Giáo sư tâm lý nổi tiếng "mách nước": Phương pháp dạy con tốt nhất là sự kết hợp giữa "cha hiền" và "mẹ nghiêm"

Thứ sáu, 18/02/2022-18:02
Để phương pháp giáo dục gia đình đạt hiệu quả cao nhất, cần phải có sự kết hợp giữa "cha hiền" và "mẹ nghiêm". Điều này đòi hỏi người mẹ không chỉ phải cố gắng xây dựng hình ảnh một người mẹ nghiêm khắc mà còn cần sự tôn trọng từ phía người cha.

Xưa nay, trong phương pháp nuôi dạy con, các bậc cha mẹ ở Trung Quốc luôn xây dựng hình tượng "Cha hổ, Mẹ mèo". Trong đó, "cha hổ" đề cập đến những người cha nghiêm khắc, vô cùng kỷ luật trong việc uốn nắn con cái, thậm chí nhiều lúc sử dụng biện pháp mạnh. Trong khi đó, "mẹ mèo" lại là người dịu dàng, hiền từ, giữ vai trò là người động viên và yêu thương các con theo cách tâm lý và mềm mỏng.

Trong một tập của chương trình "Siêu não thiếu niên đoàn" của Đài truyền hình Giang Tô, cậu bé với trí tuệ siêu phàm Gao Peiqi dù đã vượt qua các vòng thi, nhưng vẫn không thể giành chiến thắng do không đủ thời gian trả lời một câu hỏi. Cuối cùng Gao Peiqi đã bật khóc.

Thấy vậy, bố cậu bé đã bước ra giữa sân khấu, ôm chầm lấy con trai và động viên, an ủi: "Con trai, chiến thắng cũng giống như kẹo ngọt, nếu ăn quá nhiều con sẽ sâu răng. Thất bại cũng giống như liều thuốc, nó có thể chữa bệnh cho con. Cố lên con!"


Bố của Gao Peiqi động viên con
Bố của Gao Peiqi động viên con

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, tại Trung Quốc, khái niệm "cha hổ, mẹ mèo" đã không còn phổ biến, mà thay vào đó là "mẹ hổ, cha mèo". Theo đó, những ông bố sẽ xây dựng hình tượng người cha hiền từ, người bạn đồng hành cùng con trong suốt quãng đường trưởng thành.

Người cha sẽ đổi vai trò với người mẹ, nếu như con có điều gì không dám nói với mẹ, chúng sẽ bày tỏ với cha hoặc động viên nhẹ nhàng khi chúng bị mẹ mắng. Cổ ngữ Trung Quốc có câu: "Nghiêm phụ từ mẫu", nhưng ngày nay đã trở thành "Nghiêm mẫu từ phụ", tức là xây dựng hình tượng người cha hiền từ và người mẹ nghiêm khắc trong gia đình.

Đâu là sự kết hợp để dạy con hiệu quả nhất?

Giáo sư nổi tiếng Li Meijin (hiện đang là Giáo sư Tâm lý học kiêm Phó Giám đốc Ủy ban Chuyên môn Tâm lý Pháp lý của Hiệp hội Tâm lý Trung Quốc) cho rằng, thực tế, phương pháp giáo dục gia đình tốt nhất nên có sự kết hợp "Nghiêm mẫu từ phụ", có nghĩa là một người mẹ nghiêm khắc và một người cha hiền từ. Người mẹ nên cứng rắn khi dạy con, còn người cha nên mềm mỏng, tâm lý.

Vị Giáo sư này quan sát thấy, trong một tập phát sóng của chương trình truyền hình đài Đông Nam, khi được người dẫn chương trình phỏng vấn "Bố của bạn là người như thế nào?". Hầu hết khách mời là những người "lần đầu làm cha" đều cho câu trả lời là hai từ "nghiêm khắc".

Trong đó, có một khách mời chia sẻ, ấn tượng sâu sắc nhất của anh ta về người cha của mình là những câu la mắng "kém cỏi như một con lợn" và hình ảnh roi vọt, đánh đập con vì không nghe lời.

"Cách giáo dục của cha đối với chúng tôi là dùng vũ lực để giải quyết", vị khách mời này chia sẻ. Vì sợ bị đánh, anh chọn cách trốn chạy và ít gần gũi với cha của mình. Thậm chí, khi bước vào tuổi trung niên, anh và cha vẫn còn “chiến tranh lạnh”.


Giáo sư nổi tiếng Li Meijin hiện đang là Giáo sư Tâm lý học kiêm Phó Giám đốc Ủy ban Chuyên môn Tâm lý Pháp lý của Hiệp hội Tâm lý Trung Quốc
Giáo sư nổi tiếng Li Meijin hiện đang là Giáo sư Tâm lý học kiêm Phó Giám đốc Ủy ban Chuyên môn Tâm lý Pháp lý của Hiệp hội Tâm lý Trung Quốc

Những lời nói nặng nề của người cha đã khiến người đàn ông này gần như sống trong mặc cảm. Lâu ngày anh cảm thấy mình vô dụng, luôn tự ti trước mặt đồng nghiệp, thậm chí còn thấy sự tồn tại của bản thân mình chính là một sai lầm.

Thực ra, những người cha khắt khe như vậy là vì muốn dạy con mình mạnh mẽ hơn, yêu thương con theo cách "cho voi cho vọt". Bên cạnh đó còn thể hiện sự uy nghiêm để con biết sợ và vâng lời mình. Nhưng có đôi khi phương pháp giáo dục con như vậy lại chưa đúng cách.

"Những lời la mắng của người cha sẽ vô tình trở thành sự bạo hành tinh thần đối với con cái", giáo sư Li Meijin cho biết.

Trong nghiên cứu của Đại học Cambridge cũng cho thấy, những lời la mắng của cha ảnh hưởng đến tâm lý của con nhiều hơn so với những lời la mắng của người mẹ. Những lời nói này vô hình khiến khoảng cách giữa cha và con ngày càng tăng, thậm chí một số đứa trẻ có thẻ "lạc lối" vì phải chịu những tổn thương từ bạo lực ngôn từ.


Khách mời chương trình chia sẻ về ấn tượng với cha mình
Khách mời chương trình chia sẻ về ấn tượng với cha mình

Đặc biệt, một số bé trai luôn xem cha mình là thần tượng từ khi còn nhỏ, trong suy nghĩ của chúng, cha luôn đúng và có thể sau này sẽ bắt chước cách dạy con cực đoan của cha, giáo dục con cái của họ theo phương pháp này. Đối với bé gái, cách giáo dục này sẽ khiến chúng có xu hướng bị ám ảnh bởi bạo lực, sang chấn tâm lý và có cái nhìn không tốt về đàn ông khi trưởng thành.

Vì vậy, là một người cha cần phải giao tiếp nhẹ nhàng và thấu hiểu nỗi lòng của con, thay vì chỉ trừng phạt con và thể hiện hình ảnh một người cha nghiêm khắc.

Phương pháp dạy con tốt nhất là sự kết hợp giữa "cha hiền" và "mẹ nghiêm"

Xét cho cùng, trong mỗi gia đình, người mẹ luôn là những người "hiền từ". Ấn tượng của người mẹ trong mắt con chính là sự nhân hậu và dịu dàng. Chính vì vậy, thay vì nói "không" - điều đó có nguy cơ làm "mất lòng" con cái, thì nhiều người mẹ dễ dàng nhượng bộ và để con có được bất kỳ thứ gì chúng muốn.

Dịu dàng với con là không sai, nhưng người mẹ không thể quá nhẹ nhàng nuông chiều con. Thay vào đó, người mẹ phải có những nguyên tắc và sự uy nghiêm của riêng mình.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Một đứa trẻ muốn gì được nấy, không có được thì trở nên cáu gắt, được nuông chiều bằng mọi cách và càng lấn lướt hơn. Những người mẹ thường cho rằng "trẻ con không biết gì", nhưng thực tế, lâu dần thói quen nuông chiều đối với yêu cầu của chúng sẽ khiến trẻ ngày càng đòi hỏi những nhu cầu vô lý và sẽ nổi loạn khi không được đáp ứng.

Tuy nhiên, "mẹ nghiêm" không có nghĩa là dạy con bằng cách đánh đập, mắng mỏ mà điều nói đến ở đây là thái độ và yêu cầu nghiêm khắc. Theo đó, "cha hiền" không phải sự hiền từ đến mức vô kỷ luật, đáp ứng mọi nhu cầu và bảo vệ con mù quáng mà chính là sự quan tâm, yêu thương và chăm sóc con có lý trí.

Để phương pháp giáo dục gia đình đạt hiệu quả cao nhất, cần phải có sự kết hợp giữa "cha hiền" và "mẹ nghiêm". Điều này đòi hỏi người mẹ không chỉ phải cố gắng xây dựng hình ảnh một người mẹ nghiêm khắc mà còn cần sự tôn trọng từ phía người cha. Vì vậy, là chồng đừng bao giờ thể hiện thái độ thiếu tôn trọng vợ trước mặt con cái, bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến đánh giá của đứa trẻ với cha mẹ.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Tin mới cập nhật

Bí quyết chọn hướng nhà “thu hút” tài vận cho người tuổi Sửu

53 phút trước

Giới trẻ cần làm gì trước nỗi lo mất việc khi xu hướng công nghệ lên ngôi?

1 giờ trước

Nhà máy điện hạt nhân là gì? Ưu, nhược điểm và xu hướng phát triển trong tương lai

1 giờ trước

Sự bùng nổ của Fintech và bài toán pháp lý, bảo mật dữ liệu

1 giờ trước

Môi giới cần “nâng cấp” mình trong chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường bất động sản

3 giờ trước