Giữa lúc thị trường "sáng nắng chiều mưa", nhà đầu tư nước ngoài tung hơn 5.000 tỷ "bắt đáy" từ đầu tháng 4 tới nay

Thứ sáu, 13/05/2022-10:05
Giữa lúc thị trường "sáng nắng chiều mưa" và bất thường, nhà đầu tư nước ngoài đã chớp thời cơ, mua ròng rất mạnh lên tới 5.027 tỷ đồng kể từ đầu tháng 4. Nổi bật nhất trong công cuộc vung tiền bắt đáy của khối ngoại chính là các quỹ ETF.

Khối ngoại tung hơn 5.000 tỷ "bắt đáy" từ đầu tháng 4 tới nay

Theo Nhịp sống kinh tế, tại cuộc họp ngày 11/5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có nói: "Ngày nào tôi cũng xem chứng khoán. Thị trường gần đây bất thường, có phiên giảm đến hơn 4,4%, rồi có phiên giao dịch "sáng nắng, chiều mưa". Thị trường gần đây bất thường không ngày nào ổn định như thế, có yên tâm được không?".

Tuy nhiên, giữa lúc thị trường "sáng nắng chiều mưa" và bất thường như hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài đã chớp thời cơ, mua ròng mạnh.

Thống kê cho thấy, kể từ đầu tháng 4 đến nay, VN-Index đã bước vào nhịp điều chỉnh kéo dài với biên độ giảm 15% so với đỉnh. Như một cơn bão mạnh quét qua, nhiều cổ phiếu đã giảm tới 30-50% thị giá kể từ đầu tháng 4. Trong khi các nhà đầu tư cá nhân ồ ạt bán ròng rút tiền khỏi thị trường thì ngược lại nhà đầu tư nước ngoài lại mua ròng rất mạnh lên tới 5.027 tỷ đồng kể từ đầu tháng 4. Nổi bật nhất trong công cuộc vung tiền bắt đáy của khối ngoại chính là các quỹ ETF. Trong đó, dòng tiền từ Đài Loan (Trung Quốc) và Thái lan chiếm ưu thế hơn cả.


Nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng mạnh trở lại tháng 4 và tháng 5
Nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng mạnh trở lại tháng 4 và tháng 5

Từ quý 2 đến nay, Fubon Vietnam ETF là quỹ hút ròng lớn nhất trên thị trường với 1.300 tỷ đồng. Đây là quỹ ETF của Đài Loan (Trung Quốc). Dòng vốn Đài Loan từ năm 2021 đến nay chảy vào Việt Nam rất mạnh. Yang Yining, giám đốc đầu tư Fubon Vietnam ETF từng đánh giá: "Việt Nam bây giờ giống như Đài Loan của những năm 1980. Bạn không thể tham gia đầu tư vào Đài Loan cách đây 40 năm, nhưng bạn có thể kiếm được lợi nhuận nhờ những cải cách kinh tế Việt Nam thông qua việc đầu tư vào Fubon Vietnam ETF".

Ngoài ra, DCVFM VNDiamond ETF cũng là quỹ ETF hút vốn mạnh thứ hai thị trường kể từ đầu tháng 4 tới nay với 943 tỷ đồng. Dòng vốn đổ vào quỹ có đóng góp không nhỏ từ các nhà đầu tư Thái Lan khi mới đây Công ty chứng khoán Bualuang Securities đã phát hành DR Diamond ETF (chứng chỉ lưu ký bảo đảm bằng chứng chỉ quỹ DCVFM VNDiamond ETF) và niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan (SET), giúp các nhà đầu tư Thái Lan có thể dễ dàng đầu tư vào chứng khoán Việt Nam thông qua chứng chỉ DCVFM VNDiamond ETF. Ngoài ra, DCVFM VN30 ETF cũng hút ròng 238 tỷ từ đầu tháng 4 đến nay.

Giữa lúc thị trường "nước sôi lửa bỏng", việc khối ngoại trở lại mua ròng trên quy mô lớn cũng chính là một lực đỡ đáng kể, giúp tác động tích cực tới thị trường. Đồng thời điều này cũng cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn đặt niềm tin rất lớn với thị trường chứng khoán Việt Nam.

"Hãy tham lam khi người khác sợ hãi"

Mới đây, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty Chứng khoán SSI đã chia sẻ trên trang cá nhân như sau: "Khi tiền rẻ tiền dễ không còn, thị trường giảm điểm, nhiều nhà đầu tư trong nước bán chịu lỗ, trong khi nhà đầu tư nước ngoài mua ròng, tuy khối lượng chưa lớn, tín hiệu của xu hướng "trong chán ngoài thèm", các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực về tương lai nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam".


Việc khối ngoại trở lại mua ròng trên quy mô lớn chính là một lực đỡ đáng kể, giúp tác động tích cực tới thị trường
Việc khối ngoại trở lại mua ròng trên quy mô lớn chính là một lực đỡ đáng kể, giúp tác động tích cực tới thị trường

Ông chủ SSI cho biết đang có chuyến đi nước ngoài để tìm vốn cho thị trường chứng khoán Việt sau 3 năm đại dịch không được ra nước ngoài gặp gỡ trực tiếp. Theo đó, ông cho biết Singapore, Mỹ, Nhật Bản hiện là những nơi nhiều tiền đang tìm cơ hội giải ngân.

Trong buổi họp đại hội cổ đông vào cuối tuần qua, ông Nguyễn Duy Hưng tiết lộ bây giờ vay vốn nước ngoài rất dễ, lãi suất thấp và đó là lợi thế dòng vốn của SSI. Đồng thời Chủ tịch SSI cũng nhấn mạnh động thái mua ròng của khối ngoại là tích cực trong bối cảnh chứng khoán Việt chao đảo.

Việc mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian gần đây được cho là tín hiệu tích cực sau khi bán ròng 82.000 tỷ từ đầu năm 2020 đến hết quý 1/2022. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội hiếm thấy khi nhiều cổ phiếu đã về lại mức giá hấp dẫn phù hợp với tiêu chí đầu tư dài hạn của các quỹ đầu tư.

"Tôi có một số quan hệ ở các tổ chức nước ngoài, trong năm 2021 cũng khá nhiều các bạn làm việc tại đấy có chia sẻ rằng có lẽ chúng ta đã sai khi bán quá nhiều trong năm vừa qua vì thiếu kỳ vọng vào thị trường trước muôn vàn khó khăn từ dịch bệnh kéo dài đến các dự báo ảm đạm của các tổ chức, định chế tài chính cả trong và ngoài nước.

Áp lực giải ngân trở lại trong 2022 là rất lớn và rõ rằng không ai muốn đứng ngoài hoàn toàn cuộc chơi vào lúc này. Ngày càng nhiều quỹ/tổ chức nước ngoài sẽ vào Việt Nam để thăm dò, dòng tiền họ mang vào cũng sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới", ông Nguyễn Duy Anh, CEO Công ty cổ phần AF1 nhận định.

Về phía VinaCapital cũng cho rằng thị trường chứng khoán Việt đang ở mức giá rất hợp lý cho đầu tư dài hạn với mức P/E năm 2022 là 11,5 lần, thấp hơn hẳn so với mức trung bình 5 năm gần nhất (14,5 lần). Thị trường dự báo có thể vượt qua những sự kiện tiêu cực trong ngắn hạn và diễn biến tích cực hơn vào phần còn lại của năm 2022 bởi nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hồi phục mạnh mẽ sau dịch Covid-19 và GDP được dự báo sẽ tăng khoảng 6,5% trong năm nay. Đặc biệt, các doanh nghiệp trên thị trường đang được dự báo sẽ đạt tăng trưởng lợi nhuận trung bình 20% trong năm 2022.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo đó, đơn vị này khuyên các nhà đầu tư khi thị trường biến động ngắn hạn, thay vì bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông thì hãy thật bình tĩnh và coi đó là một cơ hội tiềm năng để đầu tư thêm với giá rẻ hơn. Như Warren Buffett đã từng khuyên: "Hãy sợ hãi khi người khác tham lam và tham lam khi người khác sợ hãi".

Pyn Elite Fund - quỹ đầu tư có giá trị danh mục 842 triệu Euro đến từ Phần Lan cũng cho biết họ đã đến thăm Việt Nam sau 2 năm ảnh hưởng bởi dịch và dành gần 3 tuần để gặp gỡ các doanh nghiệp trong danh mục đầu tư. Mặc dù đã quen với các số liệu thống kê vĩ mô của Việt Nam nhưng họ cho biết vẫn vô cùng ngạc nhiên khi chứng kiến cuộc sống sôi động tại Việt Nam. Bên cạnh đó, quỹ này cũng cho biết nhiều doanh nghiệp trong danh mục đã đưa ra ước tính doanh số cũng như lượng khách hàng hiện ghi nhận mức tăng trưởng lên tới 2 con số.

Ông Petri Deryng, người đứng đầu Pyn Elite Fund tin rằng kinh tế Việt Nam cùng các doanh nghiệp niêm yết sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong năm 2022 cũng như 2023.

Theo: Nhịp sống kinh tế
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

1 giờ trước

Choáng ngợp với loạt biệt thự “đậm mùi tiền” của các đại gia Quận 7

1 giờ trước

Thanh Hóa chuẩn bị có thêm khu công nghiệp công nghệ cao 353 ha

1 giờ trước

Hà Nội: Đất đấu giá ven đô “nóng” trở lại, có lô giá khởi điểm 75 triệu đồng/m2

2 giờ trước

Giá nhà tăng chóng mặt, người trẻ Việt cần làm gì để sớm mua được nhà?

3 giờ trước