9x Đắk Lắk đánh liều vay 60 triệu xây dựng nhà xưởng sản xuất trà mãng cầu, 3 năm thu về 1,5 tỷ đồng

Thứ sáu, 22/04/2022-15:04
Được biết, khi quyết định từ bỏ công việc văn phòng được coi là ổn định để về quê khởi nghiệp, cả nhà của anh Sơn ai cũng không đồng ý. Cùng với đó là việc bỏ tiền mua hơn 1 tấn nguyên liệu nhưng liên tục gặp thất bại cũng khiến cho chàng trai này chán nản và từng nghĩ đến 2 chữ "bỏ cuộc".

Chán cảnh làm công ăn lương chốn công sở, 9x Đắk Lắk quyết về quê khởi nghiệp

Đây là câu chuyện của anh Nguyễn Văn Sơn sinh năm 1992 tại xã Ea Kly, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk đã chia sẻ về quyết định về quê khởi nghiệp của bản thân rằng: "Khi bỏ công việc văn phòng được coi là ổn định để về quê khởi nghiệp, cả nhà tôi không một ai đồng ý. Cùng với đó, bỏ tiền mua hơn 1 tấn nguyên liệu nhưng lại liên tục gặp thất bại và làm đi làm lại rất nhiều lần, đã có lúc tôi rất chán nản và nghĩ đến 2 chữ “bỏ cuộc". 

Chàng trai này cho biết, quê ở miền Trung thời tiết khắc nghiệt, mùa khô thì hạn hạn còn mùa mưa lũ thì lụt lụt triền miên. Chính vì thế vào năm 1982, bố mẹ anh đã quyết định rời quê hương lên Tây Nguyên với ước mong sẽ làm giàu từ nông nghiệp. Tuy nhiên thì làm nông nghiệp mãi vẫn chưa đủ ăn cũng như chẳng giàu lên nên từ nhỏ, anh Sơn đã được bố mẹ định hướng phải cố gắng học để thoát được cảnh "chân lấm tay bùn". 


Nguyễn Văn Sơn sinh năm 1992 tại xã Ea Kly, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk
Nguyễn Văn Sơn sinh năm 1992 tại xã Ea Kly, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk

Anh Sơn kể lại rằng: "Tốt nghiệp Cao học ngành Tài chính nhưng khi ra trường lại gắn bó với công việc công sở, sáng đi chiều tối về, cuối tháng chỉ nhận vỏn vẹn 3 - 4 triệu đồng". Bản thân anh không muốn mình lặp đi lặp lại công việc nhàm chán, sáng đi tối về với mức lương ít ỏi cộng với đó là thấy nhiều nông sản tại địa phương có chất lượng tốt nhưng luôn gặp cảnh mất mùa, mất giá nên anh đã quyết định nộp đơn xin nghỉ việc vào giữa năm 2018 dù có sự phản đối kịch liệt từ phía gia đình. 

Và qua thời gian tìm hiểu, anh Sơn đã nhận thấy cây mãng cầu là giống cây rất phù hợp với vùng đất đỏ bazan Đắk Lắk nên được người dân trồng rất nhiều. Tuy nhiên thì khi đến mùa thu hoạch, người dân chỉ bán ra với giá là 3.000 - 4.000 đồng/kg. Hơn thế, khi đến mùa mưa thương lái còn không đến mua, quả chín rụng đầy vườn, người dân sẽ bỏ thối hoặc nhặt về mang cho vật nuôi trong nhà ăn. Thậm chí, nhiều nhà vườn còn chặt bỏ để trồng loại cây khác thay thế. Cũng qua nghiên cứu tài liệu thì anh Sơn biết được quả mãng cầu vừa là loại trái cây ăn rất thơm ngon lại vừa là một loại dược liệu quý, tốt cho sức khỏe và được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Vì thế anh đã quyết tâm khởi nghiệp từ cây mãng cầu. Anh Sơn cho hay: "Từ nhỏ tôi đã được uống trà mãng cầu do bố mẹ sao bằng chảo, hãm như trà truyền thống và uống rất ngon nhưng lại chưa có một doanh nghiệp nào làm thương mại với loại trà này. Vì thế mà tôi đã quyết tâm thử sức mình với loại trà mãng cầu". 


Qua thời gian tìm hiểu, anh Sơn đã nhận thấy cây mãng cầu là giống cây rất phù hợp với vùng đất đỏ bazan Đắk Lắk nên được người dân trồng rất nhiều
Qua thời gian tìm hiểu, anh Sơn đã nhận thấy cây mãng cầu là giống cây rất phù hợp với vùng đất đỏ bazan Đắk Lắk nên được người dân trồng rất nhiều

Nhiều lần thất bại nhưng nhất định không bỏ cuộc

Bởi vì là tay ngang vào nghề nên anh Sơn đã tiêu tốn rất nhiều thời gian tìm hiểu và thử nghiệm. Sau hơn 2 tháng anh cặm cụi với hàng tấn nguyên liệu tươi, tự tay sơ chế, sao bằng chảo rồi tìm cách bảo quản cũng như tìm cách đưa ra công thức nhất vào sản xuất. Khi thì anh chọn nguyên liệu chưa đúng, chưa đủ tuổi để làm trà, lại có khi sao chưa đủ nhiệt độ và nhiều khi còn bị cháy hay như khi cho ra thành phẩm lại không biết cách bảo quản phù hợp. Sau nhiều lần thất bại cũng khiến cho chàng trai 9x này nản chí và từng nghĩ đến việc bỏ cuộc. Anh Sơn bộc bạch: "Thời gian làm công ăn lương hầu như tôi không tích lũy cho mình được đồng nào. Tay trắng khởi nghiệp, tôi đã phải vay mượn anh em bạn bè để có tiền. Sau hơn 2 tháng thử nghiệm, 60 triệu đồng vay mượn cũng tiêu tan, 1 tấn nguyên liệu đã phải đổ bỏ vì làm sai công thức". 


Vì là tay ngang vào nghề nên anh Sơn đã tiêu tốn rất nhiều thời gian tìm hiểu và thử nghiệm
Vì là tay ngang vào nghề nên anh Sơn đã tiêu tốn rất nhiều thời gian tìm hiểu và thử nghiệm

Nhiều lần thất bại trong quá trình tìm ra công thức chuẩn trong việc sản xuất trà mãng cầu, hơn thế không nhận được sự ủng hộ từ phía gia đình đã khiến anh Sơn không khỏi chán nản. Tuy thế nhưng anh nhất quyết không bỏ cuộc, để lấy lại tinh thần anh đã đi tìm đọc những cuốn sách hay cùng những video của những người nổi tiếng truyền cảm hướng về hành trình khởi nghiệp và tiếp tục cặm cụi làm. 

Và sau 2 tháng thì sản phẩm trà mãng cầu cũng được ra đời với công thức chuẩn nhất từ khâu chọn nguyên liệu cho đến khâu bảo quản sản phẩm. Tuy nhiên thì đến bước bán hàng anh lại gặp rất nhiều khó khăn vì sản phẩm còn rất mới lạ, nhiều người vẫn chưa biết đến trái mãng cầu. Chính vì thế, 9x này đã phải mang từng gói trà đi từ Bắc vào Nam để tự tìm khách hàng. Bên cạnh đó anh cũng tham gia các chương trình hội chợ, các phiên chợ vùng núi để giới thiệu sản phẩm, pha thử cho khách hàng uống hoặc tặng cho khách hàng dùng thử. Anh Sơn bày tỏ: "Thời gian đầu tôi cũng nản lắm nhưng nhờ nhận được những phản hồi tích cực của người tiêu dùng nên lại có thêm động lực để làm tiếp". Cũng nhờ sự cố gắng, nỗ lực của mình mà sản phẩm trà mãng cầu của anh Sơn ngày càng được nhiều người biết đến. Vào năm 2018, anh đã đoạt giải 3 trong cuộc thi về khởi nghiệp tại tỉnh Đắk Lắk đồng thời cũng được địa phương hỗ trợ giới thiệu, quảng bán sản phẩm rộng rãi hơn. 


Xưởng sản xuất trà mãng cầu
Xưởng sản xuất trà mãng cầu

Có thể thấy, từ việc sao trà thủ công bằng chảo gang, khi có lợi nhuận anh đã bắt đầu đầu tư thêm tiền để xây dựng nhà xưởng và mua thêm máy móc nhằm phục vụ cho việc sản xuất. Hiện tại, 9x này đã sở hữu nhà xưởng rộng 200m2 với các loại máy móc thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP từ đó cũng tạo ra công ăn việc làm cho 6 lao động tại địa phương. Hơn thế, công ty anh Sơn cũng ký hợp đồng bao tiêu đầu ra cho các nhà vườn với giá là 13.000 đồng/kg mãng cầu tươi. 

Theo: 24h
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

1 giờ trước

Choáng ngợp với loạt biệt thự “đậm mùi tiền” của các đại gia Quận 7

1 giờ trước

Thanh Hóa chuẩn bị có thêm khu công nghiệp công nghệ cao 353 ha

1 giờ trước

Hà Nội: Đất đấu giá ven đô “nóng” trở lại, có lô giá khởi điểm 75 triệu đồng/m2

1 giờ trước

Giá nhà tăng chóng mặt, người trẻ Việt cần làm gì để sớm mua được nhà?

3 giờ trước