Bloomberg: Toshiba - hãng điện tử 148 năm của Nhật Bản sắp bán mình với giá hơn 15 tỷ USD

Thứ năm, 24/03/2023-10:03
Toshiba phải mất nhiều năm mới có thể đi đến thỏa thuận bán mình này là bởi đại diện chính phủ Nhật Bản mong muốn giữ những công nghệ nhạy cảm khỏi nước ngoài; tuy nhiên những nhà đầu tư và cổ đông quốc tế của hãng lại muốn gia tăng lợi nhuận. Vì thế, những mâu thuẫn đã xuất hiện về việc xác định được người mua phù hợp. 

Theo tuyên bố hôm 23/3, HĐQT Toshiba cho biết đã duyệt đề nghị của một nhóm doanh nghiệp được đứng đầu bởi Japan Industrial Partners (JIP). Phía Toshiba cho biết, 17 công ty Nhật cùng với 6 tổ chức tài chính trong nước sẽ tham gia vào thương vụ này.

Được biết, đề nghị là 2.000 tỷ yen (15,3 tỷ USD) tương ứng với 4.620 yen/cổ phiếu của Toshiba. Điều đáng nói, con số này cũng đã cao hơn 9,7% so với mức giá chốt của phiên cổ phiếu hôm 23/3 vừa qua. Động thái này được cho là sẽ chấm dứt sự hỗn loạn kéo dài suốt nhiều năm của “ông lớn” Toshiba với hàng loạt bê bối khiến công ty khó khăn đến mức phải bán mình. 


Theo tuyên bố hôm 23/3, HĐQT Toshiba cho biết đã duyệt đề nghị của một nhóm doanh nghiệp được đứng đầu bởi Japan Industrial Partners (JIP)
Theo tuyên bố hôm 23/3, HĐQT Toshiba cho biết đã duyệt đề nghị của một nhóm doanh nghiệp được đứng đầu bởi Japan Industrial Partners (JIP)

Toshiba phải mất nhiều năm mới có thể đi đến thỏa thuận bán mình này là bởi đại diện chính phủ Nhật Bản mong muốn giữ những công nghệ nhạy cảm khỏi nước ngoài; tuy nhiên những nhà đầu tư và cổ đông quốc tế của hãng lại muốn gia tăng lợi nhuận. Vì thế, những mâu thuẫn đã xuất hiện về việc xác định được người mua phù hợp. 

Phía Toshiba cũng cho biết, trước khi nhu cầu về chip nhớ cùng với ổ cứng giảm xuống, nhóm doanh nghiệp trên đã đề nghị được mua với mức giá 5.500 yên/cổ phiếu. Thế nhưng, do thị trường xấu đi và triển vọng doanh thu đi xuống đã khiến JIP nhiều lần hạ giá. Họ cũng gặp khó khăn trong việc thu xếp nguồn lực tài chính trong bối cảnh các nhà băng ngày càng thận trọng trong việc cấp vốn cho giao dịch lớn khi kinh tế đã không còn thuận lợi như trước.

Theo nhận định của Bloomberg, nếu thương vụ này thành công sẽ trở thành một trong những giao dịch lớn nhất tại châu Á trong năm nay khi thị trường M&A đã dần sụt giảm. Đồng thời, đây cũng là một trong các thương vụ mua cổ phần doanh nghiệp tư nhân lớn nhất tại Nhật Bản từ trước đến nay.

Liên quan đến thương vụ này, nhà phân tích Mio Kato tại LightStream Research đánh giá, điều này sẽ trở thành một yếu tố tích cực, bởi Toshiba đang thiếu một chiến lược nhất quán. Thế nhưng cũng theo chuyên gia này, vẫn còn một số việc cần phải làm trong việc thiết lập các động lực tăng trưởng cũng như tối đa hóa tiềm năng với một số mảng kinh doanh mới nổi của Toshiba. 

Trong 8 năm qua, Toshiba liên tiếp gặp nhiều cuộc khủng hoảng, khởi đầu đến từ vụ bê bối kế toán năm 2015. Do đó, lợi nhuận bị thâm hụt nặng nề và công ty buộc phải tái cơ cấu một cách toàn diện. Một ủy ban điều tra độc lập khi đó cho biết, Toshiba đã phóng đại lợi nhuận trong 5 năm tăng thêm 151,8 tỷ yen, gấp 3 lần dự tính ban đầu của hãng. Được biết, công ty này chủ yếu thua lỗ tại các mảng cốt lõi tại Trung Quốc và Hàn Quốc, buộc phải chuyển sang tập trung vào cơ sở hạ tầng cùng với điện hạt nhân. Sau khi điều chỉnh lại, năm 2014 công ty này đã báo lỗ 37,8 tỷ yen.


Trong 8 năm qua, Toshiba liên tiếp gặp nhiều cuộc khủng hoảng, khởi đầu đến từ vụ bê bối kế toán năm 2015
Trong 8 năm qua, Toshiba liên tiếp gặp nhiều cuộc khủng hoảng, khởi đầu đến từ vụ bê bối kế toán năm 2015

Đầu năm 2017, công ty này tiếp tục trễ hạn công bố báo cáo tài chính vì những vướng mắc trong mảng điện hạt nhân tại Mỹ. Chưa kể, lãnh đạo Toshiba cũng không nghiên cứu kỹ càng việc mua lại CB&I Stone & Webster. Đây là thương vụ được cho là giải pháp để chi nhánh Westinghouse (chi nhánh của Toshiba tại Mỹ) có thể hoàn thành các dự án lò phản ứng bị trì hoãn tại Georgia cùng với Nam Carolina vào thời điểm đó. Sau đó, những dự án này đều đã vượt dự toán và bị chậm tiến độ. 

Ngoài ra, Toshiba còn bị lỗ 6,3 tỷ USD sau khi đầu tư vào mảng năng lượng hạt nhân tại Mỹ, đứng bên bờ vực bị hủy niêm yết. Điều này khiến Toshiba buộc phải bán mảng kinh doanh béo bở của mình, đó là đơn vị kinh doanh chip nhớ, cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Mới đầu năm ngoái, các cổ đông cũng không chấp nhận đề xuất của ban lãnh đạo về việc chia tách Toshiba. Sau khi kế hoạch này thất bại, ban lãnh đạo đã tìm kiếm những lựa chọn chiến lược cho tương lai của công ty, trong đó có việc bán mình. Đến tháng 10/2022, JIP được chọn là người mua ưu tiên của Toshiba.

Bán mình không hề dễ dàng

Theo nhận định của hãng tin Bloomberg, hành trình bán mình của Toshiba không hề dễ dàng một chút nào. Bên cạnh yếu tố nhạy cảm về công nghệ điện hạt nhân, việc các ngân hàng e ngại tham gia vì lo ngại tình hình kinh tế vĩ mô cũng là một nguyên nhân khiến thương vụ càng thêm khó khăn.  


Việc tiếp cận thị trường năng lượng hạt nhân tại Mỹ không thành công khiến Toshiba bị lỗ 6,3 tỷ USD, suýt bị hủy niêm yết cổ phiếu, buộc phải bán mảng chip nhớ cho hãng nước ngoài
Việc tiếp cận thị trường năng lượng hạt nhân tại Mỹ không thành công khiến Toshiba bị lỗ 6,3 tỷ USD, suýt bị hủy niêm yết cổ phiếu, buộc phải bán mảng chip nhớ cho hãng nước ngoài

Như đã nói ở trên, Toshiba đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng liên tiếp trong 8 năm qua. Sau vụ sóng thần năm 2011 khiến nhà máy hạt nhân Fukushima Dai Ichi buộc phải đóng cửa, tập đoàn này tiếp tục hứng chịu vụ bê bối kế toán năm 2015, đồng thời làm giả số liệu lợi nhuận khiến công ty bị yêu cầu phải tái cấu trúc. 

Sau đó, việc tiếp cận thị trường năng lượng hạt nhân tại Mỹ không thành công khiến Toshiba bị lỗ 6,3 tỷ USD, suýt bị hủy niêm yết cổ phiếu, buộc phải bán mảng chip nhớ cho hãng nước ngoài. Từ đó đến nay, số phận của công ty liên tục gây tranh cãi khi có nhiều cuộc đấu đá nội bộ xảy ra. 

Sau rất nhiều tranh cãi, cuối cùng Toshiba cũng đã thống nhất bán mình lại cho JIP - một công ty được thành lập vào năm 2002 tại Nhật Bản với Hidemi Moue. Thực tế, doanh nghiệp này đã tham dự nhiều thương vụ mua lại nổi tiếng, điển hình là vụ thâu tóm mảng sản xuất máy tính cá nhân Vaio Corp từ tay của Sony Group năm 2014.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Thẻ:Toshiba
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

13 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

14 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

14 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

14 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

15 giờ trước