Chứng khoán Mỹ hồi phục: Dow Jones có thêm gần 200 điểm, S&P 500 tăng điểm sau 5 phiên giảm

Thứ năm, 09/12/2022-10:12
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 8/12, với chỉ số S&P 500 chấm dứt chuỗi giảm kéo dài nhất kể từ tháng 10, trước bối cảnh nhà đầu tư tại Phố Wall tiếp tục nghiền ngẫm về nguy cơ xảy ra suy thoái kinh tế.

Theo Doanh nghiệp và Kinh doanh, thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch ngày 8/12 diễn biến tích cực, chỉ số S&P 500 tăng 0,75% lên 3.963,5 điểm. Theo đó, đây là phiên tăng điểm đầu tiên của chỉ số này sau 5 phiên đi xuống liên tục. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones cũng có thêm gần 184 điểm, tương đương 0,55%, và dừng ở 33.781 điểm.


S&P dứt chuỗi giảm 5 phiên liên tiếp
S&P dứt chuỗi giảm 5 phiên liên tiếp

Trong khi đó, chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite khởi sắc nhất khi tăng 1,13% và đóng cửa ở 11.082 điểm. Mặc dù sau phiên tăng điểm tích cực, các chỉ số hiện vẫn thấp hơn so với mức đầu tuần: Dow Jones kém 1,88%, S&P và Nasdaq thấp hơn lần lượt 2,66% và 3,31%.


Dow Jones đã hồi phục đáng kể so với đáy trong tháng 10
Dow Jones đã hồi phục đáng kể so với đáy trong tháng 10

Chiến lược gia Quincy Krosby của LPL Financial nói với hãng tin CNBC rằng cổ phiếu đã bị bán mạnh trong những ngày vừa qua nên không cần nhiều sự hỗ trợ để có một phiên hồi phục khiêm tốn. Nói về chất xúc tác cho phiên "xanh" vừa qua, bà Krosby nhắc đến báo cáo số đơn trợ cấp thất nghiệp lần đầu hàng tuần, đặc biệt là số người tiếp tục xin trợ cấp.

Theo báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần qua tăng nhẹ, trong đó, số người xin trợ cấp đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 1. Ngoài ram dữ liệu này cũng phản ánh về một thị trường lao động đang dần yếu đi - đúng với kịch bản được tính đến là thị trường lao động cần suy yếu để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể khống chế thành công lạm phát.

“Một lần nữa, chúng ta lại ở trong tình trạng tin tốt là tin xấu”, bà Krosby nói.

Cổ phiếu bán dẫn và công nghệ dẫn đầu đà tăng trong phiên ngày 8/12. Trong đó, Nvidia và Amazon lần lượt đi lên 6,5% và 2,1%. Cổ phiếu của Apple và Microsoft cùng tăng hơn 1%. Đặc biệt, GameStop vọt lên 11% sau khi công bố kết quả kinh doanh vào cuối ngày 7/12.

Sự tập trung của các nhà đầu tư hiện vẫn đang hướng về phía cuộc họp cuối cùng trong năm 2022 của Fed sẽ diễn ra vào ngày 13-14/12 tới đây. Dự báo Ngân hàng trung ương Mỹ sẽ nâng lãi suất thêm 50 bps sau 4 lần liên tiếp tăng 75 bps. Tuy nhiên, có thể sẽ không có nhiều tác dụng trong việc giải tỏa nỗi lo suy thoái kinh tế, bởi Fed vẫn phải tiếp tục cuộc chiến chống lại sự leo thang của giá cả.

Bên cạnh đó, báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) công bối trong tuần tới cũng sẽ phản ánh rõ nét hơn về đường đi của lạm phát. Ngoài ra, báo cáo chỉ số giá ngà sản xuất (PPI) cũng được công bố vào thứ Sáu (9/12).


Đa số nhóm cổ phiếu thuộc S&P 500 tăng điểm trong phiên 8/12
Đa số nhóm cổ phiếu thuộc S&P 500 tăng điểm trong phiên 8/12

Giá dầu vẫn trồi sụt

Ở diễn biến khác, tại thị trường năng lượng, giá dầu thô Brent giao sau tại London giảm 0,5 USD/thùng, tương đương giảm 0,7%, chốt ở 76,67 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại thị trường New York giảm 0,16 USD/thùng, tương đương với mức giảm 0,2%, còn 71,85 USD/thùng.

Giá dầu đã tăng trong đầu phiên giao dịch vừa qua, tuy nhiên không giữ được sắc xanh cho tới cuối phiên. Tương tự thị trường cổ phiếu, tâm lý nhà đầu tư năng lượng cũng đang bị đè nặng bởi nỗi lo suy thoái và chu kỳ tăng lãi suất của Fed, dù có khả năng sẽ giảm tốc, nhưng vẫn đang tiếp tục diễn ra.

Phiên giao dịch này, nhân tố giúp hạn chế mức giảm của giá dầu là việc Trung Quốc hôm thứ Tư đã công bố nới lỏng đáng kể các biện pháp chống Covid-19. Bên cạnh đó, thông tin có ít nhất 20 tàu chở dầu đang bị kẹt trên biển Địa Trung Hải sau khi xuất phát từ các cảng của Nga trên Biển Đen cũng hỗ trợ giá dầu. Được biết, những con tàu này bị kẹt do yếu cầu mới về bảo hiểm mà Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra liên quan tới các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào dầu thô của Nga.

Kể từ đầu năm tới nay, cả dầu Brent và WTI đều đang ở vùng thấp nhất, đánh mất kết thành quả có được sau khi chiến tranh giữa Nga - Ukraine nổ ra. Đầu năm nay, cuộc chiến này đã đẩy giá dầu lên mức không xa so với mức cao nhất mọi thời đại là 147 USD/thùng thiết lập hồi năm 2008.

Nhận định về tình trạng tắc nghẽn tàu chở dầu tại Địa Trung Hải, nhà phân tích Tamas Varga của PVM Oil cho rằng điều này cho thấy nguồn cung dầu từ Biển Đen đã bị ảnh hưởng bởi sự trừng phạt nhằm vào Nga. Bà Varga nói với hãng tin Reuters rằng: “Trong một môi trường kinh tế mạnh, diễn biến như thế này có thể khiến giá dầu chạy đua tới ngưỡng 100 USD/thùng”.

Nếu không được sớm giải quyết, tình trạng tắc nghẽn đang xảy ra trên một tuyến vận tải dầu quan trọng có thể khiến cho nguồn cung dầu trên toàn cầu sụt giảm và đẩy giá dầu tăng mạnh vào ngay giữa thời điểm nhạy cảm của thị trường năng lượng.

Các quốc gia bao gồm Nga, Kazakhstan và Azerbaijan đều sử dụng các eo biển của Thổ Nhĩ Kỳ để đưa dầu thô ra thị trường quốc tế. Sau khi mức trần giá 60 USD/thùng được áp lên dầu Nga, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra lo ngại nếu những con tài không được bảo hiểm đi qua hải phận nước này, nếu sự cố xảy ra, bên bảo hiểm sẽ không chi trả. Theo cơ chế trần giá, các con tàu chở dầu của Nga chỉ được các công ty bảo hiểm phương Tây cung cấp dịch vụ nếu lô dầu đó được bán với giá từ 60 USD/thùng trở xuống.

Lo ngại về vấn đề gián đoạn nguồn cung dầu, giới chức phương Tây đang tích cực liên lạc với Thổ Nhĩ Kỳ để giải quyết vấn đề này. Trong một cuộc điện đàm, Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Wally Adeyemo nói với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Sedat Onal rằng trần giá chỉ áp dụng lên dầu Nga và "không cần thiết phải tăng cường kiểm tra tàu bè" đi qua hải phận của Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Quý I/2024, lãi trước thuế và lãi sau thuế của PGBank đồng loạt giảm 24%

1 giờ trước

Thị trường đất nền từng bước "rã băng"

1 giờ trước

Phân khúc nhà ở xã hội "đuối sức" trong quý I/2024

3 giờ trước

TS. Cấn Văn Lực: Thị trường Fintech cần được thay đổi về cách tiếp cận

3 giờ trước

Nỗ lực đẩy nhanh nâng hạng thị trường chứng khoán

4 giờ trước