Dân Mỹ đầu tư kiểu tỷ phú: Mua cả khu nhà hàng xóm làm chỗ nghỉ cho khách, đầu tư cho con cái

Thứ tư, 18/08/2022-22:08
Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người Mỹ chi tiền mua cà khu nhà hàng xóm để làm chỗ nghỉ cho người thân, bạn bè mỗi khi họ ghé thăm.

"Nhà tốt thì ai cũng mua được, nhưng hàng xóm tốt thì vô giá"

Theo Tổ quốc, đây là một câu tục ngữ Trung Quốc được mà May Lee dựa vào để đi đến quyết định mua và tân trang lại ngôi nhà hàng xóm của mình tại San Francisco, Mỹ.

Được biết, bà Lee (67 tuổi) cùng chồng là ông Henry Lee đều đã nghỉ hưu. Cả hai hiện đang sống trong một căn hộ gồm 3 phòng ngủ, 3 phòng tắm ở khu Parkside đã hơn 30 năm. Sau khi 2 người con tốt nghiệp đại học, họ làm việc ở khu Bay Area và về sống chung cùng bố mẹ nhằm tiết kiệm chi phí. Bà Lee cho biết giá thuê cũng như mua nhà trong khi đã đắt lên đáng kể trong những năm qua.

Năm 2019, sau khi bà Lee biết thông tin người hàng xóm của mình chuẩn bị rời đi nên đã thuê một công ty bất động sản, đàm phán với chủ nhà và chi trả khoản tiền 1,26 triệu USD (khoảng 29,5 tỷ đồng) để mua lại căn nhà 3 phòng ngủ, 3 phòng tắm. Sau đó 2 người con của bà trả phần tiền đặt trước rồi dọn vào căn nhà đó sống sau khi tân trang lại.


Ngày càng nhiều người Mỹ bắt đầu chi tiền mua những ngôi nhà xung quanh để làm nhà khách cho gia đình, bạn bè
Ngày càng nhiều người Mỹ bắt đầu chi tiền mua những ngôi nhà xung quanh để làm nhà khách cho gia đình, bạn bè

Bà Lee chia sẻ: "Đến lúc chúng phải ra khỏi nhà rồi, nhưng có các con ở gần cũng tốt".

Từ lâu, tỷ phú và người nổi tiếng đã thực hành xu hướng mua nhà theo khu, tạo ra những bất động sản liền kề khổng lồ như một cách để giữ sự riêng tư, an ninh và không gian. Xu hướng này đã trở nên quá đỗi bình thường ở các khu nhà giàu tại Mỹ như Malibu hay Manhattan.

Xu hướng đang lên

Tuy nhiên, các công ty bất động sản cho biết, trong những năm gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều người dân phổ thông bắt đầu chi tiền mua những ngôi nhà xung quanh để làm nhà khách cho người thân, bạn bè. Xu hướng này nổi lên từ giữa đại dịch Covid-19, khi nhiều người phải làm việc tại nhà. Nhiều người đánh giá đây là một hình thức đầu tư lâu dài và khôn ngoan.

Tuy nhiên, để điều này thành công thì cũng cần "thiên thời, địa lợi, nhân hòa". Aaron Bellings - một nhân viên môi giới bất động sản tại Bellings Brothers ở San Francisco, người đã giúp bà Lee mua căn nhà hàng xóm kể trên. Nhà môi giới này cho biết, mặc dù nhiều người nói rằng hàng xóm của họ cũng có hứng thú, nhưng thương vụ thường xuyên bất thành. Giống như nhiều thương vụ dạng này, việc mua bán của bà Lee cũng là thương vụ kín và không đăng tải trên các trang web lớn về bất động sản. 


Xu hướng này nổi lên từ giữa đại dịch Covid, khi rất nhiều người phải làm việc tại nhà
Xu hướng này nổi lên từ giữa đại dịch Covid, khi rất nhiều người phải làm việc tại nhà

Để chốt thành công những thương vụ dạng này cần có sự tinh tế. Theo Champey, một nhân viên môi giới tại Concord, bang Massachusetts chia sẻ. Người này đã từng hỗ trợ 2 "deal". Trong đó, thương vụ đầu tiên liên quan đến một người đàn ông sống trong căn nhà gần 300m2 kiểu thuộc địa. 

Theo đó, suốt hàng năm trời, người hàng xóm này đã làm thân với ông này cũng như bày tỏ niềm thích thú với căn nhà của ông ta và nói trước rằng nếu có ý định bán thì nhớ để họ biết. Đến khi ông qua đời, một hướng dẫn được để lại giúp họ ưu tiên bán nhà cho người hàng xóm trên. Với sự móc nối của Champey, chỉ sau vài giờ, bên mua đã được thỏa thuận ngôi nhà trị giá 1,8 triệu USD (tương đương khoảng 42,1 tỷ đồng) và thương vụ được chốt ngay trong tháng sau.

Thương vụ thứ 2 diễn ra vào tháng 2 năm ngoái, một người phụ nữ yêu cầu anh viết thư chào bán căn hộ gồm 3 phòng ngủ cho hàng loạt hàng xóm của bà. Căn nhà xinh xắn nằm trên một mảnh đất rộng 2 hecta và được chào bán với giá 3 triệu USD (khoảng hơn 70 tỷ đồng). Không lâu sau đó, khu hàng xóm đã cùng nhau chi 2,6 triệu USD (61 tỷ đồng) để mua lại căn nhà vì không muốn ai khác sở hữu bất động sản này rồi xây nên một căn nhà khó coi.


Nhiều người cho rằng đây là một hình thức đầu tư lâu dài khôn ngoan
Nhiều người cho rằng đây là một hình thức đầu tư lâu dài khôn ngoan

Mua nhà vì thẩm mỹ, không gian và dự định cho tương lai

Ngăn cản việc xây dựng những ngôi nhà mới không hợp mắt trong khu của mình cũng là một trong những lý do phổ biến của trào lưu này tại Mỹ. Bà Huggins, một người sống tại Los Angeles chia sẻ về việc từng thấy một căn nhà hàng xóm được bán cho người ngoài, rồi họ phá bỏ và xây mới. Sau đó, bà Huggins quyết định không để điều đó tái diễn. Theo đó, bà đã chi số tiền 840.000 USD (gần 20 tỷ đồng) để vừa mua đứt căn nhà hàng xóm, sửa chữa lại rồi cho thuê.

Đồng thời, bà cũng hy vọng những người con đang ở độ tuổi 20 của mình khi có gia đình riêng sẽ dọn vào ở trong căn nhà đó. Bà Huggins cho biết, mong muốn mua tiếp nhà hàng xóm của bà vẫn chưa dừng lại bởi: "Đất có giá hơn nhà tại đây. Nếu tôi không mua lại thì những ngôi nhà sẽ bị phá dỡ. Tôi không muốn một ngôi nhà to đùng xấu xí bên cạnh nhà mình".


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Còn với bà Davis ở bang South Carolina thì vấn đề lại là không gian. Dù đang sống trong căn nhà rộng tới 270m2, nhưng bà Davis cho rằng nó vẫn không đủ với 6 người con và 2 đứa cháu của mình. Chính vì thế, vào tháng 2 năm nay, bà quyết định "chơi lớn" mua lại căn nhà một phòng ngủ bên kia đường, chỉ cách 45m để làm nhà khách.

Với nhà Miller ở Dallas, Texas thì hơi khác một chút. Cụ thể, khi biết những khu đất quanh nhà của họ đang được bán, họ lo ngại rằng tầm nhìn của căn nhà mới của họ sẽ bị ảnh hưởng nên đã quyết định chi tới 3 triệu USD để mua lại mảnh đất rộng hơn 5.000m2 ngay cạnh nhà. Ngoài ra, ông Miller cũng dự định sẽ xây căn nhà riêng cho con mình tại lô đất đó.

Tương tự, bà Jentzen (55 tuổi) ở South Carolina cũng mua một lô đất rộng hơn 1 hecta cạnh nhà mình và dự tính chi 1 triệu USD (khoảng hơn 23 tỷ đồng) để xây một nhà khách gồm nhiều phòng ngủ, phòng chơi game, garage, studio nghệ thuật... tại đó. Được biết, căn nhà sẽ dùng cho khách ở cũng như tạo thêm không gian nghệ thuật cho gia đình. Ngoài ra, một lối đi chung nối hai căn nhà cũng sẽ được xây dựng để tạo ra một "khu phức hợp".

Đôi khi các tỷ phú chỉ cần sự riêng tư, đơn cử như trường hợp của Elon Musk khi vị tỷ phú này mua một cụm gồm 6 căn nhà ở khu Bel-Air, California từ năm 2010 đến 2016. Hay như Jeff Bezos mua căn nhà khổng lồ với số tiền 53 triệu USD ở Medina, Washington ngay cạnh khu phức hợp 2 căn của mình. 


 
 

Còn với những người dân phổ thông như bà Lee, họ quyết định mua căn nhà bên cạnh là vì gia đình. Bà nói căn nhà riêng cho các con có không gian thoải mái, nhưng họ cũng vẫn có thể ghé qua nhà bà để dùng bữa tối mỗi khi không có thời gian nấu ăn. Bà Lee cho rằng, việc ở gần sẽ giúp các con có thể chăm bố mẹ dễ dàng hơn khi 2 ông bà già đi. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

10 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

10 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

10 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

11 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

11 giờ trước