Bán nhà thời thị trường khó, chủ nhà than thở: "10 khách tới xem thì 10 khách tới ép giá"

Thứ tư, 01/12/2022-21:12
Khi thị trường bất động sản rơi vào cảnh trầm lắng, cảnh ép giá diễn ra thường xuyên trong các cuộc giao dịch. Lô đất giá hơn 2,4 tỷ đồng nhưng bị khách đàm phán, ép giá giảm tới nửa tỷ đồng.

Cục diện của thị trường địa ốc thay đổi đã làm "vị thế" của những người mua - bán trở nên xoay chiều. Nếu như cách đây hơn 1 năm, đặc biệt là tại thời điểm sốt đất, người bán xác định chỉ làm việc với người mua "thiện chí", thậm chí thẳng thắn nói "không thương lượng, không gia lộc". Đó cũng là thời mà giá nhà, đất trong khu vực nội thành liên tục tăng, nguồn cung khan hiếm trong khi nguồn cầu rất lớn.

Nhưng hiện tại, sự trầm lắng chung của thị trường đã khiến "vị thế" của người mua thay đổi. Một môi giới còn cho rằng, giờ người mua là người có tiền, có tiền là có quyền nên họ tự tin trả giá thật thấp. Đồng thời họ cũng tin rằng, nếu không mua của người này, họ còn có nhiều lựa chọn khác và chắc chắn sẽ tìm được sản phẩm đẹp, rẻ ở nơi khác. Trong khi với người bán, đây là giai đoạn khó thanh khoản, nếu muốn bán được, họ phải hạ giá thật sâu.


Nhiều chủ nhà than thở vì người xem đến ép giá quá sâu
Nhiều chủ nhà than thở vì người xem đến ép giá quá sâu

Đơn cử, anh Cường (Nam Từ Liêm, Hà Nội), chủ lô đất diện tích 48m2, nằm sát dự án Vinhomes Smart City, đang rơi vào tình cảnh "bán không xong". Anh Cường cho biết, lô đất này được anh mua vào năm 2019 với giá 43 triệu đồng/m2. Có thời điểm khi sốt đất xảy ra, lô đất của anh từng được định giá lên 59 triệu đồng/m2. Thời điểm giáp Tế, anh Cường muốn bán lô đất để lấy tiền đầu tư cho công ty đang mở rộng sản xuất.

Thế nhưng, suốt 3 tháng nay anh vẫn chưa thể tìm được khách mua. Để có thể bán nhanh, anh Cường đưa ra mức giá là 50 triệu đồng/m2, thấp hơn mặt bằng chung từ 2-4 triệu đồng/m2. Nhà đầu tư này cho biết, lô đất này được anh chọn lựa rất cẩn thận, vị trí nằm ở ngõ thông, khổ đất vuông vắn. Nếu chỉ tính theo giá trị trượt giá và vay ngân hàng thì với mức 50 triệu đồng/m2, số tiền lãi thu về gần như hoà vốn.

“Đúng là bán nhà thời thị trường khó! 10 khách tới xem thì 10 khách tới ép giá. Người thì ép giá 200 triệu đồng. Người thì ép giá tới tận 500 triệu đồng", anh Cường nói.

Tương tự trường hợp của anh Cường, chị Minh (An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội) cũng bức xúc vì khách đến xem ép giá quá sâu. 

Chị Minh cho biết đã trao đổi với môi giới khi dẫn khách đến xem rằng, gia đình chị rao bán chứ không phải nhà đầu tư đang cần tiền nên bán vội, để rồi cắt lỗ. Mức giá mà chị đưa ra đều đã cân nhắc tính toán dựa trên khấu hao tài sản, giá đất cũng như chi phí xây dựng hiện tại. Tuy nhiên, khách đến xem mặc định là thời này phải ép giá. Thậm chí có khách tới xem bớt giá nhà lên tới 600 triệu đồng. "Thực sự rất khó chịu và bực mình vì tôi rất thiện chí bán. Căn nhà được gia đình tôi chăm chút, thiết kế đẹp. Do chúng tôi chuyển vào trong nội thành, nếu để không hoặc cho thuê sợ hỏng nhà nên hai vợ chồng mới muốn bán lại cho gia đình có nhu cầu thực. Nhưng mà khách ép giá sợ quá”, chị Minh cho hay.

Theo anh Tuấn, môi giới tại khu vực Đại Mỗ, Tây Mỗ, Dương Nội cho biết, nếu như cuối năm trước, lượng người mua - bán diễn ra tấp nập. Để tìm mua được căn nhà hợp tiêu chí rất khó, ngay cả đất, nhất là khu vực Tây Mỗ. Tới năm nay, mặc dù lượng hàng nhiều hơn nhưng cũng ế nhiều. Khách đi xem đa phần đều có tâm lý: Phải ép giá nhà để được rẻ. Họ còn tham khảo thị trường, trả giá dần, nếu tốt thì mua còn không thì thôi. Không chỉ vậy, nhiều người còn có tâm lý chờ qua mùa World Cup xem có chủ nào vỡ nợ bán rẻ không. 

Theo anh Tuấn, thời điểm này, nếu gia chủ không thực sự cần bán gấp thì nên dừng bởi không chỉ khó bán mà còn bị người xem ép giá rất mạnh.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

9 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

10 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

10 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

10 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

11 giờ trước