Đề xuất hồi sinh đồng LUNA chính thức được thông qua

Thứ bảy, 28/05/2022-08:05
Sau 7 ngày bỏ phiếu trên nền tảng biểu quyết và đề xuất hồi sinh Terra bằng token LUNA 2.0 đã chính thức được cộng đồng những người đã ủng hộ CEO Terraform Labs thông qua.

Theo Nhịp sống kinh tế, được biết theo quy ước chỉ cần số phiếu ủng hộ vượt quá 50%, đề xuất trên sẽ được chấp thuận. Phe đối lập có thể sẽ phản đối nếu số phiếu đã vượt ngưỡng 33,4%, nhưng trên thực tế chỉ có tới hơn 13% phiếu đã bác bỏ đề xuất.

Phát hành chuỗi blockchain mới

Đại diện Terra đã đăng tải trên trang Twitter và cho biết thời điểm đã phát hành chuỗi mới là vào ngày 27/5 tới đây: "Cùng với sự ủng hộ đông đảo, hệ sinh thái Terra quyết định sẽ thông qua Đề xuất 1623 và kêu gọi sự ra đời của một blockchain mới và bảo vệ cộng đồng của mình".

Được biết, một blockchain mới sẽ sớm ra đời mà không cần tới stablecoin thuật toán. Chuỗi khối này sẽ được đặt tên là Terra (LUNA) thay vì Terra Classic (LUNC) như trước đây.


 
 

Dựa trên nhiều điều khoản của đề xuất, đồng Terra sẽ phát mã thông báo cho mọi thành viên của cộng đồng, những người chưa bao giờ bán mã LUNA hoặc stablecoin UST trong bối cảnh hệ sinh thái đi xuống.

Mặc dù dự án mới này đã được thông qua, nhưng nhiều chuyên gia vẫn còn dè chừng sau nhiều thiệt hại mà LUNA gây ra. Đây được coi là một trong những sự kiện Thiên nga đen lớn nhất của thị trường Crypto bởi mức độ tác động đặc biệt nghiêm trọng.

Không một ai có thể ngờ rằng một đồng stablecoin lại có thể giảm xuống dưới mức 1 USD, hay một đồng tiền mã hoá thuộc hàng top dự án lại có thể cắm đầu và lao dốc từ 100 USD xuống mức chỉ còn 0.0001 USD.

Trong khi đó, bên phía các nhà đầu tư nhỏ lẻ đang vô cùng phẫn nộ trước thông tin dự án mới được thông qua. Họ cho rằng đa phần LUNA 2.0 sẽ được chia cho nhiều cá voi, những người sở hữu lượng lớn LUNA, UST. Còn những nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ thì không được hưởng nhiều lợi ích, bằng chứng là có tới hơn 65% phiếu đồng tình chủ yếu tới từ những cá voi được lợi từ việc hồi sinh đồng LUNA.


 
 

Một nhà đầu tư đã chia sẻ rằng: "Tôi đã mất hơn 450.000 USD và không có khả năng chi trả khoản vay ngân hàng, tôi sẽ sớm mất nhà và trở thành người vô gia cư mất. Cuộc sống của nhiều nhà đầu tư đã bị đảo lộn, anh ta đã lấy đi mọi thứ của tôi và những người khác. Tôi sẽ không bao giờ ủng hộ bất kỳ dự án nào mà anh ta đề xuất ra nữa".

Vào 13/5 vừa qua, Do Kwon - đồng sáng lập kiêm CEO của TerraForm Lab, đơn vị đã tạo dựng ra dự án LUNA đã đưa ra đề xuất "hồi sinh hệ sinh thái của Terra". Mục đích của sáng kiến này là xây dựng lại một hệ thống với nguồn cung giới hạn 1 tỷ LUNA. Cả dự án theo đó sẽ được đưa về thời điểm trước khi LUNA rớt giá thảm hại.

Mặc dù thừa nhận rằng kế hoạch mới sẽ không hề dễ dàng, nhưng Do Kwon cũng đã thừa nhận rằng bản thân đã thất bại trong việc xây dựng UST thành một loại stablecoin thuật toán có thể ổn định trong thời gian dài.


 
 

Do Kwon đã chia sẻ trên Twitter rằng: "Tôi đã dành quá nhiều thời gian để có thể liên hệ tới những người xây dựng, thành viên của cộng đồng Terra, bạn bè và gia đình những cá nhân bị tác động bởi việc phụ thuộc vào UST. Tôi đã rất đau lòng vì những thứ mà dự án này đã gây ra".

Tài sản nhiều tỷ phú biến động sau khủng hoảng LUNA

Trước đó, thế giới tiền mã hoá đã đối mặt với một sự kiện rung chuyển dữ dội do sự sụt giảm mạnh của đồng LUNA. Sự việc này đã làm chao đảo thị trường tiền mã hoá và những mã khác bao gồm Bitcoin và Tether.

Thảm hoạ LUNA đã làm nhiều tỷ phú tiền mã hoá bốc hơi lượng lớn tài sản của mình. Theo dữ liệu từ Coindesk, nhiều nhà đầu tư đã mất tới tổng cộng 55 tỷ USD trong thảm hoạ này.

Thậm chí nhiều người đã đánh mất đi danh hiệu tỷ phú sau đợt khủng hoảng vừa qua. Thống kê của Forbes cho thấy vào tháng 3/2022, số lượng tỷ phú tiền điện tử là 19 người, nhưng hiện Forbes đã giảm xuống còn khoảng 16 tỷ phú.


 
 

Cụ thể, nhà sáng lập sàn giao dịch tiền mã hoá Binance, Changpeng Zhao đã mất tới hơn 80 tỷ USD, tương đương với 84% tài sản của ông trong năm nay. Vào hồi đầu tháng 1, ông Zhao đã xuất hiện trên bảng chỉ số tài sản với giá trị ròng 96 tỷ USD. Mặc dù vậy, tính tới hiện tại, con số này đã giảm xuống còn khoảng 17 tỷ USD.

Sam Bankman-Fried, nhà sáng lập kiêm CEO của FTX, một sàn giao dịch tiền mã hoá khác cũng đã phải chứng kiến hơn một nửa số tiền của mình bị bốc hơi. Tài sản của Fried đã lao dốc từ 24 tỷ USD xuống còn 11,3 tỷ USD sau cú sập của thị trường.

Bên cạnh đó, tài sản của ông Brian Armstrong, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase hiện đã giảm xuống ở mức khoảng 2,8 tỷ USD từ mức 6,6 tỷ USD hồi tháng 3/2022.

Đáng chú ý nhất là nhà sáng lập Ethereum, Vitalik Buterin là một trong những người chịu thiệt thòi nhiều nhất khi thị trường tiền mã hoá lao dốc.


 
 

Được biết, ông Buterin là nhà đồng sáng lập nên nền tảng chuỗi khối Ethereum vào năm 2014 và là chủ sở hữu của ví tiền kỹ thuật số có giá trị khoảng 1,5 tỷ USD tính tới tháng 11/2021. Mặc dù vậy, kể từ đó tới nay, Ether - đồng tiền mã hoá của Ethereum đã giảm 55%. Trên Twitter ngày 20/5, ông Buterin đã xác nhận rằng mình không còn là một tỷ phú USD.

Ngoài Vitalik Buterin, nhiều nhà đầu tư khác làm giàu lên nhờ tiền mã hoá cũng đã mất đi danh hiệu tỷ phú sau "thảm hoạ" của Luna. Cụ thể hơn, nhiều cái tên khác cũng đã bị loại khỏi danh sách tỷ phú sau khi thị trường tiền mã hoá lao dốc bao gồm Gary Wang, đồng sáng lập sàn giao dịch FTX; Chris Larsen, đồng sáng lập kiêm CEO của công ty blockchain Ripplel anh em sinh đôi nhà Winklevoss hay Song Chi Huyng - nhà sáng lập nên sàn giao dịch tiền số lớn nhất Hàn Quốc Upbit.

Những thông tin về tiền mã hoá (cryptocurrency), hay thường được gọi là "tiền ảo" chưa được pháp luật công nhận tại Việt Nam. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không có giá trị khuyến khích người đọc đầu tư.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

6 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

7 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

8 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

9 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

11 giờ trước