Đầu năm cổ phiếu vận tải biển bất ngờ "nổi sóng" với mức tăng trưởng hàng chục phần trăm chỉ trong thời gian ngắn

Thứ ba, 22/02/2022-09:02
Sau một thời gian lặng sóng, cổ phiếu ngành vận tải biển bất ngờ "dậy sóng" trở lại trong những phiên giao dịch đầu năm với mức tăng trưởng hàng chục phần trăm chỉ trong một thời gian ngắn.

Nhiều doanh nghiệp vận tải biển lãi lớn, cổ phiếu tăng vọt

Năm 2021 có thể được coi là một năm thắng lợi của thị trường chứng khoán Việt Nam khi ghi nhận hàng loạt nhóm ngành đua nhau tạo sóng đưa thị trường lên những đỉnh cao mới.

Trong đó, vận tải biển từng là một trong những nhóm ngành "làm mưa làm gió" với loạt cổ phiếu tăng phi mã chỉ sau vài tháng nhờ hưởng lợi từ giá cước vận tải biển tăng cao kỷ lục và kết quả kinh doanh khấm khá của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau thời gian tăng nóng, nhóm cổ phiếu này đã có xu hướng đi ngang, thậm chí điều chỉnh giảm vào cuối năm 2021.

Sau thời gian lặng sóng, đầu năm 2022, cổ phiếu vận tải biển bất ngờ trở lại trong những phiên giao dịch gần đây với mức tăng trưởng khá ấn tượng, thậm chí có mã còn lập đỉnh mới. Trong khi cổ phiếu nhiều nhóm ngành "gặp hạn" khi bị điều chỉnh sâu từ đầu năm thì mức tăng hàng chục phần trăm chỉ trong một tháng của nhóm cổ phiếu vận tải biển được xem là khá tích cực.


Cổ phiếu vận tải biển bất ngờ trở lại trong những phiên giao dịch gần đây
Cổ phiếu vận tải biển bất ngờ trở lại trong những phiên giao dịch gần đây

Theo đó, dẫn đầu trong đà tăng trưởng phải kể đến cổ phiếu VNA của Công ty cổ phần Vận tải Biển Vinaship. Trước đó, trong năm 2021, không nằm ngoài con sóng mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu vận tải biển, VNA từng khiến giới đầu tư ngỡ ngàng với mức tăng 7 lần chỉ trong vòng 3 tháng. Cụ thể, từ một cổ phiếu có giá dưới 6.800 đồng vào đầu tháng 6/2021, mã này đã tăng vọt lên mức xấp xỉ 47.500 đồng/cổ phiếu vào giữa tháng 9/2021.

Tuy hiện tại mức giá vẫn chưa phục hồi đến mức đỉnh cũ, song VNA cũng đã duy trì được đà tăng khá ấn tượng khi tăng mạnh 41% lên mức 31.300 đồng/cổ phiếu, chỉ trong vòng 1 tháng. Thanh khoản trung bình 10 phiên duy trì ở mức hơn 192 nghìn đơn vị khớp lệnh.

Bên cạnh đà tăng của cổ phiếu, kết quả kinh doanh của VNA cũng rất khả quan khi báo lãi kỷ lục năm 2021. Cụ thể, doanh thu thuần cả năm 2021 của VNA đạt 853 tỷ đồng, tăng 66% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 178 tỷ đồng, tăng đột biến so với năm ngoái (vỏn vẹn 1,4 tỷ đồng) và đây cũng là khoản lãi lớn nhất Vinaship ghi nhận được từ trước đến nay.

Không nằm ngoài con sóng tăng giá mạnh mẽ của cổ phiếu vận tải biển, HAH của Công ty CP Vận tải và Xếp dỡ Hải An cũng có màn tăng ấn tượng, qua đó xác lập đỉnh lịch sử. Chỉ trong 1 tháng, cổ phiếu này đã tăng lên mức 80.900 đồng/cổ phiếu, đây là mốc cao nhất trong lịch sử niêm yết của cổ phiếu này.

Trong khi đó, kết quả kinh doanh của HAH cũng tăng mạnh khi lãi sau thuế năm 2021 đạt 550 tỷ đồng, gấp gần 4 lần so với cùng kỳ. Chỉ tính riêng trong quý 4, HAH đã thu về 266 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, con số này gấp gần 5 lần mức thực hiện trong cùng kỳ năm 2020 nhờ giá cho thuê và sản lượng vận tải tăng, giúp lợi nhuận từ đội tàu tăng mạnh.

Đầu năm cổ phiếu vận tải biển bất ngờ "nổi sóng" với mức tăng trưởng hàng chục phần trăm chỉ trong thời gian ngắn - ảnh 2

CTCP Vận tải Biển Việt Nam (mã cổ phiếu VOS) cũng trở thành tâm điểm chú ý với mức tăng 33% lên mức 18.600 đồng/cổ phiếu chỉ trong 1 tháng gần đây. Thanh khoản duy trì ở mức hơn 1 triệu đơn vị khớp lệnh trong phiên gần đây.

Trước đó, VOS từng "dậy sóng" trên thị trường khi phi thẳng từ mức giá 4.230 đồng lên mức đỉnh lịch sử là 25.500 đồng/cổ phiếu vào hồi tháng 9, tức tăng 6 lần chỉ trong 3 tháng. Tuy hiện tại mức giá đã có sự điều chỉnh so với vùng đỉnh cũ, song cũng đang ghi nhận sự hồi phục khi duy trì đà tăng tích cực.

Trong năm 2021, VOS báo lãi kỷ lục với 490 tỷ đồng, tăng mạnh so với số lỗ 185 tỷ đồng trong năm 2020 nhờ hoạt động kinh doanh khởi sắc và doanh thu mạnh.

Tiềm năng nào cho ngành cảng biển trong năm 2022?

Đánh giá về tiềm năng của ngành cảng biển trong năm 2022, SSI Research cho rằng nhóm ngành cảng biển & logistics vẫn "sáng cửa" khi gián đoạn chuỗi cung ứng được dự báo sẽ còn kéo dài sang năm 2022. Theo đó, tình trạng tắc nghẽn cảng trên toàn cầu cũng như năng lực vận chuyển container hạn chế khó có thể giải quyết ngay trong ngắn hạn, đặc biệt với sự xuất hiện của biến thể Omicron và có thể cả những biến thể khác trong tương lai.

Giá cước vận chuyển container giao ngay dự kiến sẽ giảm dần vào nửa cuối năm nay. Tuy nhiên, doanh thu thực tế của các công ty vận tải đến từ giá hợp đồng được ký vào đầu năm, do đó giá hợp đồng sẽ còn tăng đáng kể trong năm 2022. Điều này sẽ giữ cho giá thuê tàu ở mức cao trong một thời gian dài và điều này sẽ có lợi cho các công ty.

Ngoài ra, giá cước vận tải nội địa dự kiến tăng đáng kể do nhu cầu vận chuyển nội địa phục hồi, khi hoạt động sản xuất hồi phục trở lại nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao.

Đầu năm cổ phiếu vận tải biển bất ngờ "nổi sóng" với mức tăng trưởng hàng chục phần trăm chỉ trong thời gian ngắn - ảnh 3

Bên cạnh đó, nguồn cung tài đang khan hiếm do một nửa đội tàu trong nước đang ký hợp đồng cho thuê ra thị trường quốc tế. Tình hình này dự kiến sẽ còn kéo dài ít nhất trong 2 năm trước khi các hợp đồng cho thuê tàu kết thúc. 

Mặt khác, tăng trưởng sản lượng cảng dự báo có thể cải thiện do hoạt động sản xuất phục hồi trở lại sau các chính sách nới lỏng giãn cách xã hội. Theo SSI Research ước tính tốc độ tăng trưởng sẽ ở mức trung bình trong nửa đầu năm và tăng tốc trong nửa cuối năm nay. Tốc độ tăng trưởng cả năm ước tính đạt khoảng 10%-20%, cao hơn mức tăng trưởng hàng năm trong điều kiện bình thường.

Hai mã cổ phiếu được SSI Research chỉ ra là có tiềm năng cao trong năm 2022 đó là mã HAH và GMD với nhiều kỳ vọng tích cực.

SSI Research đánh giá HAH là doanh nghiệp có đội tàu container lớn nhất Việt Nam, bên cạnh đó, dự phóng lãi ròng trong năm 2022 của doanh nghiệp cũng tăng trưởng hơn 72% lên 660 tỷ đồng, đà tăng tiếp tục kéo dài sang năm 2023 với kỳ vọng 15%.

Còn với GMD, SSI Research đánh giá đây là một trong những công ty logistic lớn nhất Việt Nam với mạng lưới tích hợp rộng khắp cả nước sẽ hưởng lợi chính từ tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, việc sở hữu cảng Gemalink (cảng mới nhất và lớn nhất tại khu vực Cái Mép), cùng dư địa tăng trưởng lớn nhất có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khu vực. SSI Research dự phóng lãi ròng năm 2022 của doanh nghiệp sẽ tăng 36% lên mức 882 tỷ đồng và biên lợi nhuận ròng đạt 27,2%.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Vinhomes tiếp tục không chia cổ tức để bổ sung nguồn vốn

9 phút trước

Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng lãi suất OMO

2 giờ trước

Môi giới bất động sản “chốt” căn nhà gần 7 tỷ đồng trong vài tiếng đăng tin

2 giờ trước

Môi giới dùng chiêu trò làm “nóng ảo” đất nền dù giao dịch hạn chế: Nhà đầu tư cần thận trọng khi xuống tiền!

4 giờ trước

Biến đổi trong hoạt động kinh doanh của ngành chứng khoán

4 giờ trước