Góc nhìn chuyên gia: Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư FDI được dịch chuyển từ các nước khác

Thứ năm, 27/10/2022-08:10
Bên cạnh Samsung, kể từ năm 2006 Intel đã đầu tư 1 tỷ USD đối với cơ sở lắp ráp và thử nghiệm chip tại Việt Nam. Chỉ trong vòng 3 năm, Intel đã tăng gấp đôi thị phần chip xử lý và điều khiển trên toàn cầu. Bên cạnh đó, hàng loạt các tập đoàn lớn nước ngoài như Apple, Foxconn cũng không ngừng mở rộng sản xuất tại thị trường Việt. 

“Ông lớn” Samsung liên tục mở rộng và tăng vốn tại Việt Nam

Samsung chính thức có mặt tại thị trường Việt từ năm 1994 thông qua việc thành lập nhà máy liên doanh với doanh nghiệp trong nước, tên gọi là Savina. Nhà máy này chuyên sản xuất hàng điện tử, điện lạnh… và chủ yếu phục vụ thị trường nội địa. Sau gần 30 năm, Samsung Việt Nam đã không ngừng phát triển và lớn mạnh. Thời điểm hiện tại, gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc đang là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất tại Việt Nam. 

Liên quan đến vấn đề này, ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam nhận định, việc tập đoàn này tăng đầu tư ở Việt Nam đã phần nào thể hiện cam kết đối với chiến lược đầu tư lâu dài cũng như liên tục trong tương lai. Thực tế cho thấy, trong khoảng thời gian gần 3 năm xảy ra đại dịch, Samsung không chỉ khắc phục được khó khăn mà còn không ngừng “rót” thêm vốn vào Việt Nam. Theo CEO Choi Joo Ho, Công ty TNHH Samsung Electro - Mechanics Việt Nam (SEMV) trong năm nay đã đầu tư thêm 1,2 tỷ USD, đang trong quá trình nỗ lực cho việc sản xuất sản phẩm lưới bóng chip bán dẫn. Điều đáng nói, đây là một trong những linh kiện vô cùng quan trọng của chất bán dẫn.


Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam nhận định, việc tập đoàn này tăng đầu tư ở Việt Nam đã phần nào thể hiện cam kết đối với chiến lược đầu tư lâu dài cũng như liên tục trong tương lai. Ảnh minh họa
Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam nhận định, việc tập đoàn này tăng đầu tư ở Việt Nam đã phần nào thể hiện cam kết đối với chiến lược đầu tư lâu dài cũng như liên tục trong tương lai. Ảnh minh họa

Trong tháng 10 năm nay, những công đoạn chuẩn bị về cơ sở vật chất cùng với thiết bị cũng sẽ hoàn thành. Đến tháng 7/2023, công ty sẽ tiến đến sản xuất đại trà và xuất kho. Cụ thể, ông Choi Joo Ho cho biết: “Thời gian gần đây, giá trị và tầm quan trọng của bản mạch chất bán dẫn trong việc sản xuất chất bán dẫn càng được nhấn mạnh. Đây cũng là lĩnh vực được dự đoán sẽ ghi nhận mức tăng trưởng đột phá trong tương lai. Chính vì thế, chúng tôi sẽ nỗ lực để sản xuất thành công sản phẩm có giá trị gia tăng cao như thế tại Việt Nam. Trên hành trình này, Samsung mong muốn sẽ nhận được sự quan tâm cũng như hỗ trợ của Chính phủ và người dân Việt Nam”.

Cùng với kế hoạch giải ngân khoản đầu tư lên đến 1,2 tỷ USD của Nhà máy Samsung Electro - Mechanics Việt Nam tại Thái Nguyên, dự kiến lũy kế đến cuối năm 2022, tổng vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam sẽ vượt qua con số 20 tỷ USD. Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam tự tin nhận định: “Với sự hỗ trợ toàn diện của Chính phủ Việt Nam cùng chính quyền các địa phương, Samsung Việt Nam đã vượt qua những khó khăn do đại dịch và ghi nhận sự tăng trưởng trong năm 2021. Doanh thu của Samsung Việt Nam đạt 74,2 tỷ USD trong khi kim ngạch xuất khẩu đạt 65,5 tỷ USD, đều ghi nhận mức tăng trưởng 2 con số so với năm trước đó. Tính riêng trong nửa đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt 34,3 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước đã tăng khoảng 18%. Trong năm nay, Samsung đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 69 tỷ USD”.

Cũng theo ông Choi Joo Ho, Samsung luôn mong muốn có thể hỗ trợ những doanh nghiệp Việt Nam gia tăng năng lực cạnh tranh theo đúng tiêu chuẩn toàn cầu đối với mọi quy trình, từ nghiên cứu cho đến sản xuất. Qua đó, tập đoàn sẽ hỗ trợ doanh nghiệp có thêm cơ hội để tham gia vào chuỗi cung ứng của Samsung nói riêng và mạng cung ứng trên toàn cầu nói chung. 

Một khi các doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà cung cấp của Samsung có năng lực cạnh tranh mạnh mẽ, điều này cũng sẽ kéo theo năng lực cạnh tranh của Samsung tăng theo. Tính đến năm nay, có tổng cộng 250 nhà cung cấp của Samsung là doanh nghiệp Việt, bao gồm cả cấp 1 và cấp 2. 


Một khi các doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà cung cấp của Samsung có năng lực cạnh tranh mạnh mẽ, điều này cũng sẽ kéo theo năng lực cạnh tranh của Samsung tăng theo. Ảnh minh họa
Một khi các doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà cung cấp của Samsung có năng lực cạnh tranh mạnh mẽ, điều này cũng sẽ kéo theo năng lực cạnh tranh của Samsung tăng theo. Ảnh minh họa

Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư FDI 

Từ câu chuyện của gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc Samsung, các chuyên gia đánh giá, Việt Nam đã và đang trở thành điểm hấp dẫn của dòng vốn đầu tư FDI đang được dịch chuyển từ các nước khác sang. 

Mới đây, trong báo cáo về xuất khẩu khu vực ASEAN, đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu của Ngân hàng HSBC cho thấy, nhiều khả năng dòng vốn FDI mạnh mẽ sẽ tạo bước đệm hỗ trợ Việt Nam gia tăng chuỗi giá trị. Kể từ năm 2006 Intel đã đầu tư 1 tỷ USD đối với cơ sở lắp ráp và thử nghiệm chip tại Việt Nam. Chỉ trong vòng 3 năm, Intel đã tăng gấp đôi thị phần chip xử lý và điều khiển trên toàn cầu. Bên cạnh đó, hàng loạt các tập đoàn lớn nước ngoài như Apple, Foxconn cũng không ngừng mở rộng sản xuất tại thị trường Việt. 

Liên quan đến vấn đề này, ông Alain Cany - Chủ tịch EuroCham kiêm Chủ tịch Tập đoàn Jardine Matheson tại Việt Nam nhận định, Việt Nam sở hữu nguồn cung lao động chất lượng cao cùng giá cả phải chăng đã trở thành điểm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài dịch chuyển hoạt động sản xuất sang đây. Đồng thời, ông Alain Cany cũng lấy dẫn chứng về một loạt những dự án FDI tên tuổi đang được triển khai ở Việt Nam. 

Điển hình như LEGO - một thành viên EuroCham hiện đang đầu tư 1 tỷ USD vào Bình Dương để xây dựng nhà máy tại nơi này. Sau khi hoàn thiện, đây chính là nhà máy thứ hai của LEGO tại châu Á. Ngoài ra, Pegatron - nhà cung cấp của Apple cũng đang có kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam. Trong khi đó, Foxconn -  nhà sản xuất chính cho Apple mới đây đã cam kết rót 300 triệu USD với mục đích nâng cấp cơ sở sản xuất ở Bắc Giang.


Cũng theo Chủ tịch EuroCham, để tiếp tục đón dòng vốn FDI, Việt Nam cần tạo điều kiện dễ dàng hơn cho những hoạt động sản xuất kinh doanh, chia sẻ kiến thức cũng như chuyển giao công nghệ. Ảnh minh họa
Cũng theo Chủ tịch EuroCham, để tiếp tục đón dòng vốn FDI, Việt Nam cần tạo điều kiện dễ dàng hơn cho những hoạt động sản xuất kinh doanh, chia sẻ kiến thức cũng như chuyển giao công nghệ. Ảnh minh họa

Ông Alain Cany nhận định: “Samsung sẽ bắt đầu sản xuất linh kiện bán dẫn ở Việt Nam từ năm 2023, trong khi đó Apple dự định sẽ sản xuất đồng hồ Apple Watch. Trong bối cảnh nhiều công ty đa quốc gia tìm cách mở rộng hoạt động tại Việt Nam, một phần do chiến lược Trung Quốc +1 cùng với một phần từ 15 hiệp định tự do thương mại (FTA) mà Việt Nam tham gia giúp mở rộng thị trường xuất khẩu”.

Cũng theo Chủ tịch EuroCham, để tiếp tục đón dòng vốn FDI, Việt Nam cần tạo điều kiện dễ dàng hơn cho những hoạt động sản xuất kinh doanh, chia sẻ kiến thức cũng như chuyển giao công nghệ. Trong đó, ưu tiên hàng đầu là phải cải thiện khuôn khổ pháp lý và thủ tục hành chính cùng với các ưu đãi cho các doanh nghiệp. 

Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận định, nguồn vốn FDI sau hơn 30 năm mở cửa đã và đang đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế và xã hội của Việt Nam. Đáng chú ý, sự tăng trưởng của nguồn vốn FDI vào Việt Nam không chỉ tạo điều kiện giúp cho thị trường này đẩy nhanh thời gian mở rộng thị trường quốc tế, nó còn giúp nhiều mặt ở trong hoạt động kinh doanh được cải tiến hơn, đồng thời giảm gánh nặng về vốn cho nhiều dự án lớn.

Cụ thể, TS Lộc nhận định: “Việc thu hút cũng như sử dụng nguồn vốn nước ngoài còn góp phần tác động và thúc đẩy chuyển dịch và cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành, sản phẩm, dịch vụ; thúc đẩy cải cách thể chế và chính sách pháp luật, môi trường kinh doanh, đồng thời phát triển nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại và hội nhập”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật