Cần phải gọi đúng tên trái phiếu riêng lẻ giai đoạn 2020 - 2022

Thứ năm, 01/12/2022-20:12
Theo ghi nhận, trước năm 2020, doanh nghiệp bất động sản chủ yếu vay vốn ngân hàng trung - dài hạn để làm dự án, phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh bởi điều kiện vay vốn thuận lợi. Và sau thời gian này, tín dụng cấp cho ngành bất động sản dần được kiểm soát chặt chẽ hơn và các doanh nghiệp tìm kiếm kênh huy động vốn khác, trong đó có trái phiếu doanh nghiệp.

Có ít nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, thị trường trái phiếu doanh nghiệp thuộc TOP sự kiện nóng trong thời gian vừa qua, gắn liền với câu hỏi có nên giải cứu thị trường bất động sản hay là không và sẽ giải cứu bằng cách nào. Hơn thế là các vấn đề về cơn khát vốn của nền kinh tế. 

Ở Hội thảo “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Niềm tin và giải pháp” mới được tổ chức, Chuyên gia kinh tế - TS Đinh Thế Hiển cho rằng, mặc dù thị trường hiện nay bao trùm tâm lý lo lắng mất tiền khi đầu tư trái phiếu của nhà đầu tư nhưng các quỹ mở mới ở Việt Nam hầu như là không mất tiền. Các quỹ này cũng chỉ mua trái phiếu của doanh nghiệp niêm yết chứ không phải là những doanh nghiệp mới thành lập và không rõ về lịch sử kinh doanh cũng như đầu tư với số tiền rất nhỏ. 


Trước năm 2020, doanh nghiệp bất động sản chủ yếu vay vốn ngân hàng trung - dài hạn để làm dự án, phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh bởi điều kiện vay vốn thuận lợi
Trước năm 2020, doanh nghiệp bất động sản chủ yếu vay vốn ngân hàng trung - dài hạn để làm dự án, phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh bởi điều kiện vay vốn thuận lợi

Vị chuyên gia này cũng chia sẻ thêm, ở các thị trường phát triển trên thế giới nên nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán (đã bao gồm trái phiếu doanh nghiệp) chủ yếu là các quỹ đầu tư, trong đó quỹ mở ghi nhận chiếm 80% và hiện nay các quỹ mở này quản lý khối tài sản 44.000 tỷ USD. Lượng trái phiếu nắm giữ ghi nhận chiếm khoảng 45% tổng tài sản của các quỹ quản lý. 

Và vào thời điểm mới ra đời, các quỹ mở này cũng được đánh giá là cao nhưng đến thời điểm hiện tại đã trở thành loại hình quỹ lớn nhất trên thế giới bởi tích hợp tính chuyên nghiệp của các chuyên gia quản lý quỹ và tính thanh khoản của các nhà đầu tư. 

Cũng theo chuyên gia, quỹ mở chính là nguồn vốn đầu tư quan trọng nhất cho trái phiếu nhưng ở Việt Nam, quỹ mở chỉ khoảng 0,5% GDP - đây là một mức giá thấp so với các nước ở trong khu vực. Đồng thời thì tổng giá trị đầu tư các quỹ trái phiếu tính đến tháng 11/2022 trên 18.700 tỷ đồng và chỉ chiếm 1,6% so với lượng trái phiếu phát hành 1,2 triệu tỷ đồng. 

TS. Đinh Thế Hiển cho hay: “Trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có rất ít tổ chức đầu tư chuyên nghiệp tham gia, trong khi đó trái phiếu doanh nghiệp do các quỹ nắm vẫn giữ được giá trị. Từ năm 2017 đến hiện tại, NAV của các quỹ tăng 70% lên mức 17.000 tỷ đồng”. 


Chuyên gia kinh tế - TS Đinh Thế Hiển
Chuyên gia kinh tế - TS Đinh Thế Hiển

Giai đoạn 2020 - 2022 là trái phiếu công ty bất động sản

Theo tìm hiểu, trước năm 2020, doanh nghiệp bất động sản chủ yếu vay vốn ngân hàng trung - dài hạn để làm dự án, phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh bởi nhìn chung vay vốn ở giai đoạn này là thuận lợi. Và sau thời gian này, tín dụng cấp cho ngành bất động sản dần được kiểm soát chặt chẽ hơn nên các doanh nghiệp tìm kiếm kênh huy động vốn khác, trong đó cũng có trái phiếu doanh nghiệp. 

Cũng theo đánh giá của TS. Đinh Thế Hiển, quy mô và lãi suất trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2019 - 2020 ở mức hợp lý. Trong đó thì lãi suất vào khoảng 8,5% và vẫn đảm bảo nằm ở giữa ngưỡng lãi suất cho vay 9 - 10% và lãi suất huy động là 6%. Giả sử như lãi suất cho vay của ngân hàng là 10% thì lãi suất trái phiếu doanh nghiệp rủi ro có kiểm soát khoảng 14%. Và trên mức lãi suất này chính là trái phiếu may rủi. Chính vì thế mà trái phiếu an toàn ở Việt Nam nên có lãi suất tối đa là 14%. 

Và đến giai đoạn năm 2020 - 2022, thị trường đã xuất hiện nhiều công ty phát hành trái phiếu doanh nghiệp có mức lãi suất cao, vượt qua lãi suất cho vay ngân hàng, bắt đầu đi vào khung trái phiếu có rủi ro và rủi ro cũng ở mức cao. 

TS. Đinh Thế Hiển nhận định: “2020 - 2022 chính là giai đoạn thâm dụng vốn rất mạnh, diễn ra cùng lúc với thị trường bất động sản phát triển. Nợ trên vốn của doanh nghiệp ở mức cao 1,5. Tăng trưởng tín dụng đã tăng nhanh hơn GDP trong thời gian 5 năm trở lại đây”. 



Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chuyên gia cho biết, các công ty bất động sản cũng thâm dụng vốn rất lớn. 7 đồng vốn mới tạo ra được 1 đồng doanh thu. Lý do là doanh nghiệp bán không bán được hàng dù cho thông tin ở trên thị trường đều phản ánh nhu cầu nhà ở rất là lớn. 

Còn ở những doanh nghiệp sản xuất như nhóm thủy sản có cơ cấu vốn rất là tốt, dự kiến sẽ mang về nguồn vốn thu ngoại tệ 11 tỷ USD trong năm 2022 tương ứng tăng trưởng 30% so với cùng kỳ. 

Trong khi đó thì trái phiếu doanh nghiệp hiện nay chú trọng ở định chế tài chính là ngân hàng và công ty bất động sản. Cũng kể từ tháng 3 - 4, Bộ Tài chính cũng liên tục đưa ra cảnh báo và lập lực dòng vốn từ trái phiếu doanh nghiệp vào bất động sản khó khăn hơn. 

Doanh nghiệp bất động sản nếu không phát hành được không phải là do Chính phủ không cho phép mà bắt đầu có sự giám sát chặt chẽ hơn các hoạt động có liên quan đến phát hành có bao gồm điều kiện phát hành và mục đích sử dụng vốn,...

Không nên gọi là trái phiếu doanh nghiệp ở trong giai đoạn 2020 - 2022 mà gọi đó là trái phiếu công ty bất động sản. Bởi vì nếu gọi là trái phiếu doanh nghiệp thì chúng ta hình dung đến nền kinh tế cho đến doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng như cố gắng để cho dòng vốn này có thể chảy song song với vốn ngân hàng hỗ trợ cho doanh nghiệp. Trong khi đó thì trái phiếu công ty bất động sản phải được xử lý bằng những giải pháp khác. 

Cũng theo đó, phần lớn trái phiếu công ty bất động sản giai đoạn năm 2020 - 2022 bởi công ty chưa niêm yết phát hành với tỷ lệ 80%. Các trái phiếu này thuộc nhóm rủi ro cao nhưng lãi suất lãi suất 14% là không tương xứng, nếu như tính toán đúng theo góc độ tài chính là 25%/năm.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật