Cổ phiếu ngành thép đồng loạt giảm mạnh sau trần tình của tỷ phú Trần Đình Long

Thứ ba, 24/05/2022-18:05
Ở trong báo cáo trước đó, có một số công ty chứng khoán đã đưa ra dự phóng thận trọng về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp thép ví dụ như HPG, HSG, NKG,... với mức lợi nhuận được dự báo sẽ "đi lùi" trong năm nay.

Theo Nhịp sống kinh tế, thị trường chứng khoán vừa trải qua thêm một phiên điều chỉnh trên diện rộng trong đó lực bán mạnh và chủ yếu tập trung vào nhóm thép. Cũng theo đó, đồng loạt các cổ phiếu thép chìm trong sắc đỏ, thậm chí HPG, HSG, NKG có thời điểm giảm sàn. Mặc dù có hồi nhẹ để thoát sàn nhưng các cổ phiếu HPG, HSG, NKG, SMC, TLH,... đều kết phiên với mức giảm từ 4 - 6%. 

Cũng theo đó, cổ phiếu ngành thép đã chịu áp lực bán mạnh nhiều khả năng xuất phát từ lo ngại tình hình kinh doanh khó khăn của ngành thép trong các quý tới sau chia sẻ của Chủ tịch Trần Đình Long tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 diễn ra sáng ngày 24/5. 


Cổ phiếu ngành thép đã chịu áp lực bán mạnh nhiều khả năng xuất phát từ lo ngại tình hình kinh doanh khó khăn của ngành thép trong các quý tới
Cổ phiếu ngành thép đã chịu áp lực bán mạnh nhiều khả năng xuất phát từ lo ngại tình hình kinh doanh khó khăn của ngành thép trong các quý tới

Trả lời câu hỏi của các cổ đông về lý do đặt mục tiêu trong năm 2022 giảm so với năm 2021 mặc dù doanh thu tăng, chủ tịch Trần Đình Long cho biết, khi lên kế hoạch năm ban lãnh đạo của công ty đã tính toán đến nhiều yếu tố đồng thời cũng xác định hoạt động của ngành thép năm nay sẽ gặp nhiều khó khăn. Dù thế thì kết quả kinh doanh trong quý 1 khá tốt. Ông Trần Đình Long cho biết: "Cổ đông cứ đợi kết quả kinh doanh quý 2, quý 3, quý 4 rồi sẽ thấy. Lúc này ngành thép đang không thuận lợi. Đợi hai tháng nữa sẽ có kết quả kinh doanh quý 2, cổ đông sẽ thấy tình hình thê thảm thế nào". 

Vị chủ tịch này cũng chỉ ra một số nguyên nhân khiến cho ngành thép sẽ gặp khó khăn trong các quý còn lại của năm. Đầu tiên là giá nguyên vật liệu tăng mạnh bởi do xung đột Nga - Ukraine làm cho giá than luyện tăng 100 - 200 USD/tấn. Thứ hai chính là việc Trung Quốc tiếp tục duy trì chính sách Zero COVID-19 khiến cho nhu cầu giá thép giảm tại thị trường này giảm, đây cũng là một trong những thị trường xuất khẩu chính tại Hòa Phát. 

Ông Trần Đình Long phát biểu: "Khi xung đột Nga - Ukraine mới nổ ra, nhiều người cho rằng ngành thép Việt Nam sẽ hưởng lợi từ việc bớt đi hai đối thủ cạnh tranh là Nga và Ukraine do đây đều là hai nhà sản xuất thép lớn. Tuy nhiên, thực tế không phải màu hồng như vậy". Có thể thấy, đây không phải là vấn đề riêng của Hòa Phát mà là khó khăn chung đối với ngành thép đồng thời cũng đã phần nào được dự báo từ trước. Chính vì thế, trong các báo cáo trước đó có một số công ty chứng khoán cũng đã đưa ra dự phóng thận trọng về lợi nhuận của các doanh nghiệp thép. Mirae Asset nhận định, giai đoạn năm 2022 -2023, Hòa Phát (HPG) có thể có rủi ro về biên lợi nhuận giảm do giá quặng sắt điều chỉnh từ quý 2/2022 và giá than cốc ở mức cao, khả năng sẽ giảm từ mức cao năm 2021 về 24%. Đơn vị này cũng dự phóng sản lượng năm 2022 đạt 9,6 tấn, tăng 8,4% tuy nhiên tổng doanh thu và lợi nhuận ròng dự phóng lần lượt giảm 4,9% và 18% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng đạt 143.438 tỷ đồng và 28.281 tỷ đồng.


Kết quả kinh doanh và dự phóng
Kết quả kinh doanh và dự phóng

Về dài hạn, Mirae Asset cũng đánh giá giai đoạn 2 khu liên hiệp Dung Quất sẽ hướng đến thị trường xuất khẩu nhiều hơn bởi vì thị phần của HPG mảng thép xây dựng ở trong nước đạt 37%, so với giai đoạn 1 trước đó sẽ khó tăng mạnh. Cũng tương tự, SSI Research đưa ra đánh giá biên lợi nhuận trong năm 2022 của hai doanh nghiệp tôn là Hoa Sen Group (HSG) và Thép Nam Kim (NKG) sẽ có điều chỉnh từ mức đỉnh năm 2021 bởi không có hàng tồn kho giá thấp do sự phục hồi giá vừa qua thấp hơn rất nhiều so với mức tăng từ 50 - 70% trong 3 quý đầu năm 2021 và việc giá thép có sự điều chỉnh mạnh ở thị trường Mỹ. Bộ phận phân tích này cũng ước tính biên lợi nhuận ròng của HSG và NKG giảm khoảng 3 điểm phần trăm xuống lần lượt  5,9% và 6,3% trong năm 2022. Chính vì thế, lợi nhuận ròng của HSG và NKG ước tính sẽ đạt lần lượt 3.000 tỷ đồng (-30% so với cùng kỳ) và 1.620 tỷ đồng (-27% so với cùng kỳ) trong năm 2022. Có thể thấy, mức ước tính này được điều chỉnh tăng lần lượt 0,4% và 9% cho Sen Group (HSG) và Thép Nam Kim (NKG) so với dự báo trước đây. 

Đưa ra đánh giá trung lập đối với ngành thép nói chung trong năm 2022, chứng khoán BSC lại cho rằng biên lợi nhuận ngành thép sẽ có sự suy giảm fo giá bán thép bình quân trong năm 2022 giảm khi có sự cạnh tranh trong ngành gia tăng. Công ty chứng khoán này dự phóng lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát sẽ giảm nhẹ 3,1% xuống còn 36.375 tỷ đồng. Trong khi đó, HSG và NKG đều ghi nhận sụt giảm mạnh lần lượt 19% và 14,7% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng đạt 3.493 tỷ đồng và 2.002 tỷ đồng.


Biên lợi nhuận ròng và lợi nhuận ròng/tấn
Biên lợi nhuận ròng và lợi nhuận ròng/tấn

Thực tế, đỉnh lợi nhuận của phần lớn các doanh nghiệp đều đã rơi vào các quý giữa năm 2021. Chi tiết, HSG và NKG đạt mức đỉnh lợi nhuận vào quý 2 trong khi đó HPG vẫn cố thêm một quý. Và đến quý 4/2021, tất cả các doanh nghiệp thép HPG (-29%), HSG (-32%), NKG (-26%),...  đều đã ghi nhận mức lợi nhuận sụt giảm so với quý trước. Lợi nhuận của các doanh nghiệp thép có mức tương quan mật thiết với giá thép trên thế giới. Theo thống kê, nửa đầu năm 2021 khi giá thép liên tục leo thang cùng với cơn sốt nguyên vật liệu toàn cầu, lợi nhuận của các công ty như HPG, HSG, NKG,... cũng có sự bùng nổ chưa từng thấy. Ở khía cạnh khác, khi giá thép hạ nhiệt thì ngành thép sẽ bị ảnh hưởng là điều không thể tránh khỏi. Và với giá thép xu hướng giảm như hiện nay thì các dự phóng lợi nhuận ngành thép có phần thận trọng cũng hoàn toàn có cơ sở. Theo số liệu từ Tradingeconomics cho thấy, giá thép cây hiện chỉ còn khoảng 4.650 NDT/tấn, so với giai đoạn đỉnh cao cuối năm 2021 giản hơn 20%. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Tin mới cập nhật

Quý I/2024, Techcombank ghi nhận lãi kỷ lục, tăng 38,3% so với cùng kỳ

3 giờ trước

Tuổi Sửu hợp hướng nào? Bí quyết chọn hướng nhà “thu hút” tài vận cho người tuổi Sửu

5 giờ trước

Giới trẻ cần làm gì trước nỗi lo mất việc khi xu hướng công nghệ lên ngôi?

5 giờ trước

Nhà máy điện hạt nhân là gì? Ưu, nhược điểm và xu hướng phát triển trong tương lai

6 giờ trước

Sự bùng nổ của Fintech và bài toán pháp lý, bảo mật dữ liệu

6 giờ trước