Dịch cúm gia cầm bùng phát khiến giá trứng toàn cầu tăng mạnh

Thứ ba, 27/04/2022-16:04
Dịch cúm gia cầm hiện đang bùng phát mạnh tại Pháp và Mỹ làm thắt chặt nguồn cung trứng gia cầm trên toàn cầu khiến giá mặt hàng vô cùng quan trọng nay tăng vọt trong bối cảnh cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine làm gián đoạn những chuyến hàng đến châu Âu và Trung Đông

Theo Nhịp sống kinh tế, giá trứng tăng đã đặc biệt tác động tới những người tiêu dùng vốn đã coi trứng là một nguồn protein quan trọng giá rẻ thay thế được cho thịt - loại thực phẩm có giá thành cao hơn.

Nhu cầu về trứng đã tăng vọt ở trước, trong và sau các ngày lễ Phục sinh và Lễ Vượt qua tại Mỹ và châu Âu khi có nhiều hộ gia đình sử dụng rất nhiều trứng trong ngày lễ Phục Sinh để nướng hoặc nhuộm màu trang trí.

Theo một bài báo của Reuters dựa vào dữ liệu của chính phủ liên bang và các tiểu bang thì dịch cúm gia cầm đang bùng phát đã quét sạch tới hơn 19 triệu con gà đẻ trứng ở trong những trang trại gia cầm thương phẩm của Mỹ trong năm nay.

Được biết, đây là đợt bùng phát dịch cúm gia cầm tồi tệ nhất ở Mỹ kể từ năm 2015, đã làm mất đi tới 6% tổng số gà trên cả nước. Ngoài ra, Pháp đang phải hứng chịu đợt bùng dịch cúm gia cầm nặng nề nhất từ trước tới giờ với khoảng 8% số gà đẻ trứng bị tiêu huỷ.

Khi một đàn gia cầm bị nhiễm bệnh thì toàn bộ đàn gia cầm đó sẽ buộc phải bị tiêu huỷ để ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh. Dịch cúm gia cầm thường bị lây lan bởi các loài chim hoang dã.

Dịch bệnh và cuộc xung đột vũ trang của Nga tại Ukraine hiện là những thách thức tác động nặng nề tới những nhà cung cấp trứng. Trước tình hình họ đang phải chịu sự thiếu hụt nguồn lao động và chi phí năng lượng cũng như ngũ cốc dùng làm thức ăn chăn nuôi gia cầm hiện cũng tăng lên quá cao.

Giá trứng tăng mạnh đã tác động tới giá thành ở nhiều tiệm bánh và một số công ty thực phẩm tăng theo vì họ phải đối mặt với việc tăng chi phí của những nguyên liệu như bột mì và những mặt hàng hoá khác.

Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp quốc (FAO) cho biết giá lương thực thế giới hiện đã tăng gần 13% trong tháng trước lên mức cao kỷ lục mới do chiến dịch quân sự tại Ukraine - quốc gia xuất khẩu lúa mì, ngô và đã đẩy giá ngũ cốc lên mức cao.

Theo dự đoán của những nhà sản xuất thì giá trứng được ghi nhận sẽ tiếp tục tăng cao trong tương lai do những trang trại bị nhiễm bệnh sẽ mất nhiều tháng để có thể hoạt động bình thường trở lại.

Marcus Rust - Giám đốc điều hành của Rose Acre Farms, nhà sản xuất trứng lớn thứ nhì tại Mỹ đã chia sẻ rằng nghành công nghiệp sản phẩm trứng tổng quan cho thấy hiện đang ở trong tình trạng phức tạp. Ông cho biết, công ty của mình đã mất khoảng 1,5 triệu con gà đẻ trứng tại một trang trại ở Iowa do nhiễm virus cúm gia cầm.

Gia cầm bị tổn thất nghiêm trọng

Được biết, Iowa là bang sản xuất trứng hàng đầu của Mỹ đã bị tổn thất nặng nề sau khi phải tiêu huỷ tới hai đàn gia cầm, mỗi đàn có hơn 5 triệu con gà đẻ trứng.

Hôm thứ Tư vừa qua, tại khu vực Nebraska thông báo một đàn gà đẻ trứng với quy mô lên tới 1,7 triệu con sẽ bị tiêu huỷ. Việc những đàn gà có quy mô siêu lớn như này bị tiêu huỷ đã thể hiện sự ảnh hưởng nặng nề từ dịch cúm gia cầm tới nghành công nghiệp thực phẩm tại Mỹ. Sự tác động tới châu Âu nhẹ hơn vì nơi đây có những trang trại quy mô nhỏ hơn.

Công ty dữ liệu Urner Barry cho biết rằng giá bán buôn trứng ở khu vực Trung tây Mỹ (giá giao ngay) đã đạt mức 3 USD/tá vào tháng 3, đây là mức cao thứ 2 trong lịch sử từ trước tới nay, và tăng gần 200% so với một năm trước.

Mặc dù giá trứng tươi như hiện nay vẫn thấp hơn một chút so với mức cao kỷ lục trong lịch sử - 30,9 USD/tá vào hồi đầu của đại dịch Covid-19. Nhưng theo thông tin từ Urner Barry cho biết rằng giá những sản phẩm trứng như trứng nguyên chất lỏng hiện đang ở mức cao kỷ lục.

Giá trứng bán buôn tại Pháp ghi nhận đã tăng 69% so với năm ngoái theo văn phòng của FranceAgriMer ở Pháp. Đây là nguyên nhân khiến giá những thực phẩm làm từ trứng này tăng cao lên.

Theo dữ liệu từ chính phủ Mỹ, quốc gia này đã tăng cường nhập khẩu trứng từ các nước như Pháp, Ý và Tây Ban Nha nhằm tăng cường nguồn cung sau đợt bùng phát dịch cúm gia cầm tồi tệ nhất từ trước tới nay tính từ năm 2015.

Tuy vậy, nhiều nhà phân tích cho biết rằng vào thời điểm hiện tại, hoạt động nhập khẩu là một lựa chọn vô cùng kém khả thi do dịch bệnh hiện cũng đang bùng phát nhanh tại châu Âu.

Theo Karyn Rispoli - phóng viên thị trường trứng của Urner Barry đã cho biết rằng: "Việc thiếu trứng hiện đã trở thành một vấn đề toàn cầu trong bối cảnh thiếu hụt ở khắp mọi nơi và thật không may mắn rằng nguồn cung ở khắp mọi nơi đang vô cùng khan hiếm".

Nguồn cung ứng bị gián đoạn

Ngoài dịch bệnh, cuộc xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine diễn ra cũng đã góp phần phá vỡ chuỗi cung ứng cho những người mua từ phía Trung Đông.

Santosh Kumar - một người nhập khẩu trứng cho Farzana Trading ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cho biết rằng ông chưa nhận được bất cứ thông tin nào về những chuyến hàng từ Ukraine và UAE trong thời gian 2 tuần qua. Ông cho biết rằng Farzara hiện đang nhập khẩu trứng từ Thổ Nhĩ Kỳ để thay thế cho trứng của Ukraine.

Theo dữ liệu từ cơ quan thống kê nhà nước cho thấy Ukraine đã sản xuất 14,1 tỷ quả trứng vào năm 2021. Một năm trước đây, sản lượng này đạt mức 16,2 tỷ quả trứng, nhiều hơn 15,7 tỷ quả đã được sản xuất tại Pháp - nước sản xuất lớn nhất EU theo tập đoàn CNPO của Pháp.

Ukraine là một trong những quốc gia cung cấp trứng chính cho EU trong những năm gần đây, chiếm khoảng một nửa lượng nhập khẩu, nhiều hơn cả từ Mỹ.

Loic Coulombel - Phó chủ tịch CNPO, nhà sản xuất khoảng 1 triệu quả trứng ở các vùng Brittany và Normandy của Pháp, cho biết rằng các nước Trung Đông hiện đang là khách hàng mua trứng của Ukraine trước chiến tranh hiện đang phải nỗ lực tìm kiếm nguồn cung từ châu Âu để thay thế.

Theo: Nhịp sống kinh tế
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Kiến nghị cho phép hoạt động đòi nợ chuyên nghiệp nhằm giảm nguy cơ nợ xấu

4 giờ trước

Lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng nhưng vẫn duy trì quanh vùng đáy

4 giờ trước

Cô gái lương 9 triệu đồng/tháng tiết lộ bí quyết mua được chung cư và gửi thêm 1 tỷ đồng cho bố mẹ xây nhà

4 giờ trước

Phong cách nhà 2 tầng đơn giản toát lên sự sang trọng

4 giờ trước

Thị trường đất nền phía Nam bắt đầu trở lại “đường đua”

4 giờ trước