Chuyên gia xác định nhóm sản phẩm bất động sản đáng đầu tư trong năm 2023

Thứ bảy, 26/03/2023-08:03
Các chuyên gia cho biết, hiện tại là thời điểm mà thị trường bất động sản Việt Nam bước vào chu kỳ phát triển mới, theo hướng bền vững và ổn định hơn sau nhiều biến động lớn vừa trải qua.

Cơ hội tốt để sang chu kỳ mới

Giám đốc Thị trường vốn & Dịch vụ đầu tư của Colliers Việt Nam - Bà Cao Lê Tường Vân cho rằng, khi đóng một cánh cửa thì sẽ có cánh cửa khác mở ra. Khó khăn trên thị trường bất động sản Việt Nam trong thời gian có có điểm tương đồng với các diễn biến tại một số thị trường châu Á - Thái Bình Dương.

Cụ thể là làn sóng tháo chạy khỏi những tài sản rủi ro cao, kéo theo quá trình thiết lập giá mới. Dự báo, các thị trường trong khu vực này sẽ ổn định trở lại từ nửa sau của năm 2023. Việt Nam cần nắm bắt tốt thời điểm giảm tốc này để có bước chuyển đổi chiến lược phát triển phù hợp. 

Phân khúc nhà ở hiện tại đang ghi nhận nhiều chuyển biến mới, hướng tới sự phát triển ổn định và minh bạch. Nguồn cung thị trường được kỳ vọng sẽ cân bằng với sự đa dạng về sản phẩm và chất lượng trong khi khối ngoại tham gia nhiều hơn.


Những tài sản chất lượng cao mang đến giá trị bền vững như nhà ở, văn phòng, công nghiệp và hậu cần
Những tài sản chất lượng cao mang đến giá trị bền vững như nhà ở, văn phòng, công nghiệp và hậu cần

Bà Vân cho rằng, những tài sản chất lượng cao mang đến giá trị bền vững như nhà ở, văn phòng, công nghiệp và hậu cần tại châu Á - Thái Bình Dương sẽ dẫn dắt sự tăng trưởng thị trường BĐS năm 2023. Tương ứng, các loại tài sản thuộc ba phân khúc trên được kỳ vọng sẽ có chuyển đổi rõ rệt ở Việt Nam trong những năm tới.

Bất động sản công nghiệp như kho bãi, nhà máy, hậu cần là tài sản phòng thủ được đánh giá cao, dự báo diễn biến sôi động nhất trên thị trường Việt Nam năm 2023. 

Tại phân khúc bất động sản văn phòng có khách thuê ngày càng có thêm yêu cầu “khó tính” hơn, cho thấy sự thay đổi về chiến lược tổ chức nhân sự và nơi làm việc trong những năm nay. 

Dù mô hình văn phòng truyền thống vẫn được ưu ái và chiếm tỷ trọng cao hơn nhưng xu hướng làm việc linh hoạt ngày càng nhân ra rộng rãi. Kéo theo đó là yêu cầu tái thiết không gian làm việc theo hướng bền vững, linh hoạt và phải đảm bảo gắn kết nội bộ. 

Trên thị trường bất động sản bán lẻ đang cho thấy một bức tranh có nhiều nét tương phản. Diện tích mặt bằng bán lẻ trên đầu người tại Việt Nam khá thấp, giá thuê mặt bằng bán lẻ tiếp tục tăng vào giai đoạn tới vì các chủ đầu tư có lợi thế cầu vượt cung. 

Tuy nhiên, nhà đầu tư cần hết sức thận trọng với các dự án mới vì lo ngại lạm phát, chi phí xây dựng ngày càng tăng, quỹ đất lớn khan hiếm và dự án đủ pháp lý còn hạn chế. Chưa kể nhiều yêu cầu khắt khe hơn về mật độ dân cư và mức độ phát triển ở từng khu vực. Ngoài ra, yêu cầu chuyển đổi mô hình bán lẻ kết hợp với bán hàng đa kênh, tập trung vào trải nghiệm của khách hàng đang trở nên cấp thiết. 


Căn hộ chung cư, nhà phố (nhà ở gia đình) đang dẫn đầu mức độ quan tâm về bất động sản trong xã hội
Căn hộ chung cư, nhà phố (nhà ở gia đình) đang dẫn đầu mức độ quan tâm về bất động sản trong xã hội

Cuối cùng là căn hộ chung cư, nhà phố (nhà ở gia đình) đang dẫn đầu mức độ quan tâm về bất động sản trong xã hội. Tuy nhiên nguồn cung và giá bán, thanh khoản dự kiến vẫn còn khó khăn đến ít nhất là quý III năm nay. 

Nhìn chung, tâm lý thị trường sẽ theo hướng đòi hỏi tính minh bạch và tập trung vào những dự án định vị ở phân khúc có giá bán hợp lý. Thị trường tại các khu đô thị, khu dân cư mới gần khu công nghiệp sẽ tăng trưởng mạnh hơn. Loại hình nhà ở cho công nhân, nhà ở xã hội được kỳ vọng sẽ nhận nhiều quan tâm hơn từ chủ đầu tư, qua đó góp phần giải tỏa áp lực nhà ở cho đối tượng có thu nhập trung bình - thấp. 

Dòng tiền đầu tư ngoại chảy mạnh vào phân khúc nhà ở

Nhìn dưới góc độ đầu tư, Giám đốc Phát triển Kinh doanh Colliers Việt Nam - Ông Nguyễn Việt Hoàng nhận định, bất động sản nhà ở vẫn có sức hấp nhất nhất định đối với dòng tiền đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 

Trong bối cảnh dòng vốn và tín dụng chưa được khơi thông, đây sẽ là cơ hội tốt để các quỹ hưu trí, quỹ vốn bảo hiểm, các quỹ tài sản có chủ quyền từ Bắc Mỹ, châu  u, châu Á - Thái Bình Dương tiếp cận những dự án BĐS nhà ở tại Việt Nam - nơi thị trường luôn nghiêng về khối nội. 

Trong năm 2022, thị trường BĐS Việt Nam chịu liên tiếp hai cú sốc là: Tắc nghẽn dòng tiền và thử thách niềm tin. Dù sẽ khó có một cuộc khủng hoảng toàn diện xảy ra, nhưng năm 2023 dự báo vẫn còn nhiều trở ngại trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn kéo dài và biến động trong nước chưa thể giải quyết sớm. 


Pháp lý vẫn là nguyên nhân lớn nhất khiến thị trường BĐS Việt Nam mất đi sức hút với các nhà đầu tư ngoại
Pháp lý vẫn là nguyên nhân lớn nhất khiến thị trường BĐS Việt Nam mất đi sức hút với các nhà đầu tư ngoại

Lạm phát, lãi suất và suy thoái kinh tế thế giới là 3 yếu tố tiếp tục cản trở đà phục hồi của các thị trường BĐS trọng điểm khu vực châu Á - Thái Bình Dương tới ít nhất nửa đầu năm 2023. 

Các nhà đầu tư chuyển hướng sang phòng thủ, dẫn tới làn sóng tháo chạy khỏi những tài sản rủi ro cao. Việt Nam cũng nằm trong quỹ đạo chung, giao dịch trầm lắng từ giữa năm 2022 tới nay vẫn chưa dừng lại. Tuy nhiên, mỗi phân khúc lại ghi nhận tác động khác nhau, khắc họa khuynh hướng thị trường đối diện với các biến động. 

So với những nước cùng khu vực, Việt Nam sở hữu lợi thế là ổn định chính trị, sức tiêu dùng nội địa, độ mở kinh tế, cấu trúc dân số vàng, tốc độ đô thị hóa nhanh. Hầu hết các phân khúc BĐS Việt Nam đều có cầu nhiều hơn cung, đồng nghĩa với việc dư địa còn rất lớn.

Ông David Jackson - Tổng Giám Đốc Colliers Việt Nam nhận định: “Thị trường giảm tốc và còn nhiều rủi ro, nhưng cũng mở ra các cơ hội mới để chuyển đổi bền vững. Theo đó, đây sẽ là thời điểm vàng để BĐS tái định hướng, gắn với các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội như giải quyết vấn đề an cư, BĐS cho sản xuất - kinh doanh. Một khi những nền tảng cung - cầu, giá thành - lãi suất và chính sách được củng cố, thị trường BĐS sẽ có đà tăng trưởng ổn định dài hạn và gia tăng sức chống chịu trước những cú sốc bên ngoài”. 

Theo TS. Sử Ngọc Khương - Giám đốc Cấp cao Bộ phận Tư vấn Đầu tư Savills Việt Nam, vấn đề pháp lý vẫn là nguyên nhân lớn nhất khiến thị trường BĐS Việt Nam mất đi sức hút với các nhà đầu tư ngoại. Nhà nước cần nhanh chóng có thêm giải pháp thực tế để thu hút nguồn lực, nhất là dòng tiền FDI vào tất cả các phân khúc BĐS như văn phòng, bán lẻ, nhà ở, khu công nghiệp. 

Vướng mắc pháp lý dẫn tới thời gian thực hiện đầu tư dự án quá lâu sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư và đẩy giá cao sẽ không phù hợp với đại bộ phận người dân. Đây cũng là nguyên nhân lớn nhất khiến thị trường BĐS Việt Nam mất đi sức hút với nhà đầu tư nước ngoài, hạn chế tiềm năng của thị trường.

“Các nút thắt pháp lý cần được tháo gỡ sớm hơn để khơi thông dòng vốn, cũng chính là mong muốn của các doanh nghiệp địa ốc hiện nay. Dưới góc độ quản lý Nhà nước, cần tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp, tạo hành lang pháp lý để dự án được triển khai nhanh chóng. Việc này giúp cho chi phí đầu vào của doanh nghiệp giảm đi và làm tăng lợi ích cho người tiêu dùng” - Vị chuyên gia nói.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

3 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

3 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

3 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

4 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

4 giờ trước