Chuyên gia mách nước để bất động sản nghỉ dưỡng hút khách sau 2 năm "đóng băng"

Thứ ba, 27/09/2022-17:09
Khi hoạt động du lịch sôi động hơn và du khách nội địa cũng như quốc tế đang dần quay trở lại Việt Nam thì bài toán cho các chủ đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng lúc này là việc nâng cao chất lượng, xây dựng điểm đến và tạo ra sự phát triển lâu dài.

Ngành du lịch sôi động trở lại

Năm 2022 chính thức đánh dấu cho giai đoạn phục hồi của ngành du lịch Việt Nam sau 2 năm "đóng băng" do đại dịch Covid-19. Tần suất các chuyến bay nội địa đã quay trở lại mức thời điểm năm 2019. Theo công bố của Cục Hàng không Việt Nam cho biết, tính trong 6 tháng đầu năm 2022, thị trường nội địa đạt số lượng 20,8 triệu khách, tăng 58,4% so với cùng kỳ năm 2021, thậm chí tăng 12% so với cùng kỳ năm 2019.

Bên cạnh đó, các hãng hàng không cũng đã chuyển hướng sang khai thác các thị trường tiềm năng như Ấn Độ cũng như mở rộng thêm các đường bay tại một số thị trường quen thuộc như Hàn Quốc, Malaysia hay Singapore. Đây được xem là một tín hiệu khả quan trong bối cảnh thị trường quốc tế vẫn có tốc độ phục hồi chậm do nhiều quốc gia vẫn đang áp dụng những quy định hạn chế đi lại nhằm phòng chống dịch bệnh.

Theo đà phục hồi của ngành du lịch, hoạt động thị trường khách sạn cũng được cải thiện rõ rệt. Theo báo cáo mới nhất của Savills ghi nhận công suất thuê phòng tại Hà Nội tăng trung bình 16% theo năm, so với mức 27% của cùng kỳ năm 2021. Còn tại TP, Hồ Chí Minh, công suất trung bình cũng ghi nhận ở mức 39%, tăng từ mức 18% của cùng kỳ năm trước.

Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc, Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương đánh giá, thị trường nghỉ dưỡng đang dần sôi động trở lại. Công suất một số khách sạn trong thành phố đã cải thiện nhờ nhu cầu di chuyển và công tác của khác du lịch và chuyên gia đến Việt Nam. Các thị trường nghỉ dưỡng ven biển có tỷ lệ lấp đầy cao, đặc biệt ở phân khúc hạng sang. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng cho biết rằng các dự án lớn nhưng vị trí không đẹp đã gặp khó khăn. Thị trường phân hóa rõ rệt với sự chú trọng vào chất lượng hơn số lượng.


Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc, Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương
Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc, Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương

Cùng với đó, hoạt động du lịch toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đã tái khởi động. Tuy vậy, ngành du lịch vẫn đang đứng trước một số hạn chế để đạt được những bước tiến nổi bật. Đồng thời, các vấn đề toàn cầu như lạm phát hay sự sụt giảm của khách du lịch Trung Quốc, căng thẳng chính trị, ngoài ra, một thách thức lớn nữa mà du lịch nước nhà đang phải đối mặt đó là sự dư thừa nguồn cung.

Chuyên gia Savills cho rằng, các dự án trên thị trường hiện nay chủ yếu chú trọng về quy mô và sản phẩm bán. Nhiều điểm du lịch có mật độ xây dựng dày đặc, mỗi dự án đòi hỏi cần xây dựng được bản sắc riêng của mình. Các loại hình sản phẩm lưu trú cần được làm đa dạng, đi kèm với đó là chất lượng quản lý vận hành cũng cần được nâng cao.

Chia sẻ về giải pháp để ngành du lịch Việt Nam thu hút nhiều khách ghé thăm, vị chuyên gia nhấn mạnh vào yếu tố trải nghiệm dịch vụ. "Theo tôi, có hai yếu tố chính cần được ưu tiên đó là trải nghiệm văn hóa và trải nghiệm bình yên thư thái - hay còn được gọi là lối sống "wellness". Đây là những yếu tố góp phần tạo nên sức hấp dẫn của du lịch địa phương trong dài hạn tại Việt Nam", ông Mauro Gasparotti nói.


Theo chuyên gia, có hai yếu tố chính cần được ưu tiên là trải nghiệm văn hóa và trải nghiệm bình yên thư thái
Theo chuyên gia, có hai yếu tố chính cần được ưu tiên là trải nghiệm văn hóa và trải nghiệm bình yên thư thái

Cách để bất động sản nghỉ dưỡng hấp dẫn

Mặc dù trải nghiệm khách hàng là điểm then chốt trong ngành du lịch nghỉ dưỡng, song việc thiết kế và khai thác được các yếu tố này tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân đến từ việc áp dụng quan điểm về bất động sản nhà ở lên phân khúc nghỉ dưỡng. Xét tại một dự án bất động sản nhà ở như chung cư hay nhà phố thì quá trình sinh hoạt hàng ngày của cư dân sẽ là yếu tố mà chủ đầu tư chú trọng. Trải nghiệm ấp phải được mang đến bởi hệ thống tiện ích phục vụ những nhu cầu hàng ngày, cùng dịch vụ vận hành ổn định và chuyên nghiệp. 

Trong khi đó, với những dự án bất động sản nghỉ dưỡng, ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng của con người. Do đó, không gian của dự án này cần được thiết kế đặc biệt để mang lại cảm giác thư thái cho du khách. Chính vì thế, nếu tiếp cận sau hướng có thể sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, điển hình là xuất hiện những dự án có tổng thể kém hiệu quả, thiếu điểm nhấn, thiếu tiện ích và không tạo ra được không gian thư giãn cho khách hàng. Những dự án như vậy sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút du khách, dẫn tới dư thừa nguồn cung trong khi nhu cầu của khách hàng lại không được đáp ứng.

Để giải quyết vấn đề này, một số chủ đầu tư đã tìm đến các thương hiệu để hợp tác trong khâu thiết kế và vận hành. Tuy nhiên, để đảm bảo dự án thành công về lâu dài, thương hiệu có danh tiếng thôi là chưa đủ mà chủ đầu tư cần triển khai dự án một cách cẩn trọng từ khâu hoạch định cho đến khi dự án đi vào vận hành.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo ông Mauro, điều quan trọng nhất là phải thay đổi cách tiếp cận từ "khai thác tối đa không gian" của bất động sản sang "chú trọng giải nghiệm khách hàng" của ngành nghỉ dưỡng. "Nếu chúng ta có thể đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của khách hàng, chúng ta sẽ dễ dàng thúc đẩy nguồn cầu, thậm chí có thể tạo ra nguồn khách hàng trung thành. Nếu du khách yêu thích trải nghiệm tại điểm đến, họ sẽ quay lại thường xuyên, thậm chí là mua bất động sản tại đó", vị chuyên gia Savills chia sẻ thêm. 

Có thể thấy, bất động sản nghỉ dưỡng là một phân khúc đặc biệt, cho phép các chủ đầu tư có thể hiện thực hóa nhiều ý tưởng sáng tạo để tạo ra các sản phẩm khác biệt trên thị trường. Những sản phẩm này tận dụng các tài nguyên du lịch có sẵn của Việt Nam như các bãi biển đẹp, cảnh sắc núi non hùng vĩ hay bản sắc văn hóa địa phương. Các tài nguyên này mới chỉ được khai phá trong những năm gần đây khi ngành du lịch bắt đầu bùng nổ. Vì vậy, vẫn còn rất nhiều tiềm năng để du lịch của Việt Nam vươn xa hơn nữa trên bản đồ du lịch thế giới.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025