Apple trở thành điểm sáng hiếm hoi năm 2022, đóng góp 85% tăng trưởng lợi nhuận toàn ngành smartphone

Chủ nhật, 06/02/2023-11:02
Trong năm 2022, doanh thu của thị trường smartphone toàn cầu đạt 409 tỷ USD, so với năm 2021 đã giảm 9% và là mức thấp nhất từ năm 2017. Tuy nhiên, Apple đã trở thành điểm sáng hiếm hoi năm 2022 khi ghi nhận doanh thu từ smartphone tăng trưởng trong tổng số 5 thương hiệu hàng đầu thế giới dù mức tăng khiêm tốn chỉ là 1%.

Theo nghiên cứu mới nhất Counterpoint Research - một đơn vị theo dõi dữ liệu thị trường, trong quý 4/2022 thị trường điện thoại thông minh trên toàn cầu vẫn chịu nhiều áp lực. Lượng hàng xuất xưởng so với cùng kỳ năm trước đã giảm 18%, ghi nhận mức thấp nhất trong quý 4 hàng năm kể từ năm 2013 bất chấp doanh số bán hàng đã nhích nhẹ 1%, lên mức 303,9 triệu chiếc. Trong cả năm 2022, số lượng lô hàng được xuất xưởng là 1,2 tỷ chiếc và cũng là mức thấp nhất kể từ năm 2013.

Theo chuyên gia phân tích cấp cao Harmeet Singh Walia, xung đột giữa Nga và Ukraine cùng với áp lực từ lạm phát, bất ổn kinh tế trên toàn cầu cùng với những khó khăn về kinh tế vĩ mô đã ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng trong năm 2022. Do đó, tần suất người dùng mua sắm sản phẩm smartphone đã giảm xuống đáng kể.


Apple đã trở thành điểm sáng hiếm hoi năm 2022 khi ghi nhận doanh thu từ smartphone tăng trưởng trong tổng số 5 thương hiệu hàng đầu thế giới dù mức tăng khiêm tốn chỉ là 1%. Ảnh minh họa
Apple đã trở thành điểm sáng hiếm hoi năm 2022 khi ghi nhận doanh thu từ smartphone tăng trưởng trong tổng số 5 thương hiệu hàng đầu thế giới dù mức tăng khiêm tốn chỉ là 1%. Ảnh minh họa

Trong quý cuối năm 2022, thị trường điện thoại thông minh trên toàn cầu vẫn chịu nhiều áp lực từ cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, thiếu hụt thị trường lao động, sức mua người tiêu dùng giảm. Vì thế, lượng hàng xuất xưởng của 5 thương hiệu điện thoại thông minh hàng đầu thế giới đều giảm ở mức hai con số/thương hiệu.

Điều này kéo theo doanh thu cùng với lợi nhuận từ hoạt động của thị trường smartphone toàn cầu cũng giảm, dù ở mức độ thấp hơn doanh số bán hàng. Chưa kể, sự kết hợp ngày càng tăng của những dịch vụ điện thoại cao cấp từ những OEM (Original Equipment Manufacturer - Nhà sản xuất thiết bị gốc) cũng là nguyên nhân đẩy giá bán trung bình tổng thể (ASP) năm 2022 lên 5% so với năm liền trước.

Apple trở thành điểm sáng hiếm hoi năm 2022

Trong năm 2022, doanh thu của thị trường smartphone toàn cầu đạt 409 tỷ USD, so với năm 2021 đã giảm 9% và là mức thấp nhất từ năm 2017. Tuy nhiên, Apple đã trở thành điểm sáng hiếm hoi năm 2022 khi ghi nhận doanh thu từ smartphone tăng trưởng trong tổng số 5 thương hiệu hàng đầu thế giới dù mức tăng khiêm tốn chỉ là 1%.

Liên quan đến vấn đề này, Jeff Fieldhack - Giám đốc nghiên cứu mảng smartphone của Counterpoint Research nhận xét về hiệu suất của Apple như sau: “Với việc quản lý thành thạo những vấn đề về sản xuất, Táo Khuyết đã vượt qua một năm khó khăn với nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị tốt hơn bất kỳ hãng điện thoại thông minh lớn nào khác. 


So sánh tỷ lệ về số lượng hàng xuất xưởng, doanh thu cùng với lợi nhuận của Apple với những thương hiệu smartphone khác trong cả năm 2022. Nguồn: Counterpoint Research)
So sánh tỷ lệ về số lượng hàng xuất xưởng, doanh thu cùng với lợi nhuận của Apple với những thương hiệu smartphone khác trong cả năm 2022. Nguồn: Counterpoint Research)

Bên cạnh đó, dòng iPhone Pro cùng với Pro Max của Apple tiếp tục hoạt động tốt. Trong năm 2022, số lượng lô hàng iPhone xuất xưởng thậm chí sẽ cao hơn nếu ông lớn này không vướng phải những vấn đề do ảnh hưởng từ đợt bùng phát dịch Covid-19 ở nhà máy lắp ráp iPhone lớn nhất trên thế giới của Foxconn tại Trịnh Châu, Trung Quốc. Do đó, một lượng lớn hàng xuất xưởng đã bị đẩy sang tháng 1 năm nay”.

Vì thế, doanh số bán hàng, doanh thu cùng với lợi nhuận từ hoạt động trong quý 4/2022 của Apple đã giảm khi so sánh với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, những con số này vẫn lấn lướt so với những đơn vị khác trên thị trường điện thoại thông minh. Tính cả năm 2022, mảng kinh doanh smartphone của Apple đã đóng góp lần lượt 18%, 48% và 85% đối với tăng trưởng các chỉ số bao gồm doanh số bán hàng, doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động của thị trường này trên toàn cầu, đây chính mức đóng góp cao nhất từ trước tới nay.

Đồng thời, Táo Khuyết còn được hưởng lợi từ phân khúc smartphone cao cấp. Đây cũng là phân khúc mà khách hàng ít bị ảnh hưởng bởi những bất ổn từ kinh tế hay địa chính trị. Đồng thời, những khách hàng trưởng thành cũng lựa chọn những thiết bị cao cấp với thời lượng sử dụng lâu dài hơn. 

Nhiều thương hiệu khác gặp khó

Đối với xu hướng cao cấp hóa, Giám đốc nghiên cứu Tarun Pathak giải thích như sau: “Cao cấp hóa cũng có thể được nhìn thấy tại hệ sinh thái Android, đồng thời được Samsung dẫn đầu thông qua phân khúc smartphone có thể gập lại. Vì thế, bên cạnh Apple thì Samsung trở thành thương hiệu duy nhất trong top 5 OEM hàng đầu ghi nhận doanh thu tăng trưởng 1% ở phân khúc cao cấp dù số lượng lô hàng đã giảm 5% trong năm 2022 và giảm 1% về lợi nhuận hoạt động".


Táo Khuyết còn được hưởng lợi từ phân khúc smartphone cao cấp. Ảnh minh họa
Táo Khuyết còn được hưởng lợi từ phân khúc smartphone cao cấp. Ảnh minh họa

So với dự đoán của thị trường, hiệu suất của những chiếc điện thoại thông minh hàng đầu của “ông lớn” Samsung đã mạnh mẽ hơn nhiều. Thế nhưng, mức giảm lợi nhuận nhỏ hơn thị trường điện thoại thông minh nói chung thì tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động của Samsung đã tăng nhẹ lên 12% trong năm 2022. 

Đáng chú ý, những nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu Trung Quốc đã phải hứng chịu nhiều khó khăn trong bối cảnh thị trường trong nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Điều này khiến cho số lượng những lô hàng xuất xưởng của Xiaomi, OPPO cùng với Vivo đều đã giảm hơn 20%.

Bên cạnh đó, những thương hiệu Trung Quốc vẫn chưa có được bước tiến đáng kể nào trên thị trường cao cấp dù cũng cung cấp những sản phẩm điện thoại “đắt tiền với lợi nhuận cao”. Những thương hiệu này cũng chưa thể tận dụng triệt để sự lao dốc của Huawei để có thể phát triển mạnh mẽ hơn. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi doanh thu và lợi nhuận của các thương hiệu này đều đã giảm ở mức 2 con số. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

11 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

11 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

12 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

12 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

13 giờ trước