Cổ phiếu "họ FLC" được giải cứu: FLC và ROS cùng thoát cảnh dư bán giá sàn, các mã khác đồng loạt tăng trần

Thứ năm, 01/04/2022-14:04
Sau khi 4 phiên bị bán tháo liên tục, phiên giao dịch ngày 1/4, nhà đầu tư bắt đầu "giải cứu" cổ phiếu họ FLC.

Cổ phiếu họ FLC Group kể từ đầu tuần đã bị bán tháo liên tục do những thông tin tiêu cực liên quan đến việc Chủ tịch HĐQT Trịnh Văn Quyết bị cấm xuất cảnh và bắt tạm giam về hành vi thao túng chứng khoán.

Cụ thể, FLC sáng nay giảm sàn còn 10.250 đồng, vùng giá thấp nhất kể từ giữa tháng 8 năm ngoái. Tương tự, ROS cũng lao dốc về 6.570 đồng. Hai cổ phiếu đều trong tình trạng "trắng bên mua" suốt buổi sáng. Trong khi HAI, ART, AMD và KLF cũng giảm sâu 5-8%. 

Đến đầu phiên chiều, lực mua ồ ạt giúp toàn bộ lượng cổ phiếu chờ bán tại giá sàn gần 30 triệu đơn vị được hấp thụ. Lúc 13h05, khối lượng khớp lệnh của FLC đã vượt 57 triệu, nhiều hơn sáu phiên giao dịch gần nhất cộng lại. ROS cũng khớp đến 46 triệu đơn vị. Thị giá hai mã này cũng được kéo lên đáng kể, lần lượt ở 10.800 đồng và 6.970 đồng.


Diễn biến giá các cổ phiếu trong hệ sinh thái FLC
Diễn biến giá các cổ phiếu trong hệ sinh thái FLC

Tín hiệu "giải cứu" còn thể hiện rõ hơn tại các cổ phiếu trong hệ sinh thái của tập đoàn này. Theo đó, AMD và HAI giảm mạnh lúc mở cửa nhưng sau đó đổi chiều, lần lượt tăng 3,2% và 3,3%. Mức tăng còn mạnh hơn ở KLF với mức tăng trần 10% và ART với 8,7%. Thanh khoản các mã này đều dao động 4-10 triệu đơn vị.

Diễn biến này tương tự kịch bản của những đợt sóng trước đây. Các cổ phiếu thường mất khoảng 1 - 2 tháng để leo từ "chân sóng" lên đỉnh bằng nhiều chu kỳ tăng mạnh 3-4 phiên, thậm chí là tăng trần, sau đó điều chỉnh 1-2 phiên. Dấu hiệu đỉnh của những đợt sóng này là cổ phiếu sẽ lao dốc nhiều phiên với thanh khoản giảm dần hoặc mất thanh khoản. Nhưng vài phiên sau đó, cả gái lẫn thanh khoản sẽ bật mạnh rồi đi ngang một thời gian trước khi hình thành đợt sóng mới.

Giám đốc đầu tư một công ty quản lý quỹ có trụ sở tại Hà Nội cho rằng không khó nhận ra kịch bản tạo sóng của các mã này nếu nhìn lại diễn biến trong quá khứ. Tuy nhiên, đọc vị và dự báo được diễn biến không có nghĩa sẽ nắm chắc phần thắng bởi tính đầu cơ của các cổ phiếu này quá cao.

"Rất khó để nói bạn sẽ bắt đáy hay bắt dao rơi trong những trường hợp lên đỉnh nhanh và lao dốc không phanh thế này", vị này nói, đồng thời khuyến nghị nhà đầu tư cẩn trọng khi ra quyết định và giữ kỷ luật theo chiến lược đầu tư của bản thân.

Tính từ đầu năm đến nay, cổ phiếu 'họ FLC' đã trải qua 2 đợt bán tháo lớn. Đợt thứ nhất diễn ra khi ông Trịnh Văn Quyết bán chui 74,8 triệu cổ phiếu FLC ngày 10/1/2022. Đợt bán tháo thứ hai bắt đầu từ ngày 25/1, khi ông Quyết bị tạm hoãn xuất cảnh và sau đó bị bắt.

Theo tính toán, các cổ phiếu 'họ FLC' đã giảm từ 30-50% so với đầu năm. Trong đó, FLC giảm 42% và ROS giảm hơn 50%.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Chuyên gia Dragon Capital chỉ ra 3 yếu tố giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng

1 giờ trước

Đất nền mới chỉ “rục rịch” có giao dịch, chưa thực sự “nóng” như lời đồn

3 giờ trước

Sở hữu 3 căn hộ cho thuê mang lại thu nhập ổn định, 9X khuyên Gen Z: “Nên mua nhà sớm!”

3 giờ trước

Làm thế nào để kiểm soát rủi ro khi vay tiền mua nhà?

5 giờ trước

LPBank dự định đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam, không trả cổ tức trong 3 năm

6 giờ trước