Chứng khoán BIDV (BSC): "Cơ hội lớn" cho mục tiêu đầu tư dài hạn, tín hiệu tích cực tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn

Thứ tư, 01/12/2022-21:12
Theo BSC, tâm điểm hướng đến dòng tiền hiện nay là các doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt cũng như câu chuyện riêng đi kèm yếu tố tăng trưởng lợi nhuận cùng bảng cân đối tài chính khỏe mạnh.

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong quý 3/2022 và nửa đầu quý 4/2022 tiếp tục ghi nhận diễn biến trồi sụt với mức giảm mạnh đến từ nhiều yếu tố "thiên nga đen" ở cả trong và ngoài nước.

Mới đây, trong báo cáo triển vọng của mình,  Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng thị trường chứng khoán trong nước đã phản ánh các rủi ro chung của thị trường chứng khoán thế giới và thị trường sau đợt điều chỉnh mạnh của VN-Index quý 3/2022 vừa qua.

Theo đó, BSC cho rằng đây là "cơ hội lớn" cho mục tiêu đầu tư dài hạn giai đoạn 2023-2024 trong điều kiện kinh tế Việt Nam có thể chống chịu tốt trước sức ép tăng lãi suất của Fed, lạm phát và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Thời điểm 31/10, PE trailing của thị trường giao dịch ở mức 10,7 lần, nằm sâu dưới mức -1,5 độ lệch chuẩn, tương đương thời điểm thấp nhất của VN-Index trong năm 2020 trước đó.


Đánh giá về nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn (>15.000 tỷ) , đội ngũ phân tích BSC nhận thấy một số tín hiệu tích cực
Đánh giá về nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn (>15.000 tỷ) , đội ngũ phân tích BSC nhận thấy một số tín hiệu tích cực

BSC điều chỉnh dự phóng tăng trưởng lợi nhuận sau thuế nhóm cổ phiếu mà công ty theo dõi từ mức 28% xuống 22,2% so với cùng kỳ, tương đương mức tăng trưởng EPS sau pha loãng khoảng 16% (tỷ lệ pha loãng của giai đoạn 10,7 lần, nằm sâu dưới mức -1,5. Nguyên nhân bởi BSC điều chỉnh giảm lợi nhuận dự phóng một số ngành như Ngân hàng, Bất động sản, Bán lẻ, Dệt may, Viễn thông, Vật liệu xây dựng, bắt nguồn từ môi trường lãi suất cao, cùng sự suy giảm các đơn hàng từ thị trường Mỹ và EU cũng như sự trầm lắng của thị trường bất động sản trong quý 3 và quý 4/2022.

Về nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn (>15.000 tỷ), đội ngũ phân tích của BSC nhận thấy một số tín hiệu tích cực. Cụ thể, về định giá, tăng trưởng lợi nhuận của nhóm vốn hóa lớn trong nửa cuối năm 2022 tiếp tục được kỳ vọng sẽ ghi nhận mức khả quan 2 chữ số trong bối cảnh giá cổ phiếu đang ở mức chiết khấu hấp dẫn hơn với PE ở mức 10,5 lần, tính đến ngày 31/10/2022.

Do đó, công ty kỳ vọng nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn sẽ là tâm điểm cho thị trường trong giai đoạn nửa cuối năm 2022. Còn với nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, giá hàng hóa hạ nhiệt sẽ là "cơn gió ngược chiều" khiến triển vọng lợi nhuận nhóm này bớt lạc quan hơn, trong khi định giá nhóm vốn hóa vừa và nhỏ vẫn cao hơn nhóm vốn hóa lớn.

Bên cạnh đó, báo cáo của BSC cũng chỉ ra một số cơn gió ngược chiều như môi trường lãi suất tăng cao, áp lực thanh khoản liên quan đến thị trường trái phiếu bất động sản, khả năng suy thoái kinh tế cũng như chính sách Zero Covid của Trung Quốc sẽ là những yếu tố rủi ro khác có thể tạo ra áp lực lên tăng trưởng lợi nhuận cũng như định giá ngành và cổ phiếu trong năm 2023 tới.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Bí quyết kê giường ngủ đúng hướng tài lộc, tốt cho sức khỏe

2 giờ trước

Cách các ngân hàng số thu hút khách hàng mà không cần mở chi nhánh

2 giờ trước

Nâng hạng thị trường chứng khoán, hàng chục tỷ USD sẽ chảy vào Việt Nam

2 giờ trước

70% nhà đầu tư sẵn sàng xuống tiền mua bất động sản trong năm 2024

2 giờ trước

“Mở kho” đấu thầu vàng để giữ vững kho ngoại tệ

16 giờ trước