Amazon đổi đời ngoạn mục nhờ điện toán đám mây: Mỗi năm thu về hàng chục tỷ USD, hoạt động tốt hơn cả TMĐT

Thứ tư, 05/01/2023-14:01
Từ một dự án kỳ quặc và bị cả phố Wall chê bai, ai ngờ hiện tại mảng điện toán đám mây đang mang về cho Amazon lợi nhuận hoạt động gấp 3 lần so với toàn bộ các mảng kinh doanh khác.

Theo thông tin từ Fortune, trong 12 tháng qua hàng loạt các công ty từ Pinterest, Tinder, Netflix và Zoom cho đến những tờ báo điện tử như Wall Street Journal hay Fortune đều có những báo cáo thừa nhận hoạt động kinh doanh của mình ắt sẽ chịu thiệt hại vô cùng nặng nề nếu như thiếu đi mảng điện toán đám mây của Amazon (AWS). Thậm chí, ngay cả Ủy ban chứng khoán và giao dịch Mỹ (SEC) cũng phải dùng dịch vụ này.

Tầm quan trọng này cho thấy, dù “ông lớn” Amazon có sa thải 10.000 lao động đi chăng nữa cũng không bao giờ động chạm đến những nhân viên AWS. Điều đáng nói, ông Andy Jassy - CEO mới của Amazon cũng từng là người quản lý AWS, điều này càng khẳng định tầm quan trọng của mảng kinh doanh này đến tập đoàn.

Thực tế cũng chứng minh, hiện tại Amazon không còn đơn thuần là một hãng thương mại điện tử, bởi lợi nhuận của mảng AWS còn nhiều hơn tất cả các mảng kinh doanh khác cộng lại. Ví dụ như năm 2021, lợi nhuận đến từ hoạt động kinh doanh (Operation Profit) của AWS là 18,5 tỷ USD, con số này cao gần gấp 3 lần lợi nhuận hoạt động của toàn bộ các mảng kinh doanh khác của tập đoàn Amazon cộng lại (đạt 6,3 tỷ USD).


Năm 2021, lợi nhuận đến từ hoạt động kinh doanh (Operation Profit) của AWS là 18,5 tỷ USD, con số này cao gần gấp 3 lần lợi nhuận hoạt động của toàn bộ các mảng kinh doanh khác của tập đoàn Amazon cộng lại (đạt 6,3 tỷ USD)
Năm 2021, lợi nhuận đến từ hoạt động kinh doanh (Operation Profit) của AWS là 18,5 tỷ USD, con số này cao gần gấp 3 lần lợi nhuận hoạt động của toàn bộ các mảng kinh doanh khác của tập đoàn Amazon cộng lại (đạt 6,3 tỷ USD)

Tính riêng trong 9 tháng đầu năm nay, doanh thu mà AWS mang về cho Amazon là 58,7 tỷ USD. Nhiều người cho rằng, nếu AWS được tách khỏi Amazon thì vẫn được xếp hạng trong Fortune 100.

Điều đáng nói, sự phát triển của điện toán đám mây cũng vô cùng ly kỳ. Tại sao từ một hãng thương mại điện tử, Amazon lại trở thành một “ông lớn” điện toán đám mây như hiện tại, thậm chí còn ngang hàng với Microsoft hay Google? Liệu có phải hãng đang thừa dung lượng máy tính đến mức phải cho thuê bên ngoài?

Truyền thuyết và sự thật ra sao?

Thực tế, câu chuyện Amazon thừa dung lượng máy tính, sau đó cho thuê để tạo nên AWS là một câu chuyện cười nửa đúng nửa sai. Mọi chuyện bắt đầu từ thập niên 2000, khi đó Amazon đang là một startup bán sách trực tuyến. Việc phải xây dựng lại mọi thứ từ đầu, đồng thời gia tăng thêm những tính năng mới đối với Amazon không khác gì một cực hình. Thời điểm đó, các kỹ sư đã phải dành đến 70% thời gian để có thể phát triển những yếu tố cơ bản cho các dự án. Trong đó, 2 yếu tố quan trọng nhất chính là hệ thống lưu trữ (Storage System) cùng với hạ tầng cơ sở máy tính phù hợp.

Hầu hết các nhóm dự án đều phải làm những công việc cực nhọc này. Vì thế, các lãnh đạo của Amazon bắt đầu nảy ra ý tưởng về việc xây dựng nên một nền tảng, giúp nhân viên trong mảng lưu trữ dữ liệu cùng với dung lượng máy tính và số liệu. Khi ấy, cũng chẳng ai nghĩ đến điện toán đám mây nhưng nó lại là tiền đề cho tất cả. 

Việc xây dựng nền tảng này vẫn chưa đủ để AWS ra đời, cần phải có một yếu tố khác tác động, đó chính là khách hàng. Thời gian đầu, Amazon thường gửi một đoạn mã cho những trang web liên kết nếu như họ muốn kết nối sản phẩm mà công ty bán ở trên trang TMĐT. Nếu có người mua sản phẩm thông qua đường link này, phía chủ sở hữu trang web sẽ được hưởng phí hoa hồng.


AWS dù không liên quan đến bán sách nhưng mọi công nghệ cho việc bán sách nói riêng và các mảng khác nói chung đều sẽ có liên quan đến AWS, CEO Adam Selipsky, người tiếp quản của Jassy ở AWS nhớ lại
AWS dù không liên quan đến bán sách nhưng mọi công nghệ cho việc bán sách nói riêng và các mảng khác nói chung đều sẽ có liên quan đến AWS, CEO Adam Selipsky, người tiếp quản của Jassy ở AWS nhớ lại

Cho đến khi TMĐT phát triển, việc tạo ra những đoạn mã dành riêng cho từng trang liên kết quá tốn kém thời gian cũng như nguồn lực. Do đó, các đối tác muốn tự tạo đường link cho mình thay vì phải chờ đợi Amazon làm điều đó. Đến năm 2002, Amazon đã tạo nên một nền tảng cho phép các đối tác có thể tự tạo đường link cho riêng mình đến các sản phẩm trên Amazon. Nền tảng này khá phức tạp, bởi người dùng sẽ phải tự mình viết phần mềm thay vì dán đường link sẵn như trước. Tuy nhiên, điều này lại thu hút được sự yêu thích của hàng nghìn kỹ sư. 

Người sử dụng nền tảng này nhiều nhất chính là những kỹ sư phần mềm của Amazon. Điều này cho thấy, nhu cầu được giải phóng khỏi những công việc nặng nhọc liên quan đến dung lượng mà chỉ tập trung vào việc xây dựng phần mềm. Vì thế, các giám đốc cấp cao của Amazon đã quyết định xây dựng nên AWS vào năm 2003 trong một cuộc họp tại nhà riêng của ông chủ Jeff Bezos. Động thái này đã khiến cho nhiều người ngoài ngạc nhiên bởi Amazon khi đó chỉ được coi là một hãng bán sách trực tuyến, đang từng bước chuyển mình sang TMĐT. Tuy nhiên, các lãnh đạo của công ty vẫn khẳng định, họ là một công ty công nghệ. 

Điều đáng nói, Amazon đã phải mất tận 3 năm sau mới có thể thành lập được AWS. Thời điểm đó, hầu hết các nhà đầu tư phố Wall đều chê cười Bezos. Vào năm 2006, chuyên gia phân tích Piper Jaffray đã nói: “Tôi chẳng thấy khoản đầu tư này có thể mang lại tí lợi nhuận nào. Thậm chí, chúng trông như một gánh nặng”. Thời điểm đó, cũng có vô số người đều hỏi rằng, điều này thì có liên quan gì đến bán sách? Câu trả lời đó là, AWS dù không liên quan đến bán sách nhưng mọi công nghệ cho việc bán sách nói riêng và các mảng khác nói chung đều sẽ có liên quan đến AWS, CEO Adam Selipsky, người tiếp quản của Jassy ở AWS nhớ lại.

Phát triển như vũ bão

CEO Selipsky nhấn mạnh, một trong những tôn chỉ của Amazon đó là: “Khi làm những điều mới, chúng tôi chấp nhận việc bản thân có thể sẽ bị hiểu lầm trong một thời gian dài”. Thế nhưng, sự hiểu lầm đối với mảng điện toán đám mây cũng không kéo dài được bao lâu. Sau vài tháng sản phẩm mới ra mắt, AWS đã thực sự tạo nên một cơn sốt. Thời điểm hiện tại, thay vì phải tiêu tốn hàng triệu USD để mua các máy chủ (Server) cũng như xây dựng các trung tâm dữ liệu, các startup có thể thuê điện toán đám mây, sau đó trả tiền dịch vụ hàng tháng.

Khi một phần mềm mới ra đời, những startup có thể sử dụng ngay dịch vụ điện toán đám mây để làm nền tảng, bán chúng trên Internet. Nếu như sản phẩm thất bại, công ty cũng không cần lo lắng về việc dọn đống máy chủ hay các thiết bị dữ liệu thừa. Suốt 7 năm sau đó, không có một đối thủ nào trong làng công nghệ có thể nhận ra tiềm năng này để cạnh tranh với Amazon. Nhờ đó, AWS đã có một giai đoạn phát triển vô cùng dễ dàng. 

Theo báo cáo của hãng tư vấn công nghệ Gartner, mảng điện toán đám mây từ nay cho đến 2026 sẽ ghi nhận mức tăng trưởng bình quân là 20%/năm, nhanh hơn so với bất kỳ mảng công nghệ thông tin nào khác. Hiện nay, tất cả các hãng đều đã nhận ra được mảng kinh doanh béo bở này của Amazon và đầu tư mỗi năm lên đến hàng trăm triệu USD. 


Đứng trước sự cạnh tranh này, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa rõ liệu Amazon sẽ làm gì, nhất là khi nhà sáng lập Jeff Bezos đã rời đi để có thể theo đuổi đam mê vũ trụ
Đứng trước sự cạnh tranh này, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa rõ liệu Amazon sẽ làm gì, nhất là khi nhà sáng lập Jeff Bezos đã rời đi để có thể theo đuổi đam mê vũ trụ

Với sự thành công vượt trội của AWS, Amazon được dự đoán sẽ vượt mức doanh thu lên đến 500 tỷ USD trong năm 2022; đồng thời chuyển mình thành công từ một hãng bán sách trực tuyến trở thành công ty thương mại điện tử và giờ đây là tập đoàn điện toán đám mây hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, thách thức đối với Amazon cũng không hề nhỏ. Hiện nay, dù AWS đang chiếm 44% thị phần điện toán đám mây và cao hơn người xếp thứ 2 là Azure của Microsoft với 24%, thế nhưng khoảng cách đang dần thu hẹp.

Đứng trước sự cạnh tranh này, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa rõ liệu Amazon sẽ làm gì, nhất là khi nhà sáng lập Jeff Bezos đã rời đi để có thể theo đuổi đam mê vũ trụ. Theo như dự đoán của một số chuyên gia, mảng mảng y tế, sức khỏe và dược phẩm có thể là mục tiêu mới của “gã khổng lồ” Amazon khi hãng đã tiến hành thâu tóm công ty dược phẩm trực tuyến PillPack vào năm 2018 cùng với mạng lưới chăm sóc sức khỏe One Medical vào năm 2021 với giá lên đến 3,9 tỷ USD.

Lần này, Amazon lại bị rất nhiều người chê cười, tuy nhiên liệu lịch sử của một AWS trong làng dược phẩm, chăm sóc sức khỏe một lần nữa có lặp lại hay không thì vẫn chưa ai rõ được.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

“Mở kho” đấu thầu vàng để giữ vững kho ngoại tệ

3 giờ trước

Chuyên gia Dragon Capital chỉ ra 3 yếu tố giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng

7 giờ trước

Đất nền mới chỉ “rục rịch” có giao dịch, chưa thực sự “nóng” như lời đồn

9 giờ trước

Sở hữu 3 căn hộ cho thuê mang lại thu nhập ổn định, 9X khuyên Gen Z: “Nên mua nhà sớm!”

9 giờ trước

Làm thế nào để kiểm soát rủi ro khi vay tiền mua nhà?

12 giờ trước