Chứng khoán Mỹ bật tăng trong phiên đầu tháng 7 dù tin tức vĩ mô tiêu cực

Thứ bảy, 02/07/2022-19:07
Trong phiên đầu tiên của quý III, thị trường chứng khoán Mỹ đi lên sau khi chỉ số S&P 500 khép lại nửa đầu năm tồi tệ nhất kể từ năm 1970. Tính chung cả tuần qua, các chỉ số đều giảm điểm.

Theo Vietnambiz, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng gần 322 điểm, tương đương với 1,05% và đóng cửa ở mốc 31.097 điểm. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite đi lên lần lượt là 1,06% và 0,9%.


Các chỉ số chứng khoán của Mỹ hồi phục trong phiên giao dịch 1/7 sau nửa đầu năm thê thảm. Ảnh: Vietnambiz
Các chỉ số chứng khoán của Mỹ hồi phục trong phiên giao dịch 1/7 sau nửa đầu năm thê thảm. Ảnh: Vietnambiz

Cổ phiếu doanh nghiệp xây dựng có diễn biến khả quan với PulteGroup tăng thêm 6,5%, Lennar và D.R. Horton cùng tăng trên 5%. McDonald's dẫn đầu đà đi lên của Dow Jones với mức tăng là 2,5%. Coca-Cola và Boeing cùng tăng hơn 2% trong phiên giao dịch cuối tuần 1/7.


Tất cả 11 nhóm ngành trong chỉ số S&P 500 đều đi lên trong phiên giao dịch đầu quý III. Ảnh: Vietnambiz
Tất cả 11 nhóm ngành trong chỉ số S&P 500 đều đi lên trong phiên giao dịch đầu quý III. Ảnh: Vietnambiz

Tuy diễn biến khả quan trong phiên thứ Sáu nhưng nếu tính chung cả tuần qua thì các chỉ số đều giảm điểm. Dow Jones rơi mất 1,3%. S&P 500 và Nasdaq giảm sâu hơn với tỷ lệ lần lượt là 2,2% và 4,1%.

Theo CNBC, các nhà đầu tư tập trung sự chú ý vào một số doanh nghiệp vừa hạ dự báo lợi nhuận và làm dấy lên lo ngại về việc lạm phát tăng cao có thể tiếp tục gây áp lực lên giá cổ phiếu.

General Motors tăng 1,4% dù tập đoàn sản xuất xe hơi này cảnh báo các vấn đề về sản xuất trong quý II có thể khiến cho lợi nhuận ròng của quý giảm xuống còn 1,6-1,9 tỷ USD. Theo FactSet, các nhà phân tích kỳ vọng rằng General Motors có lãi 2,5 tỷ USD trong quý II.

Trong khi đó, sau khi công bố dự báo doanh thu và lợi nhuận quý IV (theo niên độ của công ty, gồm các tháng 7,8,9 dương lịch) gây thất vọng, cổ phiếu của Micron Technology đã giảm khoảng 3%. Nhiều cổ phiếu khác cùng ngành chip cũng đi xuống theo như Nvidia giảm 4%, Western Digital và Advanced Micro Devices đều giảm khoảng 3%.

Cổ phiếu Kohl's lao dốc 19,6% sau khi hãng bán lẻ này cắt giảm dự báo kết quả kinh doanh quý II (gồm các tháng 5,6,7 dương lịch) với lý do tiêu dùng của người dân suy yếu. Công ty cũng hủy các cuộc đàm phán bán mình cho doanh nghiệp khác vì cho rằng môi trường bán lẻ đã chuyển biến xấu đi kể từ khi bắt đầu quá trình chọn nhà đầu tư.


Chỉ số Dow Jones suy giảm mạnh trong tháng 6. Ảnh: Vietnambiz
Chỉ số Dow Jones suy giảm mạnh trong tháng 6. Ảnh: Vietnambiz

Nhà bán khống nổi tiếng Michael Burry (nhân vật trong bộ phim The Big Short) đã cảnh báo rằng đợt bán tháo trên các thị trường tài chính mới chỉ đi được một nửa chặng đường và rằng các doanh nghiệp sắp tới sẽ chứng kiến lợi nhuận giảm sút.

Nhà phân tích Ross Mayfield của ngân hàng đầu tư Baird cũng có cùng quan điểm với ông Burry và cho rằng dự báo lợi nhuận của S&P 500 tăng trưởng 10 % trong năm nay "nhiều khả năng là quá cao" dù rằng nền kinh tế chỉ chậm lại đôi chút.

Ông cũng nhấn mạnh việc thị trường rất muốn trông thấy lạm phát lập đỉnh và bắt đầu đi xuống. Lạm phát được cho là nhân tố chủ yếu gây ra đợt bán tháo ồ ạt trên thị trường chứng khoán Mỹ trong nửa đầu năm 2022.


Chỉ số S&P 500 đã giảm hơn 20% từ đỉnh lịch sử, hiện nay tương đương với mức ở tháng 3/2021. Ảnh: Vietnambiz
Chỉ số S&P 500 đã giảm hơn 20% từ đỉnh lịch sử, hiện nay tương đương với mức ở tháng 3/2021. Ảnh: Vietnambiz

Việc Quản lý Nguồn cung (ISM) ngày 1/7 cho biết hoạt động sản xuất của tháng 6 suy yếu hơn so với dự báo. Chỉ số hoạt động tại các nhà máy trên cả nước giảm xuống còn 53 điểm, thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2020.

Chỉ số đơn hàng mới cũng giảm từ 55,1 điểm trong tháng trước đó xuống còn 49,2 điểm trong tháng vừa qua. Chỉ số dưới 50 điểm cho thấy hoạt động kinh tế đang bị thu hẹp. Đây là lần đầu tiên chỉ số đơn hàng mới ở dưới ngưỡng 50 kể từ tháng 5 năm 2020.

Trong một diễn biến khác, mô hình dự báo GDPNow của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ở chi nhánh Atlanta cho thấy, GDP quý II của Mỹ sụt giảm 2,1%. Trong quý I, nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tăng trưởng âm. Nếu GDP giảm hai quý liên tiếp thì nền kinh tế sẽ bị cho là rơi vào suy thoái.

Số liệu GDP sơ bộ quý II của Mỹ sẽ được công bố chính thức vào ngày 28/7 tới đây.


Kinh tế Mỹ có nguy cơ rơi vào suy thoái vì GDP hai quý liên tục giảm. Ảnh: Vietnambiz
Kinh tế Mỹ có nguy cơ rơi vào suy thoái vì GDP hai quý liên tục giảm. Ảnh: Vietnambiz
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

49 phút trước

Choáng ngợp với loạt biệt thự “đậm mùi tiền” của các đại gia Quận 7

1 giờ trước

Thanh Hóa chuẩn bị có thêm khu công nghiệp công nghệ cao 353 ha

1 giờ trước

Hà Nội: Đất đấu giá ven đô “nóng” trở lại, có lô giá khởi điểm 75 triệu đồng/m2

1 giờ trước

Giá nhà tăng chóng mặt, người trẻ Việt cần làm gì để sớm mua được nhà?

2 giờ trước