Chuyên gia dinh dưỡng Trần Văn Dai: Công thần giúp HAGL “hồi sinh” nhưng chưa từng ký kết hợp đồng, chưa nhận đồng lương nào từ bầu Đức

Thứ hai, 24/01/2023-16:01
Ông Trần Văn Dai là một chuyên gia sinh dưỡng, đồng thời là kiến trúc sư trưởng Chương trình chăn nuôi của HAGL. Trước khi đến với HAGL, ông Dai đã từng làm việc tại Tập đoàn CP Group Thái Lan và là chuyên gia dinh dưỡng cho Công ty Đồng Nai - Long Châu, Tập đoàn Hòa Phát...

Dù được biết đến là “công thần” của HAGL thế nhưng giữa ông Trần Văn Dai và HAGL lại không hề có một bản hợp đồng lao động nào. Hiện nay, ông Dai vẫn chưa nhận đồng lương nào từ bầu Đức. Đôi bên gắn bó mật thiết với nhau đơn thuần vì một lý do vô cùng đơn giản, giống như ông Dai từng chia sẻ: “Thực ra mình rất thích tính anh Đức”.

“Công thần” đưa bầu Đức đến với nuôi heo

Chuyện bầu Đức nuôi heo xuất phát điểm đến từ việc có người đề nghị hợp tác với HAGL nuôi heo bằng cám công nghiệp. Theo đó, hình thức hợp tác là liên doanh, bầu Đức sẽ chiếm 30% cổ phần, hai cổ đông khác chiếm 70%. Tức là, họ gần như chỉ cần quỹ đất của HAGL để dựng chuồng nuôi heo. Ông Dai chia sẻ, bầu Đức là một doanh nhân vô cùng nhạy cảm với các cơ hội kinh doanh. Khi đó, ông chỉ nghĩ đơn giản rằng, nếu như nuôi heo dễ dàng thì tại sao phải liên doanh với cổ phần ít ỏi?


Dù được biết đến là “công thần” của HAGL thế nhưng giữa ông Trần Văn Dai và HAGL lại không hề có một bản hợp đồng lao động nào
Dù được biết đến là “công thần” của HAGL thế nhưng giữa ông Trần Văn Dai và HAGL lại không hề có một bản hợp đồng lao động nào

Sau đó, bầu Đức đi tìm hiểu và nói chuyện với ông Đỗ Xuân Diện - Nguyên Trưởng Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai, được ông Diện tư vấn hình thành chương trình chăn nuôi của riêng mình. “Vào cuối năm 2020, tôi nhận được lời đề nghị lên Gia Lai để tìm hiểu thực tế, đánh giá tính khả thi dự án chăn nuôi heo của HAGL. Đây cũng là lần đầu tiên tôi gặp ông Đức”, ông Dai chia sẻ. 

Ông Đức hăng hái dẫn ông Dai đi khắp nơi và kể về những gì mà HAGL có. Đến khu vực xây chuồng heo ông hỏi “Tôi nuôi heo có được không”. Lúc đó, ông Dai đã thẳng thắn trả lời rằng: “Nếu anh không làm được là anh dở”. Ông Dai lấy dẫn chứng, từ cách đây hơn 30 năm bản thân đã làm cho nhiều công ty chăn nuôi heo. Nhiều người từng thèm khát một miếng đất nhỏ xíu để chăn nuôi heo trong khi bầu Đức lại có đến 1.400ha. Sở hữu quỹ đất lớn, khí hậu ôn hòa, vị trí cách biệt khu dân cư, chưa kể HAGL còn có trái chuối - được coi là nguyên liệu vàng ròng quý giá, đủ sức để cạnh tranh với tất cả các công ty nuôi heo tại Việt Nam. 

Hồi đó, bầu Đức không tin và cũng không chịu làm. Ban đầu, ông chủ HAGL chỉ muốn giải quyết vấn đề chất thải và nước thải từ chuối loại. Công ty phải cho công nhân vận chuyển, đưa hàng tập kết về một chỗ để tính ủ làm phân bón. Tuy nhiên, dinh dưỡng của trái chuối quá nhiều, phân bón không phù hợp với trồng trọt và cũng không phù hợp với đất đai. Với khoảng thời gian dài làm về dinh dưỡng, chỉ nhìn là ông Dai biết được trái chuối phải được sử dụng đúng cũng như đủ với nhu cầu của từng hệ tiêu hóa, đồng thời bầu Đức phải đi theo con đường hoàn toàn khác.

Nhờ đó, HAGL bây giờ đã không còn chuối loại, trái nào không bán tươi cho người ăn thì đàn heo sẽ ăn hết. Cả hệ thống trang trại của HAGL đã có 6-7 khu sấy chuối khô nhằm sơ chế để làm cám.  

Kể về hành trình nuôi heo của bầu Đức

Ông Dai nhớ lại, thời điểm con heo đầu tiên trong chuồng được mang đi mổ, khi ấy bầu Đức đang ở bên Lào. Khi đó, heo đến ngày xuất chuồng vẫn hơi nhỏ, chỉ khoảng 95kg. Người mổ heo nhận xét thịt heo mỏng nhưng rất hồng, mổ thêm con thứ hai kết quả vẫn như thế. Mọi người vô cùng vui mừng khi sử dụng bột chuối là nguyên liệu chính vẫn mang đến màu hồng đẹp tự nhiên.  


HAGL còn xây dựng được giải pháp phòng chống hiệu quả, đến mức nếu như dịch xuất hiện thì cả trại heo sẽ chỉ thiệt hại một tỷ lệ % nhất định, không có chuyện mất hết cả chuồng
HAGL còn xây dựng được giải pháp phòng chống hiệu quả, đến mức nếu như dịch xuất hiện thì cả trại heo sẽ chỉ thiệt hại một tỷ lệ % nhất định, không có chuyện mất hết cả chuồng

Khi đó, ông Mai - Giám đốc Công ty chăn nuôi của HAGL đã mang hết thịt về nhà bếp nấu để mời anh chị em công nhân. Ông Dai cũng tranh thủ gọi điện thoại, báo bầu Đức về chất lượng tuyệt vời của thịt heo. Sau đó, công ty tiếp tục gửi thịt đến 20 bà nội trợ chuyên đi chợ hơn 20 năm để chế biến. Bầu Đức còn nói đưa thêm thịt cho chị đầu bếp chuyên nấu ăn trong nhà nấu thử. Chị chấm miếng thịt này 10 điểm, nước luộc trong, mùi nhẹ và không bị đục như thịt mua ở ngoài.  

Sau bữa đó, bầu Đức tổ chức mổ heo liên tục để gửi biếu, tặng công nhân, cổ đông và bạn thân… Cũng từ đây, bầu Đức đã đối xử với ngành heo theo một cách rất khác. Ông Dai kể, nhiều người chỉ đơn giản nghĩ rằng bầu Đức trồng chuối, dựng trại nuôi heo, không thể hình dung ông làm bài bản và chi tiết đến mức độ nào. Khi phát hiện ra sự phù hợp giữa trái chuối và con heo, bầu Đức đã cho các nội dung thuộc chương trình cây chuối và đàn heo, cứ thế mà chạy. 

Trong ngành chăn nuôi, khó khăn nhất là vấn đề dinh dưỡng chứ không phải quy trình. Thực tế, mọi tập đoàn thức ăn chăn nuôi quốc tế đều có hội đồng khoa học với những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chuyên sâu về dinh dưỡng. Hiện, bầu Đức đang tiến hành triển khai đồng bộ cả 4 nội dung cơ bản đối với một chương trình chăn nuôi bền vững tại HAGL. Trong đó, việc thứ nhất là dinh dưỡng; thứ hai là giám sát và phản biện quy trình chăm sóc; thứ ba là xây dựng hệ thống chuyên gia cũng như tổ chức các chương trình thú ý. Những viện nghiên cứu, trường đại học và các trung tâm thí nghiệm, kiểm định… đều đang giúp công ty chăn nuôi của HAGL phát triển. 

HAGL còn xây dựng được giải pháp phòng chống hiệu quả, đến mức nếu như dịch xuất hiện thì cả trại heo sẽ chỉ thiệt hại một tỷ lệ % nhất định, không có chuyện mất hết cả chuồng. Nguyên nhân bởi, HAGL đã đầu tư hệ thống phòng xét nghiệm PCR hiện đại bậc nhất được đặt tại Hội sở tập đoàn giữa thành phố Pleiku, chỉ cần lấy mẫu khoảng 4 tiếng đồng hồ là đã có kết quả.


Sau rất nhiều lần chấp nhận bản thân sai và sửa sai, tính đến thời điểm hiện tại, chính cây chuối - con heo đã trở thành thương hiệu và là niềm tự hào trong suốt hành trình làm nông nghiệp của bầu Đức nói riêng và HAGL nói chung
Sau rất nhiều lần chấp nhận bản thân sai và sửa sai, tính đến thời điểm hiện tại, chính cây chuối - con heo đã trở thành thương hiệu và là niềm tự hào trong suốt hành trình làm nông nghiệp của bầu Đức nói riêng và HAGL nói chung

“Nếu anh Đức không thành công thì Việt Nam không ai làm được”

Ông Trần Văn Dai bộc bạch: “Tôi đã có thời gian rất dài nghiên cứu về dinh dưỡng con heo, nó như là máu thịt, nên hiểu rất rõ về lĩnh vực này”. Ông Dai cho biết, giống heo của HAGL không có gì khác biệt, quá trình mổ và phân phối cũng tuân theo các tiêu chuẩn đồng nhất với những nhà chăn nuôi quốc tế khác. Sự khác biệt nằm ở công thức dinh dưỡng mà HAGL cung cấp cho heo hàng ngày. Trong đó, trái chuối chính là “key”, là trung tâm trong chương trình chăm sóc dinh dưỡng đàn heo của HAGL. 

Nếu phân tích sẽ nhận ra, trái chuối có nhiều giá trị với cơ thể của vật nuôi và con người. Trái chuối cung cấp năng lượng, tinh bột, đường, vitamin C, Kali - giúp cơ không bị co... Trái chuối còn có thêm chất xơ chức năng, giúp vi khuẩn có lợi trong đường ruột heo và con người phát triển lành mạnh… Theo đó, heo bầu và heo đang cho con bú sẽ có dinh dưỡng bổ sung 22 - 25 trái chuối chín/ngày/nái. Heo con vừa cai sữa ăn chuối chín cầu kỳ hơn, theo kiểu bóc vỏ xay nhuyễn chuối trộn với cám bột. Heo đạt cân nặng từ 20kg trở lên sẽ ăn bằng thức ăn trộn 40% bột chuối sấy và được bổ sung thảo dược, men vi sinh lợi khuẩn.

Thời điểm hiện tại, đây là công thức tốt nhất nhưng chắc chắn không phải là công thức cuối cùng. Vẫn còn nhiều yếu tố vẫn có thể làm tốt hơn, đồng thời HAGL đang nghiên cứu để có thể làm tốt hơn nữa. Hiện nay, trái chuối đang chiếm 40% tỷ lệ thức ăn cho heo của HAGL, và đó là phế phụ phẩm của chu trình sản xuất chuối xuất khẩu. “Hiệu quả nằm chỗ anh Ba chỉ cần bán chuối thải trong ngành trồng chuối xuất khẩu sang cho ngành chăn nuôi với giá rất rẻ đã lời rất nhiều rồi. Chính giá mua vào rất rẻ đó, anh Đức làm nguyên liệu đầu vào cho ngành chăn nuôi, cạnh tranh được với tất cả đối thủ trong ngành chăn nuôi ở Việt Nam. Chúng ta nên hiểu một chuyện, chỉ có mình anh Đức ở đất nước này mới đủ chuối để nuôi heo chứ người khác lấy chuối đâu ra mà nuôi!”, ông Dai bổ sung.


Khi phát hiện ra sự phù hợp giữa trái chuối và con heo, bầu Đức đã cho các nội dung thuộc chương trình cây chuối và đàn heo, cứ thế mà chạy
Khi phát hiện ra sự phù hợp giữa trái chuối và con heo, bầu Đức đã cho các nội dung thuộc chương trình cây chuối và đàn heo, cứ thế mà chạy

Không ai nghĩ HAGL đủ sức để làm cám, bởi xưa nay cám công nghiệp bị mặc định là độc quyền của nước ngoài. Không ai hình dung ra được toàn bộ quy trình, công thức, phân tích và nguyên liệu… đã được ông Dai làm hoàn hảo từ A đến Z. Kết quả, HAGL đã có được khu sản xuất thức ăn chăn nuôi với công suất hàng tháng lên đến 10.000 tấn. Nguồn thức ăn chăn nuôi được chủ động giúp bầu Đức tiết kiệm được ít nhất 5-7 tỷ đồng cho mỗi chuồng heo.  

Theo ông Dai tính sơ sơ, 1 ha chuối ở Campuchia trong 1 năm cho ra 120 tấn, hiện tại HAGL đang có khoảng 1.000 ha. Điều này đồng nghĩa với việc bầu Đức đã có 120.000 tấn/năm, đồng thời sản xuất được trên 25.000 tấn bột cám. Tính ra quy mô tập đoàn, HAGL hiện đang sử dụng 3.000 ha diện tích để phục vụ cho dự án con heo - cây chuối. Mỗi cụm chuồng heo của HAGL đang bao gồm 2.400 heo nái và 20.000 heo thịt, con số này tương đương với 150 tỷ đồng vốn đầu tư chưa tính tiền đất. Chỉ sau gần 2 năm, bầu Đức đã hình thành được 10 cụm chuồng heo như thế. Đến nay, vẫn chưa có một công ty nào tại Việt Nam có thể triển khai được một tốc độ phát triển nhanh và mạnh mẽ đến thế.  

Như vậy, sau rất nhiều lần chấp nhận bản thân sai và sửa sai, tính đến thời điểm hiện tại, chính cây chuối - con heo đã trở thành thương hiệu và là niềm tự hào trong suốt hành trình làm nông nghiệp của bầu Đức nói riêng và HAGL nói chung. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Thị trường đất nền phía Nam bắt đầu trở lại “đường đua”

33 phút trước

Biến động từ dòng vốn ngoại ảnh hưởng tới việc nâng hạng thị trường chứng khoán

37 phút trước

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

14 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

14 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

14 giờ trước