"Bão tin đồn" quét qua, nhà đầu tư thua lỗ muốn "rời bỏ chứng khoán"

Thứ năm, 14/04/2022-17:04
Thời gian gần đây, sự lan rộng chóng vánh của "bão tin đồn" đã khiến thổi bay hàng tỷ vốn hóa của thị trường, nhiều nhà đầu tư lâm vào thua lỗ nặng. Có thể thấy, "bão tin đồn" đang có tính sát thương cực mạnh.

"Bão tin đồn" đổ ập thị trường

Theo Nhịp sống kinh tế, trong khoảng thời gian gần đây, "bão tin đồn" và các tin tức bất thường đã đổ ập vào thị trường. Thế nhưng, điều khiến nhà đầu tư choáng váng hơn cả là việc tài khoản bốc hơi tiền tỷ khi "bão tin đồn" quét qua. Không ai có thể nói chính xác tin đồn là đúng hay sai, nhưng những nhà đầu tư mua bán theo tin đồn trong những ngày qua mất tiền là thật.

Trên một group về chứng khoán, một tài khoản có tên Nguyễn Hồng Sơn viết: "Chính thức từ bỏ chứng khoán vĩnh viễn, tôi chán lắm rồi, tài khoản đã âm 70%. Hãi lắm rồi". Chỉ một câu viết ngắn gọn nhưng đã nhận về vài ngàn lượt like vì sự đồng cảm, cho thấy tâm trạng của nhà đầu tư bị thua lỗ, chán nản muốn buông bỏ và rời xa thị trường chứng khoán. Lướt qua các diễn đàn, hội nhóm chứng khoán sẽ thấy xuất hiện vô số những lời than vãn, những bức ảnh chụp tài khoản thua lỗ. 


Quá thua lỗ nhà đầu tư muốn rời bỏ chứng khoán
Quá thua lỗ nhà đầu tư muốn rời bỏ chứng khoán

Tuần qua, nhà đầu tư thua lỗ mất tiền là thật. Các nhà đầu tư lướt sóng kẹp nặng bởi đà giảm sốc của VN-Index và độ rộng của đà giảm là rất lớn, mỗi phiên có tới hàng nghìn cổ phiếu giảm điểm. Chỉ tính riêng 3 phiên vừa qua, VN-Index đã "đánh rơi" 67 điểm tương ứng vốn hoá HOSE bốc hơi 265.700 tỷ đồng (tương ứng 11,5 tỷ USD). Đây là đợt giảm điểm có quy mô rộng với hầu hết các cổ phiếu đều giảm từ 5-20% những ngày qua.

Việc này còn khủng khiếp hơn với những nhà đầu tư dùng margin. Margin chính là con dao hai lưỡi khi cổ phiếu rơi sẽ có tính sát thương gấp hai.

"Mình cầm cổ phiếu GEX, kể từ khi có tin đồn, cổ phiếu đã lao dốc 16% do cổ phiếu GEX đã điều chỉnh suốt 3 tháng qua nên mình nghĩ đã an toàn để sử dụng margin do đó khi mua vùng 40.000 đồng/cổ phiếu đã full margin và kết quả gặp ngay bão tin đồn quét qua và tài khoản đang bị âm nặng 30% nếu tính cả margin, thua lỗ gần 1 tỷ đồng. Không biết bao giờ mới được về bờ nữa", anh Hoàng Minh, một cổ đông của GEX chia sẻ.

Sự lan rộng của "bão tin đồn" đã khiến hàng tỷ vốn hóa của thị trường bị thổi bay, nhà đầu tư lâm vào cảnh thua lỗ nặng. Sau khi những thông tin thất thiệt được lan truyền, nhiều nhà đầu tư bắt đầu hoang mang và chấp nhận "cắt lỗ" bán cổ phiếu dẫn đến thiệt hại nặng nề.

Sự lan rộng của "bão tin đồn" đã khiến Trung tướng Tô Ân Xô - chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an phải lên tiếng. Theo Trung tướng Tô Ân Xô, lợi dụng việc Cơ quan điều tra khởi tố, điều tra các vụ án liên quan đến những cá nhân, doanh nghiệp có ảnh hưởng trên thị trường tài chính, chứng khoán, một số cá nhân đã sử dụng mạng xã hội đăng tải thông tin thất thiệt, chưa được kiểm chứng về việc xử lý sai phạm nhiều cá nhân, doanh nghiệp khác. Những thông tin này tập trung đến các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản… Nghiêm trọng hơn, một số trang mạng xã hội có lượng lớn người theo dõi còn đăng tải thông tin cho rằng thời gian tới cơ quan chức năng sẽ khởi tố, xử lý những cá nhân, doanh nghiệp này.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

"Việc đưa thông tin thất thiệt đã tác động xấu tới dư luận xã hội, tâm lý nhà đầu tư, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tài chính, chứng khoán của Việt Nam, gây thiệt hại về uy tín, kinh tế của cá nhân, doanh nghiệp và nhà đầu tư", trung tướng Xô cho biết. 

Bên cạnh đó, Bộ Công an đang chỉ đạo các lực lượng chức năng thu thập, củng cố tài liệu chứng cứ, kiên quyết xử lý nghiêm theo đúng quy định tất cả những cá nhân có hoạt động đăng tải thông tin thất thiệt, chưa được kiểm chứng, góp phần tạo môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh.

Sau khi tin đồn lan rộng khiến cổ phiếu của doanh nghiệp "nằm sàn" liên tiếp, bản thân các doanh nghiệp vướng tin đồn như Hoa Sen, Gelex,... cũng đã lên tiếng khẳng định doanh nghiệp vẫn hoạt động kinh doanh bình thường, nhưng nhà đầu tư bị lung lay niềm tin, lo sợ trước tin đồn không dám mua vào khiến các cổ phiếu liên quan đến tin đồn như KBC, HSG, hệ sinh thái GEX,… mới chỉ được "cầm máu" và vẫn chưa thể hồi phục. 

Trên thực tế, những sự việc như Tân Hoàng Minh hay FLC cũng như những tin đồn bắt bớ loạt doanh nghiệp có tính sát thương cực lớn, lan tỏa ra thị trường, các dòng tiền nóng hay đội nhóm lái cổ phiếu tìm cách rút ròng, trong khi nhà đầu tư rơi vào cảnh thua lỗ nặng. Với các nhà đầu tư cầm tiền cũng lo lắng, không thể mạnh dạn "xuống tiền" bắt đáy. Đây được cho là lí do vì sao VN-Index giảm điểm sốc nhưng dòng tiền vẫn rất hời hợt bắt đáy khác hẳn các lần giảm trước đây của thị trường.

Lỡ kẹp vì cổ phiếu có tin đồn, nhà đầu tư nên ứng xử ra sao?

Chia sẻ trên truyền thông, ông Bùi Văn Huy, Giám đốc môi giới Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) cho rằng, tin đồn là việc luôn có trên thị trường và chúng ta hoàn toàn có những căn cứ nhất định để chỉ ra tin đồn đó có thể là không chính xác.

Với vai trò là một người tư vấn trực tiếp cho khách hàng, trong những trường hợp như vậy cũng rất khó để khuyên khách hàng cá nhân bình tĩnh mà không bán. Việc khuyến nghị bình tĩnh chỉ có thể thực hiện nếu chắc chắn xác nhận được nguồn thông tin, nhưng đa phần chúng ta cũng có phần mơ hồ với tin đồn. Bởi nếu tin đồn thành sự thật, mức độ sát thương sẽ là rất lớn. 

"Bão tin đồn" quét qua, nhà đầu tư thua lỗ muốn "rời bỏ chứng khoán" - ảnh 3

Ông Huy nhấn mạnh 2 vấn đề, thứ nhất là cần có quy định xử lý thật nghiêm các tin đồn thất thiệt và cần củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào các nguồn thông tin chính thống.

"Tại sao ở thị trường Việt Nam, các tin đồn lại luôn có sức ảnh hưởng như vậy? Đây là câu hỏi cũng nên được các cơ quan quản lý quan tâm? Liệu rằng các kênh thông tin chính thống chưa làm được hết vai trò của mình và chưa tạo được niềm tin ở nhà đầu tư? Đó là câu hỏi và là thực trạng cần được các cơ quan quản lý thị trường quan tâm", ông Huy nói.

Tuy nhiên, ông Huy cũng cho rằng, tâm lý tiêu cực đến một phần từ những tin đồn xấu trong tuần qua, song đây không phải yếu tố chính yếu, mà căn bản là thị trường không phải quá thuận lợi và dòng tiền suy yếu. Nếu trong một bối cảnh thuận lợi hơn, dòng tiền khỏa hơn, các tin đồn xấu sẽ không thể ảnh hưởng nhiều đến vậy.

Theo: Nhịp sống kinh tế
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

3 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

4 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

4 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

6 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

8 giờ trước