Cổ phiếu "họ FLC" tiếp tục lao dốc, tài sản ông Trịnh Văn Quyết giảm sâu

Thứ ba, 29/03/2022-16:03
Đây là phiên thứ hai liên tiếp, cổ phiếu liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết bị bán tháo với khối lượng lớn. Bên cạnh đó, sau phiên lao dốc đầu tuần khiến tài sản chủ tịch FLC chỉ còn quanh 4.660 tỷ đồng, rời khỏi top 40 người giàu nhất sàn chứng khoán.

Nhóm FLC vẫn dư bán sàn hàng chục triệu cổ phiếu

Sau phiên điều chỉnh hôm qua, thị trường trong sáng 29/3 đã dần ổn định trở lại, ngoại trừ các cổ phiếu "họ FLC" như FLC, ROS, HAI, KLF, AMD tiếp tục bị bán mạnh với dư bán sàn hàng chục triệu đơn vị.

Cụ thể, Cổ phiếu FLC ngay lập tức rơi xuống mức sàn 12.650 đồng với lượng dư bán hơn 75 triệu cổ phiếu ở giá sàn. Cổ phiếu FLC Faros (ROS) lao hết biên độ về mức 8.160 đồng với gần 60 triệu đơn vị chất sàn.

Tương tự, cổ phiếu KLF của Đầu tư thương mại và Xuất nhập khẩu CFS giao dịch ở mức 5.800 đồng/cp với tổng cộng 12,7 triệu cổ phiếu bán tháo ở giá thấp nhất. Cổ phiếu AMD của Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone rơi về 6.190 đồng với hơn 12,6 triệu chất sàn.


Cổ phiếu họ FLC tiếp tục cắm đầu
Cổ phiếu họ FLC tiếp tục cắm đầu

Cổ phiếu HAI rơi hết biên độ về 5.880 đồng với hơn 6 triệu đơn vị bán sàn. Đồng thời, ART của Chứng khoán BOS giảm 4,9% về 9.800 đồng. Trong khi đó, chỉ có GAB của Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC hiện chưa có giao dịch.

Áp lực bán hôm nay không còn tác động nhiều đến thị chung. Tại thời điểm 10h, chỉ số VN-Index tăng 7,01 điểm (0,48%) lên 1.490,05 điểm; HNX-Index tăng 1% lên 459,49 điểm và UPCom-Index tăng 0,6% lên 116,71 điểm. Thanh khoản thị trường ở mức trung bình thấp với giá trị giao dịch 3 sàn đạt hơn 7.000 tỷ đồng.

Đây là phiên thứ hai liên tiếp, cổ phiếu "họ FLC" tiếp tục lao dốc, sau khi thị trường nhận được những thông tin bất lợi về ông Trịnh Văn Quyết.

Trước đó, kết phiên ngày 28/3, hàng loạt cổ phiếu thuộc "họ FLC" đã đua nhau "nằm sàn" với trạng thái "trắng bên mua", khối lượng dư bán sàn của cả nhóm lên đến hơn hai trăm triệu đơn vị, tính đến cuối phiên.

Kết phiên 28/3, mã FLC chỉ giao dịch được 5,1 triệu cổ phiếu tại giá sàn 13.600 đồng. Trong phiên đóng cửa, mã chứng khoán này có đến 93 triệu đơn vị bán sàn (34,2 triệu bán ATC và 58,6 triệu đặt giá sàn).

Cổ phiếu "họ FLC" tiếp tục lao dốc, tài sản ông Trịnh Văn Quyết giảm sâu - ảnh 2

Tương tự, cổ phiếu FLC Faros (ROS) lao về giá sàn 8.770 đồng với tổng cộng hơn 86 triệu đơn vị vẫn còn bán sàn (26,5 triệu bán ATC và 59,6 triệu đặt giá sàn).

KLF của Đầu tư thương mại và Xuất nhập khẩu CFS rơi về 6.400 đồng với tổng cộng 21 triệu cổ phiếu bán sàn. Cổ phiếu AMD của Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone bị bán sàn tại 6.650 đồng với gần 12,9 triệu chất sàn.

Cổ phiếu Nông dược H.A.I (HAI) rơi về 6.320 đồng và còn hơn 12,9 triệu đơn vị bán sàn. Mã ART của Chứng khoán BOS giảm về 10.300 đồng với hơn 7,8 triệu đơn vị bán sàn. Chỉ có GAB của Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC chưa có giao dịch.

Chỉ tính riêng trong phiên đầu tuần, nhóm cổ phiếu FLC có chưa đến 25 triệu cổ phiếu được khớp lệnh. Trong khi nhiều nhà đầu tư vẫn đang cố gắng thoát vị thế với nhóm FLC khi có trên 230 triệu cổ phiếu bị bán sàn, mức kỷ lục trên thị trường.

Tài sản ông Trịnh Văn Quyết giảm sâu

Đà lao dốc trên đã khiến những cổ đông đang nắm giữ cổ phiếu trong tài khoản chịu thiệt hại nặng nề, trong đó ông Trịnh Văn Quyết đang nắm giữ lượng cổ phiếu khá lớn.

Ông Trịnh Văn Quyết giữ chức Chủ tịch FLC từ năm 2010 đến nay và là cổ đông lớn nhất sở hữu 215,4 triệu cổ phiếu FLC, tương đương 30,34% vốn của tập đoàn.

Theo giá trị thị trường, lượng cổ phiếu FLC mà ông Quyết đang nắm giữ chỉ còn hơn 2.929 tỷ đồng, tức mất hơn 215 tỷ đồng so với ngày hôm trước.

Thị giá GAB hiện vẫn duy trì tại mức 196.400 đồng.Cá nhân ông Quyết là đang là cổ đông lớn nhất sở hữu hơn 7,6 triệu cổ phiếu GAB (tương đương 51,1% vốn). Giá trị thị trường của khối cổ phiếu này là hơn 1.495 tỷ đồng.

Ông Quyết còn đang nắm giữ trực tiếp gần 3,2 triệu cổ phiếu ART. Với thị giá rơi về 10.500 đồng thì lượng cổ phần này chỉ còn giá trị 32 tỷ đồng.

Với FLC Faros (ROS), ông Quyết đã thôi chức Chủ tịch HĐQT từ tháng 5/2017 và liên tục bán hơn 267 triệu cổ phiếu ROS để không còn là cổ đông lớn và người nội bộ, do đó đã không còn diện phải công bố thông tin.

Dựa theo báo cáo đến ngày 31/12/2020, ông Trịnh Văn Quyết sở hữu 23,7 triệu cổ phiếu ROS, tương ứng 4,17% vốn. Trong trường hợp ông Quyết giữ nguyên tỷ lệ sở hữu này đến hôm nay thì số cổ phiếu ROS trên có giá trị 208 tỷ đồng.

Theo đó, tổng giá trị cổ phiếu mà Chủ tịch FLC đang nắm giữ tại các công ty trên sàn chứng khoán tương đương khoảng 4.664 tỷ đồng. Con số này khiến vị đại gia rơi khỏi top 40 người giàu nhất sàn chứng khoán.

Cổ phiếu "họ FLC" tiếp tục lao dốc, tài sản ông Trịnh Văn Quyết giảm sâu - ảnh 3

So với thời kỳ hoàng kim thì khối cổ phiếu này còn rất nhỏ. Trước đó, vào năm 2017, ông Quyết từng nắm giữ số lượng cổ phiếu trên sàn chứng khoán có quy mô trên 58.850 tỷ đồng (2 tỷ USD), tăng hơn 25.000 tỷ so với năm 2016.

Đương nhiên đây cũng chỉ là tài sản phần nổi bởi ông Quyết còn được biết đang nắm giữ cổ phần tại một số công ty đại chúng cùng hàng loạt bất động sản lớn.

Trong đó phải kể đến việc sở hữu hơn 56% vốn của hãng hàng không Bamboo Airways từ ngày 1/6/2021 và 52,49% vốn của FLC Homes tại cuối năm 2020.

Trong báo cáo tài chính năm 2018, ông Quyết và vợ (bà Lê Thị Ngọc Diệp) từng dùng 5 biệt thự tại khu đô thị mới Mỹ Đình II (TP Hà Nội) để bảo đảm cho khoản vay của Tập đoàn FLC. Các biệt thự này bao gồm B12-BT6, B28-BT1A, B30-BT6, B3-BT6, B32-BT6 với mức định giá 95 tỷ đồng cho các khoản vay.

Tuy nhiên, những tài sản trên chỉ mang tính định tính do khó có phương thức xác định rõ con số thực tế và giá trị thực tế của các tài sản ngoài sàn chứng khoán có thể lớn hoặc nhỏ hơn đáng kể so với ước tính.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

3 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

3 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

4 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

6 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

8 giờ trước