VDSC: Bức tranh kinh tế năm 2023 hé lộ nhiều khó khăn, kiểm soát lạm phát và ổn định tăng trưởng khó có thể cùng thực hiện

Thứ tư, 10/08/2022-16:08
Theo các chuyên gia của VDSC, may mắn là lạm phát tại Việt Nam hiện vẫn đang diễn biến trong biên độ cho phép. Tuy nhiên năm 2023, bức tranh kinh thế sẽ tiềm ẩn nhiều khó khăn, việc ưu tiên kiểm soát lạm phát và ổn định tăng trưởng nhiều khả năng sẽ không thể song hành cùng nhau.

Nhiều chỉ báo về sự suy giảm trong sản xuất công nghiệp

Mới đây, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đã công bố báo cáo vĩ mô của tháng 8. Theo như báo cáo này, VDSC nhận định trong tháng 8 và tháng 9 tới, hiệu ứng mức nền thấp sẽ được thể hiện rõ nét hơn trong hoạt động sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, theo khối phân tích của VDSC, so với việc đánh giá động lực tăng trưởng của lĩnh vực này trong các tháng tiếp theo thì việc theo dõi biến động theo tháng cùng với các diễn biến chỉ số PMI sẽ quan trọng hơn nhiều. 


Trong tháng 6 vừa qua, tăng trưởng sản xuất công nghiệp đã được điều chỉnh giảm xuống còn 9,1% so với số ước tính 11,5%
Trong tháng 6 vừa qua, tăng trưởng sản xuất công nghiệp đã được điều chỉnh giảm xuống còn 9,1% so với số ước tính 11,5%

Trong tháng 6 vừa qua, tăng trưởng sản xuất công nghiệp đã được điều chỉnh giảm xuống còn 9,1% so với số ước tính 11,5%. Đáng chú ý, lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo chỉ còn ở mức 9,9% so với con số ước tính tăng là 13,1%. Theo đó, những ngành nghề có sản lượng công nghiệp giảm mạnh so với số liệu ước tính trước đó từ cao đến thấp sẽ bao gồm: Sản xuất kim loại, sản xuất giường, tủ bàn ghế, sản xuất xe động cơ, dệt may và cuối cùng là chế biến thực phẩm.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, tăng trưởng sản xuất công nghiệp trong tháng có thể là 11,2%, so với số liệu điều chỉnh của tháng 6 đã cao hơn 1,6%. Có thể thấy, hầu hết các ngành trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo đều ghi nhận mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ, dựa trên cơ sở mức nền thấp của cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, vẫn có một số ngành đã sụt giảm so với cùng kỳ khi xét về mức tăng trưởng, bao gồm sản xuất từ cao su cùng với những phương tiện vận tải khác. 

Trong cùng kỳ năm trước, ngành sản xuất kim loại đã ghi nhận mức tăng trưởng khá cao. So với cùng kỳ, tháng 7 năm nay ngành này đã có mức tăng trưởng âm 6,4%. Thế nhưng, xu hướng theo tháng trong ngành sản xuất kim loại cũng ngày càng suy yếu khi so với tháng trước đã giảm 8,6%.  


Các ngành xuất khẩu chính tại nước ta như dệt may, giày da, điện tử vẫn đang cho thấy tín hiệu mở rộng trong hoạt động sản xuất
Các ngành xuất khẩu chính tại nước ta như dệt may, giày da, điện tử vẫn đang cho thấy tín hiệu mở rộng trong hoạt động sản xuất

Đáng chú ý, các ngành xuất khẩu chính tại nước ta như dệt may, giày da, điện tử vẫn đang cho thấy tín hiệu mở rộng trong hoạt động sản xuất. Thế nhưng cần lưu ý rằng, trong các tháng tới bức tranh tăng trưởng đơn hàng tồn tại nhiều thách thức. Theo số liệu PMI toàn cầu, đơn hàng mới trong tháng 7 năm nay đã lần đầu tiên ghi nhận sự sụt giảm kể từ tháng 6/2020. Xét tại khu vực châu Á, các đơn hàng mới cũng đã giảm về mức thấp nhất kể từ tháng 8/2021. Còn ở Việt Nam, so với các tháng đầu năm thì mức tăng trưởng hiện tại đã yếu dần đi dù nhiều công ty có thể ghi nhận số đơn hàng mới cao hơn. 

Trái ngược với hoạt động sản xuất công nghiệp đang có sự tăng trưởng suy giảm, lĩnh vực dịch vụ trong giai đoạn sau đại dịch đang có những tín hiệu phục hồi khá tích cực. So với cùng kỳ, doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đã ghi nhận mức tăng trưởng lên tới 42,6%. Đáng chú ý, tăng trưởng của doanh số bán lẻ hàng hóa là 29,4% còn dịch vụ là 127,8%. Ngoài ra, doanh số bán lẻ dịch vụ ăn uống và lưu trú đã quay trở về quy mô trước khi đại dịch diễn ra; doanh số dịch vụ du lịch cũng gần tương đương với quy mô của năm 2019 - thời điểm trước dịch. 

Bức tranh kinh tế năm 2023 hé lộ nhiều khó khăn hơn

Theo VDSC, những diễn biến ở trên đã hiển thị một số hàm ý vô cùng quan trọng. Thứ nhất, từ nay cho tới cuối năm, để giảm bớt áp lực lên tỷ giá thì Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát chặt chẽ thanh khoản tiền đồng trong hệ thống. Thứ hai, việc vay tiền từ Ngân hàng Nhà nước sẽ không còn rẻ như trước. Điều này đồng nghĩa với việc, những ngân hàng bị thiếu hụt về thanh khoản sẽ buộc phải tiến hành đấu thầu để vay tiền với mức chi phí cao hơn. Thứ ba, việc thắt chặt chính sách tiền tệ dù Ngân hàng Nhà nước chưa có động thái nâng lãi suất điều hành.

Đồng thời, VDSC cũng nhấn mạnh, may mắn là lạm phát tại Việt Nam hiện vẫn đang diễn biến trong biên độ cho phép. Nguyên nhân là do thế dầu thế giới đang trên đà giảm. So với mức nền thấp của cùng kỳ năm trước, vấn đề tăng trưởng kinh tế của năm nay không còn đáng lo ngại. 


Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành, Việt Nam đang kiểm soát khá tốt vấn đề lạm phát cùng với các chính sách tài khóa và tiền tệ
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành, Việt Nam đang kiểm soát khá tốt vấn đề lạm phát cùng với các chính sách tài khóa và tiền tệ

Trước đó, tại Diễn đàn kinh doanh 2022 do Forbes Việt Nam tổ chức ngày 4/8, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành - giảng viên Trường Chính sách công và quản lý Fulbright cho rằng, Việt Nam đang kiểm soát khá tốt vấn đề lạm phát cùng với các chính sách tài khóa và tiền tệ. Năm nay, nền kinh tế Việt Nam vẫn khá khả quan, vấn đề lạm phát có thể bảo đảm ở mức dưới 4%, đồng thời tăng trưởng GDP thậm chí đạt trên 7%.

Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành cũng nhấn mạnh, việc đạt được các mục tiêu vĩ mô sẽ cho phép nhà điều hành chính sách không cần phải thắt chặt tiền tệ quá mức như các nước khác. Đến giai đoạn 2023-2025, việc giải ngân đầu tư công có thể sẽ đẩy mạnh hơn nữa, nhất là việc xây dựng các tuyến cao tốc để kết nối giao thông nhanh hơn, giảm chi phí logistics cho các doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, các chuyên gia VDSC đánh giá, bức tranh kinh tế năm 2023 đang dần hé lộ nhiều khó khăn phía trước. Trong năm sau, việc ưu tiên kiểm soát lạm phát và ổn định tăng trưởng nhiều khả năng sẽ không thể song hành cùng nhau. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Tin mới cập nhật

Bí quyết chọn hướng nhà “thu hút” tài vận cho người tuổi Sửu

7 phút trước

Giới trẻ cần làm gì trước nỗi lo mất việc khi xu hướng công nghệ lên ngôi?

30 phút trước

Nhà máy điện hạt nhân là gì? Ưu, nhược điểm và xu hướng phát triển trong tương lai

42 phút trước

Sự bùng nổ của Fintech và bài toán pháp lý, bảo mật dữ liệu

42 phút trước

Môi giới cần “nâng cấp” mình trong chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường bất động sản

2 giờ trước