Chuyên gia dự báo kinh tế Việt Nam trong năm 2023: Thị trường chứng khoán, trái phiếu, bất động sản sẽ đối diện với quá trình tái cơ cấu và ổn định lại

Thứ bảy, 07/01/2023-16:01
Theo ghi nhận, mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2023 ghi nhận là 6,5% dựa trên cột mốc tăng trưởng rất cao năm 2022 là một thách thức vô cùng lớn của nền kinh tế, đòi hỏi cố gắng cũng như kiên trì ở mức cực đại.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, năm 2022 kinh tế Việt Nam có nhiều điểm sáng chỉ sau thời gian ngắn phục hồi sau đại dịch cũng cho thấy được sự cố gắng lớn của khu vực doanh nghiệp và điều hành. Điều này cũng có thể là cơ sở và bài học cho năm 2023 và những năm tiếp theo khi mà các mục tiêu lớn hơn từ trong cũng như ngoài nước. 

Năm 2022, GDP Việt Nam ghi nhận tăng trưởng cao

Số liệu và phân tích của Tổng cục Thống kê cho biết, GDP năm 2023 tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn từ năm 2011 - 2022 chính là hội tụ của nhiều yếu tố nền tảng, trong đó sự ổn định kinh tế vĩ mô, các gói hỗ trợ cũng như gia hạn về thuế, ngoài ra đó là gói hỗ trợ vay lãi suất ưu đãi nhằm góp phần giúp cho nền kinh tế dần ổn định và phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. 

Bên cạnh đó, yếu tố tăng trưởng của các nhóm ngành nông - lâm thủy sản, công nghiệp, xây dựng cũng góp phần giúp cho nền kinh tế của Việt Nam hồi phục một cách mạnh mẽ. Và theo báo cáo của Bộ Công Thương, dự kiến cả năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp ghi nhận tăng hơn 9% và cao hơn cùng kỳ năm trước, đạt mục tiêu tăng trưởng của ngành. 

Trong khi đó thì tổng mức bán lẻ hàng hóa cùng doanh thu dịch vụ năm tăng 21% và vượt mục tiêu kế hoạch của ngành. Cùng với việc tiêu dùng cũng như bán lẻ tăng nhanh đã khiến cho nền kinh tế sớm phục hồi và sản xuất tăng trở lại. 


GDP năm 2023 tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn từ năm 2011 - 2022 chính là hội tụ của nhiều yếu tố nền tảng, trong đó sự ổn định kinh tế vĩ mô, các gói hỗ trợ cũng như gia hạn về thuế
GDP năm 2023 tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn từ năm 2011 - 2022 chính là hội tụ của nhiều yếu tố nền tảng, trong đó sự ổn định kinh tế vĩ mô, các gói hỗ trợ cũng như gia hạn về thuế

Còn về giải ngân vốn đầu tư, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cũng cho biết, năm 2022, số vốn giải ngân tại thị trường Việt Nam ước đạt mức khoảng 21 tỷ USD, tăng cao nhất trong mấy năm trở lại đây với hàng loạt dự án lớn cấp mới hay tăng vốn như của Lego, Samsung, Intel.

Đối với việc tăng vốn FDI cùng sự phục hồi một cách mạnh mẽ của khu vực doanh nghiệp cũng đã giúp tăng trưởng thương mại xuất nhập khẩu của Việt Nam cao kỷ lục. Và theo ước tính của Bộ Công Thương, năm 2022 ghi nhận tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có thể đạt mức khoảng 732 tỷ USD, so với năm 2021 tăng khoảng 10% và nền kinh tế xuất siêu ghi nhận hơn 11 tỷ USD. 

Nguyên nhân cuối cùng khiến cho mức tăng trưởng của GDP Việt Nam cao kỷ lục trong thời gian một thập kỷ qua chính là bởi tăng trưởng GDP 2021 quá thấp bởi ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Tổng cục trưởng, Tổng cục Thống kê - bà Nguyễn Hương khẳng định rằng: “Bên cạnh những nguyên nhân về các gói chính sách ưu đãi về thuế phí giúp doanh nghiệp phục hồi sớm, sự trỗi dậy của doanh nghiệp sau đại dịch và sức tiêu thụ hàng hoá cao, tăng trưởng năm 2022 cao do tăng trưởng năm 2021 ở mức thấp, chính vì vậy, khi quy mô GDP tăng cao, kéo theo sức tăng trưởng của nền kinh tế cao”. 

Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) - GS Nguyễn Mại cho biết, tăng trưởng GDP năm 2022 có nhiều tín hiệu tích cực bởi nỗ lực nhiều của doanh nghiệp. Mặc dù vậy thì năm 2023 cũng sẽ rất thách thức bởi có nhiều vấn đề nội tại của nền kinh tế Việt Nam như thanh khoản bất động sản, thị trường vốn khó khăn và lãi suất tăng cao, đáng chú ý là doanh nghiệp thiếu đơn hàng. Dự báo năm 2023, tăng trưởng ghi nhận là 6,5% trên nền tăng trưởng 8,1% (khoảng 409 tỷ USD) là rất thách thức.

Cũng theo vị chuyên gia này, để cho quy mô nền kinh tế Việt  Nam đạt trên 430 tỷ USD năm 2023, tương ứng với mức tăng 6,5% cũng sẽ cần hội tụ đủ yếu tố và từ giải ngân đầu tư công, xuất khẩu cũng như đặc biệt là tính thanh khoản của thị trường tiền tệ, chứng khoán, bất động sản, trong khi đó là ¾ thị trường này hiện đang bị khó khăn. 

Còn theo ông Lê Trung Hiếu, phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thì trong năm 2023 nền kinh tế sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Trong đó thì kinh tế trên thế giới cũng sẽ có nhiều biến động, thách thức phức tạp khó lường - điều này cũng sẽ tác động đến nền kinh tế của nước ta. Nhu cầu mua sắm ở các thị trường lớn như Mỹ, châu  u, Nhật Bản giảm bởi lạm phát tăng ca và kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, một số nước có nguy cơ rơi vào suy thoái ngắn hạn.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cũng theo đó, nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh suy giảm mạnh trong những tháng cuối năm 2022, đáng chú ý là công nghiệp chế biến, chế tạo tăng chậm cũng sẽ làm tăng trưởng chung giảm. Thị trường xuất khẩu thu hẹp dần bởi sức cầu ở các thị trường lớn suy yếu. Hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cũng còn phải đối mặt với nhiều khó khăn cũng như thách thức gia tăng. 

Và thị trường bất động sản cũng còn gặp nhiều khó khăn về tính thanh khoản, dòng tiền cũng như tiếp cận nguồn vốn. Bên cạnh đó, lãi suất ở mức cao và tỷ giá chưa giảm nhiều cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều ngành cũng như lĩnh vực của nền kinh tế, việc làm của người dân.

Đâu là điểm sáng, niềm tin ở trong gian khó?

Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) - chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh cho biết, động lực giúp tăng trưởng kinh tế trong năm 2023 chính là giải ngân đầu tư công tăng bởi nhiều dự án trọng điểm, dự án lớn được triển khai, trong đó chính là dự án sân bay Long Thành, đường cao tốc Bắc Nam. 

Và sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc cũng sẽ tác động một cách tích cực đến tăng trưởng toàn cầu nói chung và tình hình sản xuất của Việt Nam. Hiện tại thì Trung Quốc đang là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam. Cũng chính vì thế mà theo giới chuyên gia, việc nền kinh tế Trung Quốc sớm mở cửa trở lại và bỏ kiểm dịch cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam bớt khó khăn hơn. 

Mặc dù vậy thì năm 2023 cũng là năm khó khăn rất lớn đối với kinh tế của Việt Nam khi mà thị trường xuất khẩu được dự đoán là khó khăn khi mà sức tiêu dùng suy giảm, lạm phát toàn cầu tăng nhanh. Trong khi đó thì thanh khoản thị trường vốn, bất động sản cũng tiếp tục khó khăn, cảnh báo nhiều rủi ro lớn đối với hệ thống tài chính và doanh nghiệp.


Đối với việc tăng vốn FDI cùng sự phục hồi một cách mạnh mẽ của khu vực doanh nghiệp cũng đã giúp tăng trưởng thương mại xuất nhập khẩu của Việt Nam cao kỷ lục
Đối với việc tăng vốn FDI cùng sự phục hồi một cách mạnh mẽ của khu vực doanh nghiệp cũng đã giúp tăng trưởng thương mại xuất nhập khẩu của Việt Nam cao kỷ lục

Chuyên gia từ CIEM cho hay, thị trường chứng khoán, trái phiếu, bất động sản trong năm 2023 cũng sẽ đối diện với quá trình tái cơ cấu và ổn định lại. Chính sự suy giảm của thị trường vốn khiến cho doanh nghiệp khó có thể tiếp cận với vốn dài hạn. Trong khi đó thì thị trường bất động sản cũng sẽ trải qua thời kỳ lạnh giá và trầm lắng. Hơn thế, rủi ro cũng sẽ không thể tránh khỏi đối với các nhà đầu tư.

Trên thực tế thì theo nhiều chuyên gia kinh tế, năm 2023 áp lực lạm phát cũng sẽ ở mức cao khi mà giá điện có thể được điều chỉnh tăng, lãi suất cao và lương cơ bản cũng tăng. Điều này cũng sẽ có thể khiến tác động đến đời sống người dân. 

Ngoài ra thì xu hướng tồn kho tăng cao, doanh nghiệp thiếu đơn hàng hay không nhận được đơn hàng mới đã dẫn đến việc giãn hoãn lao động, cho nghỉ việc tạm thời hoặc là sa thải công nhân ngày một lớn. Và điều này cũng đã manh nha từ thời điểm tháng 9/2022 cho đến cuối năm 2022. 

Còn về kiến nghị thì nhiều chuyên gia cũng khẳng định rằng, năm 2023 để cho nền kinh tế thực sự có sức bật tăng mạnh, giải phóng vốn đầu tư công phải triệt để. Các gói kích cầu và hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp cũng cần phải được triển khai hiệu quả hơn. Và để có thể giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp thì cần linh hoạt chính sách tài khóa cũng như tiền tệ, trong khi đó, số thuế tăng cao cũng cần gia hạn và hoãn thu thuế sớm để có thể nuôi dưỡng nguồn thu. Việc giảm lãi suất hoặc tăng cơ hội để có thể tiếp cận vốn cho doanh nghiệp với mục đích giải quyết khó khăn và khát vốn để có thể duy trì đơn hàng, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

9 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

10 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

10 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

12 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

14 giờ trước