Xuất khẩu gỗ sang Mỹ tăng trưởng mạnh, lợi nhuận doanh nghiệp gỗ năm 2022 sẽ ghi nhận bứt phá?

Thứ sáu, 01/10/2022-21:10
So với thời điểm năm 2018, kinh ngạch xuất gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ đã ghi nhận mức tăng gần gấp 2,5 lần, từ 3,6 tỷ USD lên đến 8,8 tỷ USD, đồng thời mức tăng trưởng kép cũng chạm ngưỡng 25,04%.

Nhớ lại thời điểm năm 2018, sau cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng căng thẳng và leo thang, Mỹ đã áp dụng thuế chống bán phá giá (183,36%) cùng với thuế chống trợ cấp (từ 22% đến 194,9%) đối với các sản phẩm gỗ đến từ Trung Quốc. Sau động thái này, thị trường Mỹ đã chuyển sang các nguồn nhập khẩu mới, tích cực nhập khẩu các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam để có thể thay thế cho nguồn cung Trung Quốc.

So với thời điểm năm 2018, kinh ngạch xuất gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ đã ghi nhận mức tăng gần gấp 2,5 lần, từ 3,6 tỷ USD lên đến 8,8 tỷ USD, đồng thời mức tăng trưởng kép cũng chạm ngưỡng 25,04%.

Đáng chú ý, năm 2021 vừa qua, dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng 17,6% so với năm trước đó và đạt 14,12 tỷ USD. Cũng trong năm này, Mỹ giữ vững ngôi vị đứng đầu về thị trường xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam, kim ngạch từ thị trường này cũng đạt 8,8 tỷ USD, chiếm đến 59,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành gỗ. Trong 8 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vẫn đạt 6,2 tỷ USD, chỉ giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ bất chấp lạm phát tại Mỹ đang kìm hãm đà tăng trưởng.


Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 8 năm nay ước tính đạt 1,35 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước đã tăng mạnh 65%
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 8 năm nay ước tính đạt 1,35 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước đã tăng mạnh 65%

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 8 năm nay ước tính đạt 1,35 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước đã tăng mạnh 65%. Tính chung cả 8 tháng đầu năm nay, ước tính trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 11,07 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 6,2%. Nếu tính riêng tại thị trường Mỹ, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 8 tháng đầu năm nay đã giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ, đạt hơn 6,2 tỷ USD và chiếm đến 56% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành gỗ. 

Doanh số bán nhà tại Mỹ giảm ảnh hưởng đến các công ty xuất khẩu Việt Nam

Có thể thấy, suốt từ đầu năm cho đến nay, doanh số bán nhà tại Mỹ đã ghi nhận 7 tháng giảm liên tiếp, từ vùng cao 6,5 triệu USD của tháng 1/2022 xuống vùng thấp 4,81 triệu USD trong tháng 7/2022. Được biết, doanh số bán nhà suy giảm liên tiếp được cho là bắt nguồn từ việc Fed gia tăng lãi suất với nỗ lực kiềm chế tình trạng lạm phát tại thị trường Mỹ tính từ thời điểm đầu năm (0,25% tới 2,50% vào hồi tháng 7/2022). Động thái gia tăng lãi suất này đã gián tiếp khiến lãi suất tín chấp mua nhà tại Mỹ tăng theo. Theo Freddie Mac, lãi suất đã tạo đỉnh 5,8% với mức vay mua nhà 30 năm. 

Thời điểm hiện tại, với một mức lãi suất cao hơn, thị trường Mỹ đã ghi nhận mức doanh thu mua nhà sụt giảm, khiến cho nhu cầu về các sản phẩm gỗ nội thất trong năm nay cũng sụt giảm theo. Trong thời gian tới, nhiều khả năng Fed vẫn giữ nguyên quan điểm nâng lãi suất và giữ ở mức cao để có thể kiềm chế lạm phát, theo đó, nhu cầu sử dụng sản phẩm gỗ tại Mỹ sẽ tiếp tục giảm. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến những công ty xuất khẩu của Việt Nam.  


Nếu tính riêng tại thị trường Mỹ, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 8 tháng đầu năm nay đã giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ, đạt hơn 6,2 tỷ USD và chiếm đến 56% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành gỗ
Nếu tính riêng tại thị trường Mỹ, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 8 tháng đầu năm nay đã giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ, đạt hơn 6,2 tỷ USD và chiếm đến 56% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành gỗ

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, cho rằng thị trường xuất khẩu gỗ từ nay cho đến cuối năm vẫn còn nhiều biến động, đặc biệt là tại thị trường Mỹ. Chính vì thế, Tổng cục Lâm nghiệp khuyến nghị các doanh nghiệp ngoài các thị trường truyền thống cần phải linh hoạt và đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm. “Với những khó khăn về cả thị trường đầu ra cũng như nguồn nguyên liệu đầu vào và các chi phí logistics, vận chuyển… dự báo xuất khẩu gỗ và lâm sản cho cả năm nay sẽ đạt khoảng 16,3 tỷ USD”, ông Trị cho biết.

Những doanh nghiệp gỗ nào ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận cao?

Thời điểm hiện tại, CTCP Phú Tài (PTB) cùng với CTCP Gỗ An Cường (ACG) chính là 2 doanh nghiệp ngành gỗ sở hữu mức quy mô lớn nhất trên sàn. Hiện, cả 2 doanh nghiệp này đều đang lấy thị trường Mỹ là trọng tâm trong chiến lược xuất khẩu của mình; 2 doanh nghiệp đều có kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt trong 6 tháng đầu năm nay. 

Năm 2021, Phú Tài ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực là nhờ mảng kinh doanh gỗ tăng trưởng mạnh. Cụ thể, doanh thu từ mảng gỗ chiếm đến 53% tổng doanh thu của cả công ty. Trong năm nay, Phú Tài đặt mục tiêu doanh thu là 7.250 tỷ đồng cùng với 790 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt ghi nhận mức tăng 11% và 21% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ những hiệp định thương mại cùng với nhu cầu nội thất cao của Mỹ đã khiến doanh thu từ mảng gỗ của Phú Tài tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ. 

Trong nửa đầu năm nay, doanh thu của Phú Tài so với cùng kỳ đã tăng 20%, đạt 3.617 tỷ đồng, trong đó mảng kinh doanh gỗ đóng góp đến 1.948 tỷ đồng và tăng trưởng 7%. Đáng chú ý, doanh thu từ việc xuất khẩu gỗ của công ty đã chiếm đến 47,87% tổng doanh thu, con số này tương đương với 1.710 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ so với cùng kỳ đã tăng 33,3% và đạt 296 tỷ đồng.


Từ đầu năm cho đến nay, doanh số bán nhà tại Mỹ đã ghi nhận 7 tháng giảm liên tiếp, từ vùng cao 6,5 triệu USD của tháng 1/2022 xuống vùng thấp 4,81 triệu USD trong tháng 7/2022
Từ đầu năm cho đến nay, doanh số bán nhà tại Mỹ đã ghi nhận 7 tháng giảm liên tiếp, từ vùng cao 6,5 triệu USD của tháng 1/2022 xuống vùng thấp 4,81 triệu USD trong tháng 7/2022

Không giống với Phú Tài, Gỗ An Cường thời điểm hiện tại đang tập trung nhiều hơn vào thị trường nội địa. Cụ thể, doanh thu xuất khẩu chỉ đạt 16,3% tổng doanh thu và đạt mức 306 tỷ đồng. Mỹ và Canada chính là 2 thị trường xuất khẩu chính của công ty này. Trong đó, Mỹ là thị trường chiếm đến 51% doanh thu xuất khẩu của Gỗ An Cường. 

Mới đầu tháng 7 vừa qua, công ty này đã tiến hành ký kết thành công hợp tác chiến lược với tập đoàn bất động sản Sumitomo Forestry America với mức vốn hóa lên tới hơn 3 tỷ USD tại thị trường Mỹ. Sau động thái này, Gỗ An Cường sẽ trở thành nguồn cung chiến lược duy nhất của tập đoàn này tại thị trường Mỹ kể từ năm nay. Việc này là động thái quan trọng giúp tên tuổi của của công ty ngày càng được đẩy mạnh trên các thị trường nước ngoài, đồng thời tăng trưởng doanh thu đến từ hoạt động của công ty. Hợp đồng hợp tác này cũng được kỳ vọng sẽ đóng góp thêm 20-30 triệu USD mỗi năm cho doanh thu của Gỗ An Cường.

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm nay cho thấy, doanh thu của Gỗ An Cường là 1.914 tỷ đồng, so với nửa đầu năm trước đã tăng 12%. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế cũng tăng 17% và đạt 279 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm, biên lợi nhuận của Gỗ An Cường đạt 29,2%. Trong khi đó, biên lợi nhuận gộp xuất khẩu cũng ngày càng được cải thiện ở mức tăng 3,6 điểm % lên 9%. Là một mảng kinh doanh mới của Gỗ An Cường, mảng xuất khẩu đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh. Kỳ vọng, tăng trưởng doanh thu của ACG sẽ nhanh hơn trong nửa cuối năm nay, bởi đây thường là mùa cao điểm của công ty. Trong khi đó, hàng loạt các dự án các khách hàng doanh nghiệp lâu năm như Vinhomes, Novaland, Keppel Land, Nam Long, … đều đang trong quá trình hoàn thiện, điều này khiến cho đơn đặt hàng nội thất trong nước tăng cao.

Dự báo, việc Bộ công thương Hoa Kỳ (DOC) điều tra lẩn tránh phòng vệ thương mại đối với sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Việt Nam sẽ tác động tiêu cực tới kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này nửa cuối năm nay. Bên cạnh đó, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ cũng sẽ tiếp tục dừng thanh khoản các sản phẩm gỗ lẩn tránh thuế nói riêng, đồng thời giảm thanh khoản sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, Bộ công thương Hoa Kỳ vẫn hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong việc xuất khẩu gỗ cơ chế tự xác nhận sản phẩm, điều này là động lực để các doanh nghiệp lớn (như ACG, PTB, ...) đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất khẩu, từ đó có thể duy trì được hoạt động kinh doanh.


Thời điểm hiện tại, CTCP Phú Tài (PTB) cùng với CTCP Gỗ An Cường (ACG) chính là 2 doanh nghiệp ngành gỗ sở hữu mức quy mô lớn nhất trên sàn
Thời điểm hiện tại, CTCP Phú Tài (PTB) cùng với CTCP Gỗ An Cường (ACG) chính là 2 doanh nghiệp ngành gỗ sở hữu mức quy mô lớn nhất trên sàn

Ban lãnh đạo Gỗ An Cường cho biết, công ty không xuất khẩu ván ép, đóng góp giá trị của ván ép đối với sản phẩm tỷ của doanh nghiệp cũng là rất nhỏ. Chính vì thế, việc điều tra thuế của Bộ Thương mại Mỹ trong việc yêu cầu những nhà sản xuất đến từ Việt Nam chứng minh tủ gỗ và ván ép của mình không phải hàng trung chuyển hoặc được làm bán thành phẩm từ Trung Quốc đều không ảnh hưởng đến Gỗ An Cường.

Theo nhận định của Chứng khoán Tân Việt (TVSI), trong giai đoạn 2022-2025, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của Gỗ An Cường ở mức 15% một năm. Mức tăng trưởng này có được nhờ sự hỗ trợ của nhiều yếu tố đến từ thị trường nội địa: Tiềm năng phát triển của bất động sản; sự gia tăng chóng mặt của tầng lớp trung lưu cùng với tốc độ đô thị hóa cao; xu hướng sử dụng đồ gỗ công nghiệp trong việc thiết kế nội thất tăng. Ngoài ra còn có việc đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường quen thuộc của ACG như Mỹ, Canada. Hoạt động xuất khẩu được dự báo sẽ đóng góp khoảng 20% doanh thu vào năm 2025.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Chuyên gia Dragon Capital chỉ ra 3 yếu tố giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng

2 giờ trước

Đất nền mới chỉ “rục rịch” có giao dịch, chưa thực sự “nóng” như lời đồn

4 giờ trước

Sở hữu 3 căn hộ cho thuê mang lại thu nhập ổn định, 9X khuyên Gen Z: “Nên mua nhà sớm!”

4 giờ trước

Làm thế nào để kiểm soát rủi ro khi vay tiền mua nhà?

6 giờ trước

LPBank dự định đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam, không trả cổ tức trong 3 năm

7 giờ trước