Bán cắt lỗ BĐS vùng ven, nhà giàu vẫn khóc ròng vì không tìm được người mua

Thứ ba, 06/06/2023-14:06
Không chỉ tại vùng ven Hà Nội, một số khu vực khác ở các huyện tại Hòa Bình, Sơn Tây, Sóc Sơn... cũng diễn ra tình trạng bán “cắt lỗ” nhà vườn nghỉ dưỡng, nhưng việc tìm khách mua vẫn vô cùng khó khăn.

Nhịp sống thị trường thông tin, trong giai đoạn từ năm 2020-2021 trào lưu bỏ phố về quê đã diễn ra vô cùng rầm rộ. Vì thế, nhiều nhà giàu ở Hà Nội đã đua nhau xuống tiền ở các bất động sản vùng ven Hà Nội như Ba Vì, Sơn Tây, Sóc Sơn hay Quốc Oai… hoặc các huyện tại Hòa Bình. Những mảnh đất này thường rộng đến cả nghìn m2, được xây dựng để làm nơi nghỉ dưỡng, làm căn nhà thứ hai để phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi cuối tuần của giới nhà giàu hoặc cho thuê. 

Tuy nhiên, một số người chỉ sau vài năm sở hữu bất động sản này đã tỏ ra chán nản. Họ nhận ra rằng, việc sở hữu những bất động sản này còn khó khăn nhiều hơn là hưởng thụ. Chính vì thế, nhiều căn nhà nghỉ dưỡng ở các vùng ven liên tục được rao bán trong khoảng thời gian gần đây. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường vẫn còn trầm lắng và ảm đạm, việc tìm khách mua không phải là điều dễ dàng.


Nhiều căn nhà nghỉ dưỡng ở các vùng ven liên tục được rao bán trong khoảng thời gian gần đây. Ảnh minh họa
Nhiều căn nhà nghỉ dưỡng ở các vùng ven liên tục được rao bán trong khoảng thời gian gần đây. Ảnh minh họa

Dễ dàng thấy được, tại nhiều trang tin rao bán bất động sản hiện tại xuất hiện hàng loạt thông tin rao bán trang trại và nhà nghỉ dưỡng ven đô, nhà vườn với quy mô lên đến hàng nghìn m2. Ví dụ như, một căn nhà vườn được xây dựng trên mảnh đất có diện tích 3.000m2, trong đó có khoảng 220m2 là đất thổ cư tại Ba Vì (Hà Nội) đang được rao bán với giá là 5 tỷ đồng.

Nhịp sống thị trường dẫn lại thông tin từ người bán cho biết, căn nhà này được xây dựng và hoàn thành vào năm 2021. Khi đó, cả tiền đất và tiền xây dựng rơi vào khoảng 7 tỷ đồng. Căn nhà này được thiết kế vô cùng tỉ mỉ và kỹ càng, có cả view núi và nằm cạnh suối, bên trong vườn được trồng rất nhiều cây ăn quả. Được biết, chủ nhà rất tâm huyết khi xây dựng căn nhà này, nhưng vì bận rộn lâu không về được, họ quyết định bán cắt lỗ 2 tỷ đồng so với tổng số tiền đã đầu tư trước đó. 

Cũng ở địa bàn Ba Vì, một căn nhà 2 tầng khác được xây dựng trên mảnh đất hơn 1.000m2, bao gồm 170m2 là đất thổ cư và phần còn lại là đất vườn. Căn nhà gần khu du lịch Khoang Xanh Suối Tiên, gần đường lớn và xe ô tô 45 chỗ có thể vào tận nơi. Theo người bán, căn nhà này có thể mua làm nhà nghỉ dưỡng cuối tuần hoặc kinh doanh homestay đều được. Căn nhà đang được rao bán với giá 3 tỷ đồng, so với đầu năm 2022 đã giảm 1 tỷ đồng.

Tình trạng chung ở các tỉnh thành khác 

Không chỉ tại vùng ven Hà Nội, một số khu vực khác ở các huyện tại Hòa Bình, Sơn Tây, Sóc Sơn... cũng diễn ra tình trạng bán “cắt lỗ” nhà vườn nghỉ dưỡng, nhưng việc tìm khách mua vẫn vô cùng khó khăn.


Không chỉ tại vùng ven Hà Nội, một số khu vực khác ở các huyện tại Hòa Bình, Sơn Tây, Sóc Sơn... cũng diễn ra tình trạng bán “cắt lỗ” nhà vườn nghỉ dưỡng. Ảnh minh họa
Không chỉ tại vùng ven Hà Nội, một số khu vực khác ở các huyện tại Hòa Bình, Sơn Tây, Sóc Sơn... cũng diễn ra tình trạng bán “cắt lỗ” nhà vườn nghỉ dưỡng. Ảnh minh họa

Anh Tiến Đạt - một môi giới bất động sản ở Hòa Bình cho biết, những căn nhà nghỉ dưỡng ở khu vực này trong thời gian gần đây được rao bán ngày càng nhiều. Hầu hết các chủ đầu tư đều chấp nhận bán cắt lỗ so với thời điểm “rót tiền” đầu tư. 

Môi giới này cho biết, trước kia trào lưu bỏ phố về quê nở rộ, nhiều người có tiền sẵn sàng bỏ tiền xây dựng BĐS nghỉ dưỡng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nhu cầu hiện tại ở phân khúc này không nhiều, rất kén khách mua. Dù nhiều người chấp nhận “cắt lỗ” nhưng khách mua gần như không có. 

Thực tế cho thấy, việc sở hữu căn nhà thứ hai ở khu vực vùng ven chỉ phù hợp với những ai đã nghỉ hưu, hoặc làm công việc có thể xử lý từ xa. Tuy nhiên, với những người thường xuyên bận rộn với công việc khó có được thời gian để chăm sóc nhà cửa, khiến ngôi nhà nhanh chóng xuống cấp. 

Một trường hợp khác là chị Hoài (Hà Nội) cũng từng đầu tư 4 tỷ đồng cho căn nhà vườn tại Lương Sơn, Hòa Bình. Nhưng chỉ 3 năm sau, chị đã ngậm ngùi rao bán bởi chi phí thuê người chăm sóc căn nhà còn tốn kém hơn rất nhiều so với tiền thuê nghỉ dưỡng ở nơi khác. Cụ thể, chị Hoài chia sẻ rằng, mỗi tháng gia đình mình phải trả 8 triệu đồng thuê người trông coi, quét dọn và chăm sóc cây cối. Thay vì về lại ngôi nhà thứ 2 mỗi tuần như trước, từ Tết Nguyên đán 2023 cho tới nay, gia đình chị mới chỉ về được vài ba lần.


Nếu như không thuê người, mỗi tuần khi cả nhà về đây lại phải tập trung quét dọn và chăm sóc cây cối, chẳng khác nào “hành xác” chứ không còn là nghỉ ngơi nữa. Ảnh minh họa
Nếu như không thuê người, mỗi tuần khi cả nhà về đây lại phải tập trung quét dọn và chăm sóc cây cối, chẳng khác nào “hành xác” chứ không còn là nghỉ ngơi nữa. Ảnh minh họa

Nếu như không thuê người, mỗi tuần khi cả nhà về đây lại phải tập trung quét dọn và chăm sóc cây cối, chẳng khác nào “hành xác” chứ không còn là nghỉ ngơi nữa. Chị Hoài cũng cho rằng, việc sở hữu căn nhà vùng ven chỉ phù hợp với những người đã nghỉ hưu hoặc làm công việc từ xa. Nếu rao bán thời điểm này, người mua trả căn nhà của chị chưa đến 3 tỷ đồng, lỗ nặng so với lúc đầu tư xây dựng.

Chị Hoài cho biết, vì không thể về ngôi nhà thứ hai một cách thường xuyên, đồ đạc trong nhà thường xuyên bị hỏng hóc. Mỗi lần như thế, chị đều phải thuê thợ đến sửa chữa, tốn kém khá nhiều tiền. Chưa kể, căn nhà này còn nằm cạnh núi đồi, nhiều muỗi và nhiều loại côn trùng khác. 

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho biết, thực tế thì sự bão hòa của loại hình bất động sản du lịch nghỉ dưỡng ven đô đã được dự báo từ trước. Tuy nhiên, việc xây dựng tự phát, không theo quy hoạch của loại hình này sẽ dẫn đến nguy cơ lạm dụng và xâm lấn trái phép đất đai, tài nguyên, gây thất thu cho ngân sách nhà nước.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Tin mới cập nhật

Quý I/2024, Techcombank ghi nhận lãi kỷ lục, tăng 38,3% so với cùng kỳ

4 giờ trước

Tuổi Sửu hợp hướng nào? Bí quyết chọn hướng nhà “thu hút” tài vận cho người tuổi Sửu

6 giờ trước

Giới trẻ cần làm gì trước nỗi lo mất việc khi xu hướng công nghệ lên ngôi?

7 giờ trước

Nhà máy điện hạt nhân là gì? Ưu, nhược điểm và xu hướng phát triển trong tương lai

7 giờ trước

Sự bùng nổ của Fintech và bài toán pháp lý, bảo mật dữ liệu

7 giờ trước