Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau báo cáo lạm phát quan trọng

Thứ năm, 02/12/2022-11:12
Thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhận diễn biến giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (1/12), mặc dù các thống kê cho thấy sự suy yếu của lạm phát. Các nhà đầu tư đón nhận báo cáo lạm phát và các quan chức Fed thường theo dõi, đồng thời họ cũng chờ đợi báo cáo việc làm để phán đoán chiều hướng lãi suất.

Thoe Doanh nghiệp và Kinh doanh, thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch đầu tháng 12 diễn biến kém khả quan khi nhà đầu tư đón nhận báo cáo lạm phát, đồng thời chờ đợi báo cáo việc làm để phán đoán chiều hướng của lãi suất.

Theo đó, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã mất xấp xỉ 195 điểm, tương đương 0,56%, qua đó kết phiên ở mức 34.395 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,09%, đóng cửa ở gần 4.077 điểm. Diễn biến ngược lại, chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite tăng 0,13% lên 11.482 điểm.


Dow Jones còn kém mức đầu năm khoảng 5,3%. S&P 500 còn kém 14,5%
Dow Jones còn kém mức đầu năm khoảng 5,3%. S&P 500 còn kém 14,5%

Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 30/11, Dow Jones vọt lên 737 điểm sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tuyên bố sẽ giảm tốc độ thắt chặt tiền tệ. Sang tới phiên đầu tháng 12, có thời điểm Dow Jones đã mất tới 460 điểm.

Phiên 1/12, cổ phiếu Salesforce rớt 8,3% và kéo tụt chỉ số Dow Jones sau khi công ty phần mềm này thông báo rằng đồng Tổng Giám đốc của mình sẽ sớm từ nhiệm.

Costco cũng ghi nhận giảm 6,6% sau khi hãng bán lẻ này thông báo doanh số tháng 11 vừa qua chỉ tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trước đó, doanh số vào tháng 10 tăng 7,7% so với 1 năm trước. Việc doanh số tháng 11 tăng trưởng chậm lại là dấu hiệu đáng ngại trong mùa mua sắm cao điểm. Ngoài ra, Costco cũng thông báo doanh số bán hàng online giảm 10,1% trong tháng 11.


Dow Jones có lúc giảm 460 điểm trong phiên đầu tháng 12, đóng cửa mất 195 điểm
Dow Jones có lúc giảm 460 điểm trong phiên đầu tháng 12, đóng cửa mất 195 điểm

Sáng ngày 1/12, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, chỉ số giá tiêu dùng cá nhân lõi (core PCE) tháng 10 đã tăng 0,2% so với tháng liền trước, thấp hơn so với dự báo 0,3% mà các nhà kinh tế của Dow Jones đưa ra. Nếu so với tháng 10/2021, chỉ số này tăng 5%, khớp với  ước tính của Dow Jones.

Có thể thấy, tốc độ đi lên của core PCE tháng 10 cũng chậm hơn so với tháng 9 khi chỉ số này tăng 0,5% so với tháng liên trước và 5,2% so với tháng 9/2021.

Core PCE là chỉ số giá không bao gồm năng lượng và lương thực, đây cũng là thước đo lạm phát mà các quan chức Fed ưa thích xem xét khi đưa ra những quyết định chính sách tiền tệ.

CNBC cho biết, các nhà đầu tư có phần phấn khởi sau khi lạm phát tính theo core PCE thấp hơn so với dự báo nhưng đồng thời cũng tỏ ra thận trọng trước khi báo cáo việc làm được công bố vào ngày 2/12.

Fed sử dụng một loạt thống kê để đánh giá lạm phát. Tuy nhiên, ngân hàng trung ương này ưu tiên chỉ số PCE hơn bởi nó tính đến những thay đổi trong hành vi người tiêu dùng, chẳng hạn như việc đổi sang hàng hóa rẻ tiền hơn thay vì những mặt hàng đắt đỏ.

Các nhà hoạch định chính sách coi lạm phát cốt lõi là thước đo đáng tin cậy hơn do giá lương thực và năng lượng có xu hướng dao động nhiều hơn các mặt hàng khác.

Các nhà đầu tư hiện sẽ chú ý tới số liệu việc làm được tạo mới, tỷ lệ thất nghiệp và tiền lương theo giờ để đánh giá thị trường lao động. Trong bối cảnh Fed tiếp tục tăng lãi suất để chiến đấu với lạm phát, thị trường việc làm của Mỹ vẫn hoạt động khá mạnh mẽ. Nếu tình trạng thất nghiệp xấu đi, Fed sẽ có lý do giảm tốc độ chiến dịch thắt chặt tiền tệ.

Theo khảo sát các nhà kinh tế do Dow Jones tổ chức, ước tính nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tạo ra thêm 200 nghìn việc làm trong tháng 11, giảm so với mức 261.000 việc làm mới trong tháng trước đó. 

Trong một báo cáo quan trọng khác, một thước đo hoạt động sản xuất đã tụt xuống mức thấp nhất 2 năm vào tháng 11. Cụ thể, chỉ số Sản xuất ISM rơi xuống mức 49%. Nói cách khác, chỉ số 49% doanh nghiệp được hỏi báo cáo về việc mở rộng sản xuất trong giai đoạn này.


Các nhóm ngành phân hóa trong phiên đầu tháng 12
Các nhóm ngành phân hóa trong phiên đầu tháng 12

Giá dầu lưỡng lự dù Trung Quốc nới hạn chế chống Covid

Phiên vừa qua, giá dầu thô Brent giao sau tại thị trường London đã giảm 0,09 USD/thùng, còn 86,88 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York tăng 0,67 USD/thùng, tương đương tăng 0,8%, chốt ở mức 81,22 USD/thùng.

Giá cả 2 loại dầu đã cùng tăng mạnh vào đầu phiên giao dịch nhờ kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu tại Trung Quốc khởi sắc sau khi nước này đã nới lỏng những biện pháp chống dịch tại hai thành phố là Quảng Châu và Trùng Khánh. Nỗi lo về tình hình Covid tại Trung Quốc là một nguyên nhân quan trọng khiến giá dầu gần đây giảm sâu. Hồi đầu tuần này, giá dầu Brent đã tụt về ngưỡng 80 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 4/1.

Theo dự báo của chiến lược gia Eli Tesfaye của RJO Futures, trong ngắn hạn giá dầu sẽ dao động trong khoảng từ 70-90 USD/thùng và sẽ ổn định dần trở lại sau khi biến động mạnh trong vài tuần gần đây.

Đặc biệt, giá dầu đã không thể bứt phá dù vẫn được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng USD. Chỉ số Dollar Index đã giảm gần 1,2% khi các nhà đầu tư kỳ vọng Fed sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất ngay trong cuộc họp tháng 12 này.

Bên cạnh đó, giá dầu cũng được nâng đỡ bởi khả năng dầu thô của Nga bị áp trần giá thấp hơn so với dự kiến ban đầu. Theo hãng tin Reuters, một nhà ngoại giao Liên minh châu  u (EU) tiết lộ ràng EU đang nghiêng về khả năng áp mức trần 60 USD/thùng đối với dầu Nga, thay vì mức 65-70 USD/thùng như dự kiến hồi đầu tuần này.

Ngoài ra, thị trường cũng đang chờ cuộc họp sản lượng của OPEC+ diễn ra vào Chủ nhật tuần này. OPEC+ là liên minh giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và một số đồng minh ngoài bao khối gồm Nga. Được biết, lần họp này của OPEC+ được tổ chức trực tuyến, một dấu hiệu cho thấy có thể liên minh sẽ không đưa ra một quyết định điều chỉnh nào như đồn đoán trước đó của thị trường.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Bí quyết kê giường ngủ đúng hướng tài lộc, tốt cho sức khỏe

1 giờ trước

Cách các ngân hàng số thu hút khách hàng mà không cần mở chi nhánh

1 giờ trước

Nâng hạng thị trường chứng khoán, hàng chục tỷ USD sẽ chảy vào Việt Nam

1 giờ trước

70% nhà đầu tư sẵn sàng xuống tiền mua bất động sản trong năm 2024

2 giờ trước

“Mở kho” đấu thầu vàng để giữ vững kho ngoại tệ

15 giờ trước