Đầu tư 7ha đất xây dựng trang trại nuôi tôm, ông nông dân Quảng Nam thu lãi mỗi năm đến 20 tỷ đồng

Thứ hai, 18/04/2022-14:04
Được biết, nguồn vốn mà ông Thành sống tại thôn Hòa An, xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đầu tư cho việc nuôi tôm lên đến hơn 50 tỷ đồng. Chính việc nuôi tôm quanh năm đã giúp cho ông có được doanh thu khoảng 60 tỷ đồng và lợi nhuận là 15 - 20 tỷ đồng.

Nuôi tôm CPF-Combine theo cách của lão nông Quảng Nam

Theo Dân Việt, nuôi tôm thẻ chân trắng thành công với mô hình CPF-Combine, ông Trần Công Thành trú tại thôn Hòa An, xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam sẵn sàng chia sẻ bí quyết giúp cho người nông dân nuôi tôm trên địa bàn tỉnh áp dụng. Hiện nay, ông Trần Công Thành đang đầu tư nuôi tôm theo mô hình mới là CPF-Combine trên 7ha với 16 ao xử lý nước, 8 ao ương tôm giống, 21 ao nuôi tôm thương phẩm và 2 ao xử lý nước thải trước khi được xả ra môi trường. 

Được biết, quy trình nuôi tôm của ông Thành chặt chẽ bao gồm 4 giai đoạn: ương nuôi tôm giống với mật độ cao 2.000 con/m2; sau 15 - 20 ngày nuôi sẽ chuyển qua giai đoạn 2 với mật độ 700 con/m2; sau 20 ngày nuôi lại tiếp tục chuyển qua giai đoạn 3 ới mật độ là 300 con/m2; sau 20 ngày nuôi sẽ chuyển qua nuôi thương phẩm với mật độ là 100 con/m2. 

Được biết, nguồn vốn mà ông Thành đầu tư cho việc nuôi tôm đã lên đến 50 tỷ đồng. Nuôi tôm quanh năm đã giúp cho ông có doanh thu khoảng 60 tỷ đồng, lợi nhuận từ 15 - 20 tỷ đồng. Mô hình nuôi tôm CPF-Combine của ông Trần Công Thành là nuôi tôm an toàn sinh học, ở mỗi ao nuôi tôm có lưới che sẽ hạn chế tác hạn của nắng nóng, ngăn chim cùng các động vật khác xâm nhập, dưới đáy ao sẽ được lót bạt và hệ thống sục khác hoạt động liên tục cung cấp đầy đủ oxy cho tôm. 



Ông Trần Công Thành hiện nay đang đầu tư nuôi tôm theo mô hình CPF-Combine trên 7ha với 16 ao xử lý nước, 8 ao ương tôm giống, 21 ao nuôi tôm thương phẩm và 2 ao xử lý nước thải trước khi được xả ra môi trường
Ông Trần Công Thành hiện nay đang đầu tư nuôi tôm theo mô hình CPF-Combine trên 7ha với 16 ao xử lý nước, 8 ao ương tôm giống, 21 ao nuôi tôm thương phẩm và 2 ao xử lý nước thải trước khi được xả ra môi trường

Ông nông dân này đặc biệt quan tâm đến môi trường nước, quản lý nước ao nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học. Cả 16 ao xử lý nước sẽ được ông Thành bố trí tuần hoàn theo các bước: bước 1 sẽ là xử lý bằng PAC và thuốc tím, bước 2 sẽ xử lý bằng Chlorine. Theo đó, nước sạch cho vào ao nuôi tôm được kiểm tra thường xuyên để có thể cân bằng các chỉ tiêu nhất là độ mặn, kiềm và độ pH. Ông Thành cho biết: "Ngoài yếu tố sạch của môi trường nước tôi còn dùng các khoáng chất để kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi". 

Và nhờ việc không sử dụng kháng sinh nên tôm thương phẩm của ông Thành đáp ứng được các quy định khắt khe về an toàn thực phẩm để có thể chế biến xuất khẩu sang các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Nhật. 

Như vậy, mô hình CPF-Combine của ông Thành đã chứng minh được hiệu quả rất rõ, nguồn nước sạch được duy trì và cho tôm ăn bằng máy, thức ăn sẽ không bao giờ hao hụt, tôm cũng dễ chăm qua từng giai đoạn nuôi, tỷ lệ sống của tôm cũng cao, tôm lớn nhanh đồng đều kích cơ và chỉ 25 - 30 con/kg.


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Người nuôi tôm có chạm được "điểm đến"

Và để có được thành công như ngày hôm nay thì ông Thành đã phải lặn lội tham quan, tìm hiểu, học hỏi các cách thức nuôi tôm ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Sóc Trăng và nhất là sang Thái Lan để chứng thực được hiệu quả của việc nuôi tôm công nghệ cao áo dụng đồng bộ các quy trình kỹ thuật. Sau khi đã thành công với mô hình nuôi tôm CPF-Combine, ông Thành đã luôn rộng mở và đón hàng trăm lượt hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đến để học tập. Ông Thành cho biết: "Tôi luôn cập nhật ứng dụng các phương pháp nuôi tôm an toàn trong và ngoài nước nên lúc nào cũng sẵn sàng chia sẻ với người nuôi tôm. Quảng Nam có tiềm năng rất lớn và cần cải tiến phương pháp nuôi tôm để đem lại lợi ích lớn cho cộng đồng những người nuôi tôm". 

Được biết, bí quyết nuôi tôm của ông Trần Công Thành chính là tốc độ tăng trưởng cao, tỷ lệ sống cũng cao và số vụ nuôi cao, giảm chi phí và nâng được giá trị lợi nhuận lên. Ông Thành cũng nói, điều quan trọng nhất trong việc nuôi tôm chính là phải đầu tư đúng, đủ và tùy theo nguồn lực, không nhất thiết phải nuôi tôm tràn lan, thiếu kiểm soát nhưng phải chắc chắn. Đối với các hộ tài chính chưa lớn có thể áp dụng việc nuôi tôm CPF-Combine mini. 


Để có được thành công như ngày hôm nay thì ông Thành đã phải lặn lội tham quan, tìm hiểu, học hỏi các cách thức nuôi tôm ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Sóc Trăng,...
Để có được thành công như ngày hôm nay thì ông Thành đã phải lặn lội tham quan, tìm hiểu, học hỏi các cách thức nuôi tôm ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Sóc Trăng,...

Mô hình nuôi tôm CPF-Combine nhằm hướng đến phát triển nghề nuôi tôm bền vững, giúp cho người nuôi xoay vụ nhanh, các ao nuôi có thời gian nghỉ và công tác vệ tinh hệ thống ao cũng được thuận lợi. Ngoài ra, hệ thống này còn sử dụng ưu thế tăng trưởng bù do việc sang thưa, giảm dần mật độ nuôi tôm ở mỗi giai đoạn, công tác quản lý và chăm sóc tôm nuôi được thuận lợi hơn từ đó hạn chế tối đa được dịch bệnh, tôm phát triển tốt, thu hoạch tôm đạt được kích cỡ lớn, năng suất cao, giảm giá thành sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm. 

Trên quỹ đất có sẵn, bố trí ao xử lý nước, ao chứa lắng và ao nuôi thương phẩm cùng hệ thống xử lý nước thải, các ao vừa tuần hòa lại vừa khép kín đã giúp cho môi trường nuôi tôm được trong lành, tôm sẽ an toàn trước dịch bệnh từ đó nhà nông có thẻ nuôi quanh năm mà tránh được rủi ro, thất thu. Và ngay giữa trang trại nuôi tôm thì ông Trần Công Thành đã đầu tư một không gian học tập đủ sức chứa hàng trăm nông hộ đến để học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm. Theo đó, các buổi tập huấn nuôi tôm của ông Thành sẽ không nặng về sách vở mà người tham gia học sẽ có được những điều cốt lõi và cần thiết cho nghề nuôi tôm của mình. 

Theo: Dân Việt
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

3 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

4 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

5 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

6 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

8 giờ trước