Điểm danh 3 doanh nghiệp Việt lọt top 200 công ty niêm yết có doanh thu dưới 1 tỷ USD năm 2022

Thứ ba, 10/08/2022-23:08
Có thể thấy, danh sách trong năm 2022 chỉ có 3 doanh nghiệp của Việt Nam có tên và ít hơn đáng kể so với những quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Singapore.

Tạp chí danh tiếng Forbes mới đây đã công bố danh sách “Forbes Asia’s Best Under A Billion 2022” đã đề cập về danh sách 200 doanh nghiệp niêm yết có doanh số dưới 1 tỷ USD hàng đầu tại Châu Á. Forbes cho biết, khi tác động của đại dịch COVID-19 giảm dần trên khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và mọi người đã bắt đầu thích nghi với cuộc sống trong trạng thái bình thường mới, danh sách trong năm 2022 đã nêu bật lên sự thay đổi về các khoản chi tiêu của doanh nghiệp. Trong khi các công ty liên quan đến ngành chăm sóc sức khỏe và dược phẩm tỏ ra đặc biệt nổi bật vào năm 2022 thì việc quay trở lại với cuộc sống trong trạng thái bình thường mới cũng đã mang lại lợi ích dành cho các nhà sản xuất quần áo cùng các công ty giải trí và một số công ty khác. Danh sách trong năm 2022 gồm 75 công ty quay trở lại sau thời gian 1 năm vắng bóng, phản ánh được khả năng phục hồi của các doanh nghiệp này trong một môi trường thay đổi nhanh chóng ví dụ như Taiwan’s Aspeed - công ty này đã có mặt trong danh sách của Forbes trong năm thứ 9 liên tiếp. 


Tạp chí danh tiếng Forbes mới đây đã công bố danh sách “Forbes Asia’s Best Under A Billion 2022” đã đề cập về danh sách 200 doanh nghiệp niêm yết có doanh số dưới 1 tỷ USD hàng đầu tại Châu Á
Tạp chí danh tiếng Forbes mới đây đã công bố danh sách “Forbes Asia’s Best Under A Billion 2022” đã đề cập về danh sách 200 doanh nghiệp niêm yết có doanh số dưới 1 tỷ USD hàng đầu tại Châu Á

Ba doanh nghiệp nào có tên trong danh sách?

Đặc biệt, trong danh sách năm 2022 của Forbes cũng ghi nhận ba doanh nghiệp đến từ Việt Nam gồm Công ty Cổ phần Đông Hải Bến Tre (mã: DHC), Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã: HAH) và Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long (mã: NLG). Dữ liệu từ Forbes cho thấy, doanh thu của ba doanh nghiệp này lần lượt là 182 triệu USD, 85 triệu USD và 227 triệu USD. Song song với đó, thu nhập ròng của ba công ty lần lượt đạt 21 triệu USD, 18 triệu USD và 44 triệu USD.

Công ty Cổ phần Vận tải Xếp dỡ Hải An đã được thành lập vào ngày 8/5/2009 với các lĩnh vực kinh doanh chính là Khai thác cảng, vận tải biển, đại lý hàng hải, logistics,… Vào ngày 11/3/2015, Công ty đã chính thức niêm yết trên HoSE với mã cổ phiếu là HAH. Đến ngày 21/9/2017, công ty đã tiến hành ký kết hợp đồng liên doanh với Pantos Holding Incorporation (Hàn Quốc) để thành lập công ty liên doanh đầu tiên của nước  ngoài là Công ty TNHH Pan Hải An (PANHAIAN).



Công ty Cổ phần Vận tải Xếp dỡ Hải An đã được thành lập vào ngày 8/5/2009 với các lĩnh vực kinh doanh chính là Khai thác cảng, vận tải biển, đại lý hàng hải, logistics,…
Công ty Cổ phần Vận tải Xếp dỡ Hải An đã được thành lập vào ngày 8/5/2009 với các lĩnh vực kinh doanh chính là Khai thác cảng, vận tải biển, đại lý hàng hải, logistics,…

Forbes cho biết thêm, trong số ba doanh nghiệp Việt Nam lọt vào danh sách năm 2022, Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long chính là đơn vị đang có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường đạt mức 680 triệu USD. Trong khi đó, giá trị vốn hóa của thị trường của Công ty Cổ phần Đông Hải Bến Tre và Công tỷ Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An ghi nhận lần lượt là 209 triệu USD và 265 triệu USD. Cũng theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam có mặt trong danh sách năm 2022 của Forbes mới đầy đều đã công bố báo cáo tài chính quý 2/2022. Chi tiết, Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long đã đạt doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hơn 1.240 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước gấp hơn 3 lần và lãi sau thuế đạt hơn 192 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng gấp 4 lần. Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng như lãi sau thuế của Nam Long đạt hơn 1.828 tỷ đồng và hơn 224 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước lần lượt tăng 187% và giảm 46%. 

Đối với Nam Long Group, công ty ra đời với cái tên đầu tiên là Công ty trách nhiệm hữu hạn Nam Long. Trải qua thời gian gần 30 năm hình thành và phát triển, Nam Long đã và đang dần trở thành cái tên quen thuộc và uy tín với khách hàng về lĩnh vực bất động sản. Các dự án được Nam Long làm chủ đầu tư thì luôn hướng đến một nền tảng chuyên nghiệp hiện đại và mang bản sắc riêng biệt cho mình. Đáng chú ý, các dòng sản phẩm luôn được thiết kế theo cách tối ưu nhất có thể và hướng đến việc mang lại cho khách hàng một cuộc sống đầy đủ tiện ích, đẳng cấp. 

Còn đối với Công ty Cổ phần Đông Hải Bến Tre, doanh thu thuần và lãi sau thuế của doanh nghiệp trong quý 2/2022 cũng đạt hơn 993 tỷ đồng và hơn 113 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước lần lượt giảm 8% và 12%. Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp đã ghi nhận doanh thu thuần và lãi sau thuế hơn 2.025 tỷ đồng và hơn 231 tỷ đồng, so với 6 tháng đầu năm 2021 giảm lần lượt 3% và 23%.

Công ty Cổ phần Đông Hải Bến Tre (mã chứng khoán: DHC) tiền thân là Nhà máy bao bì được thành lập vào năm 1994. Sản phẩm giấy và bao bì carton của Công ty hiện nay đã được tiêu thụ chủ yếu tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ và TP. Hồ Chí Minh. Đây chính là khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước và là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất. Được biết, thị phần tiêu thụ giấy của Công ty tại Đồng bằng sông Cửu Long cũng chiếm khoảng 20%. DHC hiện là doanh nghiệp sản xuất giấy công nghiệp lớn thứ 4 tại thị trường Miền Nam. Công ty cũng lấy hai dòng sản phẩm là Kraft - bao bì carton làm trọng tâm phát triển đồng thời đẩy mạnh thị trường nội địa cũng như tìm kiếm cơ hội xuất khẩu sang thị trường các nước trong khu vực.

Cuối cùng, trong quý 2/2022, Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An cũng đã đạt doanh thu thuần và lãi sau thuế hơn 929 tỷ đồng và hơn 324 tỷ đồng, so với quý 2 năm 2021 tăng lần lượt 107% và 234%. Sau thời gian 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của công ty đạt hơn 1.581 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng gần gấp đôi. Lãi sau thuế của doanh nghiệp hơn 587 tỷ đồng, so với 6 tháng đầu năm 2021 tăng hơn 220%. Kết phiên giao dịch ngày 9/8, giá cổ phiếu của DHC, HAH và NLG đã đóng cửa ở mức 61.500 đồng/cổ phiếu và 70.100 đồng/cổ phiếu, 43.250 đồng/cổ phiếu, so với phiên giao dịch trước đó tăng 1,15%, 0,29% và 2.61%.


Ba doanh nghiệp Việt Nam lọt top
Ba doanh nghiệp Việt Nam lọt top

Đông Nam Á chiếm số lượng lớn

Trong năm 2022, nằm trong danh sách của Forbes, ngoài Việt Nam thì khu vực Đông Nam Á cũng có các doanh nghiệp đến từ các quốc gia khác như Indonesia, Philippines, Malaysia, Singapore và Thái Lan. Trong đó, Thái Lan là quốc gia góp mặt nhiều doanh nghiệp nhất với 13 công ty. Và đứng ở các vị trí tiếp theo lần lượt là Indonesia (gồm 9 công ty), Singapore (gồm 7 công ty), Malaysia (gồm 7 công ty). Việt Nam và Philippines mỗi nước đều có ba đại diện góp mặt trong danh sách của Forbes trong năm 2022. Và trong số các doanh nghiệp thuộc khu vực Đông Nam Á xuất hiện trong danh sách của Forbes trong năm 2022, đơn vị cũng đang có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất là Mitra Keluarga (2,54 tỷ USD) của Indonesia - đây là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thông qua mạng lưới 26 bệnh viện ở Jakarta và Java.



Số lượng các doanh nghiệp của các quốc gia Đông Nam Á góp mặt trong danh sách năm 2022 của Forbes. Nguồn ảnh: Forbes
Số lượng các doanh nghiệp của các quốc gia Đông Nam Á góp mặt trong danh sách năm 2022 của Forbes. Nguồn ảnh: Forbes

Ở chiều hướng ngược lại, doanh nghiệp có giá trị vốn hóa thị trường thấp nhất thuộc khu vực Đông Nam Á đã xuất hiện trong danh sách năm nay là Eggriculture Foods (18 triệu USD) của Singapore - đây là đơn vị sản xuất và bán các sản phẩm từ trứng, bao gồm trứng tươi và trứng đã qua chế biến cùng các sản phẩm trứng tiệt trùng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

6 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

6 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

6 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

7 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

8 giờ trước