lưu ý tập trung vào những ngân hàng sở hữu hệ thống khách hàng đa dạng, không bị ảnh hưởng nhiều bởi bất động sản. 


Với lĩnh vực chứng khoán các nhà đầu tư nên chú trọng quan tâm đến những công ty chứng khoán đã và đang tập trung vào lĩnh vực mở rộng dịch vụ và mở rộng tệp khách hàng nhiều hơn là tập trung quá nhiều vào các hoạt động tự doanh. Ảnh minh họa
Với lĩnh vực chứng khoán các nhà đầu tư nên chú trọng quan tâm đến những công ty chứng khoán đã và đang tập trung vào lĩnh vực mở rộng dịch vụ và mở rộng tệp khách hàng nhiều hơn là tập trung quá nhiều vào các hoạt động tự doanh. Ảnh minh họa

Trong khi đó, với lĩnh vực chứng khoán các nhà đầu tư nên chú trọng quan tâm đến những công ty chứng khoán đã và đang tập trung vào lĩnh vực mở rộng dịch vụ và mở rộng tệp khách hàng nhiều hơn so với việc tập trung quá nhiều vào các hoạt động tự doanh. 

Cụ thể, chuyên gia MBS cho biết: “Năm 2023 sẽ là một năm đi lên sau khoảng thời gian tạo đáy, đến cuối năm sẽ có quả ngọt khi lãi suất giảm. Tuy nhiên, đây cũng sẽ là một năm gập ghềnh bởi dòng tiền sẽ tương đối khan hiếm và có chọn lọc”.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

12 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

13 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

13 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

15 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

17 giờ trước