"Tu trí tuệ, tích phước đức" theo lời Phật dạy: Muốn cuộc sống viên mãn thì phải học, phải tu, phải trau dồi kiến thức

Chủ nhật, 11/04/2022-17:04
Trong cuộc sống có người chỉ thích làm phước, gieo nhân giàu sang sung túc chứ không thích gieo nhân trí tuệ bởi vì họ nghĩ rằng gieo nhân giàu sang sẽ dễ làm hơn.

Thích làm phước, gieo nhân giàu sang theo Chánh pháp thì chưa trọn vẹn

Trên thực tế, có nhiều người nghĩ rằng chỉ cần bỏ tiền của ra bố thí, làm các việc từ thiện thì sẽ được phước báo. Còn muốn có trí tuệ thì phải học, phải tu và phải trau dồi kiến thức, siêng thực hành Văn - Tư - Tu khó hơn. Do nhận thức như thế mà chỉ lo gieo trồng phước đức để trong hiện tại và tương lai có được tài sản, của cải từ đó sẽ có đời sống vật chất sung mãn. Cũng bởi quan niệm như thế, theo Chánh pháp thì chưa được trọn vẹn. 

Có thể ở trong nhưng đời trước, người đó đã gieo những nhân tại phước báo to lớn mà đời này được giàu sang dù người đó không thông minh, không giỏi, không có tài năng, không có bản lĩnh thì người đó nhờ gặp được cơ hội, dịp may từ nhân duyên hoặc phước báo mà có, hay là nhờ thừa hưởng được tài sản của ông bà, cha mẹ để nhờ người khác giúp đỡ mà được giàu sang từ nhân duyên phước báo mà có. Tuy nhiên, nếu như muốn giữ được cơ ngơi, sự nghiệp và muốn giữ được tài sản đó lâu bền thì cần phải có được trí tuệ. 


Trên thực tế, có nhiều người nghĩ rằng chỉ cần bỏ tiền của ra bố thí, làm các việc từ thiện thì sẽ được phước báo còn nếu muốn có trí tuệ thì phải học, phải tu và phải trau dồi kiến thức, siêng thực hành Văn - Tư - Tu khó hơn
Trên thực tế, có nhiều người nghĩ rằng chỉ cần bỏ tiền của ra bố thí, làm các việc từ thiện thì sẽ được phước báo còn nếu muốn có trí tuệ thì phải học, phải tu và phải trau dồi kiến thức, siêng thực hành Văn - Tư - Tu khó hơn

Khi không có trí tuệ mà có được phước báo lớn thì trường hợp này không nhiều. Phần lớn những người có trí tuệ mới có được phước báo, bởi vì có trí tuệ thì mới biết cần nên gieo nhân nào hay cần có nhân duyên gì hỗ trợ mới có được phước báo như mình mong muốn và làm cách nào để giữ được phước báo đó lâu bền. Những người giàu sang lâu bền không phải chỉ nhờ phước báo đời trước hay phước báo trong quá khứ đời này mà chủ yếu do người ấy có trí tuệ, biết tiếp tục gieo nhân, gieo duyên để ruộng phước ngày càng sinh sôi nảy nở. 

Ví dụ như họ biết cúng dường, bố thí đúng pháp để tạo phước, biết chăm chỉ học tập cầu tiến, cần mẫn siêng năng làm việc thì phải biết giữ gìn tiền của, chi tiêu hợp lý, không tiêu xài hoang phí, khéo tính toán làm ăn để cho đồng tiền có thể sinh lời từ đó làm ăn hợp pháp để sự nghiệp bền vững hơn. Và nếu như không có trí tuệ thì làm sao biết cách tại ra tiền một cách hiệu quả và hợp lý, biết cách làm giàu và duy trì được sự giàu sang đó. 

Khi không có trí tuệ thì họ sẽ không biết những nhân hòa, duyên nào nên gieo và những nhân nào, duyên nào không nên gieo. Nếu như người đó gieo nhân phá sản, ví dụ như tiêu tiền hoang phí, làm ăn thất bại, thua lỗ do thiếu đi kinh nghiệm và hiểu biết, không có trình độ chuyên môn, không có kế hoạch và sách lược, không nắm bắt tình hình thời cuộc, không nâng cao trình độ, tay nghề để đáp ứng được nhu cầu công việc trong tình hình mới hoặc họ sẽ gieo nhân gây ảnh hưởng, trở ngại cho sự giàu sang ví như cờ bạc, rượu chè, hút chích, ăn chơi trác táng,.... sẽ khiến cho lâm vào cảnh phá sản, tù tội. 

Những người có phước báo mà không có trí tuệ đôi khi lại tự làm hại chính bản thân mình, họ làm cho cái phước báo mà họ có được lại trở thành tai họa mà họ không ngờ. Ví dụ như có nhiều tiền của không cần phải lo nghĩ nhiều thường sinh tâm thụ hưởng, tiêu xài phung phí bởi vì không phải làm lụng cực khổ tạo ra tiền, dễ dàng có được tiền của nên không biết quý trọng. Có lắm của nhiều tiền sẽ dễ sinh những thói hư tật xấu nếu như không biết kiềm chế bản thân, không thường kiểm điểm mình, không quan tâm trau dồi phẩm chất đạo đức và thường dễ sinh tâm ỷ lại, ý chí và nghị lực cùn mòn. Còn nếu như có phước báo mà không có trí tuệ thì sẽ bị giới hạn rất nhiều mặt. Lúc gặp những khó khăn trong cuộc đời sống như khó khăn trong công việc, trong giao tiếp ứng xử, trong quan hệ tình cảm giữa vợ chồng, giữa cha mẹ, con cái và bạn bè, đồng nghiệp với nhau, những khó khăn đòi hỏi phải có kiến thức hiểu biết thì đòi hỏi phải có kỹ năng làm việc, kỹ năng ứng xử tình huống, kỹ năng sống,... thì dù cho có tiền bạc nhiều cũng không giải quyết được bởi vì không phải chuyện gì cũng có thể giải quyết bằng tiền bạc. 


Khi không có trí tuệ thì họ sẽ không biết những nhân hòa, duyên nào nên gieo và những nhân nào, duyên nào không nên gieo
Khi không có trí tuệ thì họ sẽ không biết những nhân hòa, duyên nào nên gieo và những nhân nào, duyên nào không nên gieo

Muốn có đời sống lý tưởng thì phải hội tụ cả trí tuệ và phước báo

Nếu như thế thì phước báo không quan trọng, người kém phước báo nhưng có trí tuệ thì vẫn có được an vui, hạnh phúc nếu như khéo sống, khéo tụ tập và nếu có quan niệm sống và lối sống tích cực. Tuy nhiên, nếu như muốn có một đời sống lý tưởng, có nhiều cơ hội để tụ tập và tạo thêm nhiều công đức, phước báo cho mình, muốn phát huy bản thân và làm lợi ích cho những người trong xã hội, cho chúng sinh thì cần phải hội tụ cả trí tuệ và phước báo. Và nếu chỉ có một trong hai khả năng bị giới hạn thì đời sống sẽ mất đi nhiều giá trị và ý nghĩa. 

Ví dụ như khi đã gặp một người đang đói khát trên đường đi mà chúng ta không có tiền trong túi và cũng không có thức ăn mang theo bên mình thì chúng ta không thể giúp cho người đó vượt qua được cái khổ đói khát. Chúng ta cũng có thể dùng lời nói khéo léo để thuyết phục người khác giúp cho người đó, hoặc tự mình kiếm ra tiền hay thức ăn để giúp cho người đó nhưng phải mất thời gian. Nhưng nếu như trong túi chúng ra có sẵn tiền thì có thể mua thức ăn giúp cho người đó no bụng tức thì. Trong lúc chúng ta đói khát, đang cần đến thức ăn thức uống thì chúng ta cũng không thể khuyên họ học tập, tu hành cũng như không thể khuyên họ làm phước, bố thí để gieo nhân giàu sang. Từ đó tương lai được hưởng an lạc, hạnh phúc. Phải giúp cho họ no trước đã, sau đó mới khuyên họ học tập, làm việc, tu hành và làm việc thiện. 


Nếu như thế thì phước báo không quan trọng, người kém phước báo nhưng có trí tuệ thì vẫn có được an vui, hạnh phúc nếu như khéo sống, khéo tụ tập và nếu có quan niệm sống và lối sống tích cực
Nếu như thế thì phước báo không quan trọng, người kém phước báo nhưng có trí tuệ thì vẫn có được an vui, hạnh phúc nếu như khéo sống, khéo tụ tập và nếu có quan niệm sống và lối sống tích cực

Nếu như không có điều kiện về vật chất thì chúng ta sẽ bị hạn chế khi hành các thiện pháp, chúng ta khó thực hành đầy đủ, trọn vẹn các pháp thí gồm tài thí, pháp thí, vô uy thí. Chúng ta cũng không thể cúng dường, ấn tống kinh sách, dựng chùa, tạo tượng, xây dựng các đạo tràng tu học, ủng hộ tứ sự cho tăng ni tu hành, trợ duyên cho tăng ni hoằng pháp. Chúng ta cũng không thể tạo dựng hoặc đóng góp về vật chất cho các chương trình từ thiện, các công trình công ích và an sinh xã hội. 

Hành lý cần thiết cho con người chính là có đủ phước báo, trí tuệ để rộng độ chúng sinh

Trong Đạo Phật cũng thường khuyên chúng ta nên trang bị cho mình đầy đủ trí tuệ và phước báo, đó là tư lương, là hành lý rất cần thiết. Các vị Phật và Bồ tát đều có đầy đủ trí tuệ và phước báo, chính vì thế mà các vị ấy đều có khả năng rộng độ chúng sinh. Đức Phật không chỉ khuyên các đệ tử chăm lo trí tuệ mà khuyên các đệ tử của mình chăm lo tu phước - đó chính là phước huệ song tu. Mỗi ngày Đức Phật cùng các đệ tử đi trì bình khất thực chính là muốn tạo ra nhân duyên lành với chúng sinh, muốn tạo cơ hội cho chúng sinh gieo trồng ruộng phước đồng thời tùy duyên thuyết pháp hóa độ. Chúng sinh phát tâm cúng dường cho Đức Phật và các vị Tỳ kheo chính là tạo phước báo cho chính mình, nghèo giáo pháp để có thể phát triển trí tuệ, áp dụng vào đời sống làm tăng trưởng thêm phước báo và có được an lạc, hạnh phúc trong hiện tại và trong tương lai. Đức Phật cũng dạy ba môn Giới, Định, Tuệ dạy Văn, Tư, Tu để có thể trau dồi trí tuệ, dạy hàng đệ tử xuất gia cũng như tại gia lấy trí tuệ làm sự nghiệp. Bên cạnh đó, Đức Phật cũng dạy nhiều bài kinh giúp cho hàng đệ tử tu phước. Trong Tăng chi bộ kinh I cũng có ghi lại cuộc vấn đáp giữa Đức Phật và một vị công chúa như sau: 

Công chúa Sumana bạch hỏi Đức Phật rằng, nếu như có hai đệ tử có niềm tin chơn tánh, thanh tịnh và có giới đức cũng như trí tuệ ngang bằng nhau nhưng một người có hành hạnh bố thí, một người không có hành hạnh bố thí. Sau khi thân hoại mạng chung thì cả hai vị đó được sinh lên cõi trời hoặc sinh trở lại cõi người thì giữa hai vị ấy có sự khác biệt gì không. Đức Phật cũng đã trả lời rằng có sự khác biệt. Đó chính là dù sinh lên cõi trời hay sinh trở lại cõi người thì những người có tu hạnh bố thí vẫn vượt trội hơn người không có tu hạnh bố thí về thọ mạng, an lạc, hạnh phúc an lạc, danh xưng và tăng thêm nhiều điều tốt lành, dễ thành tựu các thiện pháp. 



Các vị Phật và Bồ tát đều có đầy đủ trí tuệ và phước báo, chính vì thế mà các vị ấy đều có khả năng rộng độ chúng sinh
Các vị Phật và Bồ tát đều có đầy đủ trí tuệ và phước báo, chính vì thế mà các vị ấy đều có khả năng rộng độ chúng sinh

Lời dạy của Đức Phật cũng chính là lời giải thích tại sao lại có hiện tượng hai người làm cùng một công việc giống nhau mà người này thành công còn người khác thì lại thất bại. Nguyên nhân là vì họ chênh lệch nhau về phước báo và trí tuệ. Họ có trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp cũng như nhau nhưng người này làm việc gì cũng có người ủng hộ, trợ duyên còn người kia có kêu gọi, vận động và nhờ vả thế nào cũng không nhận được sự nhiệt tình ủng hộ. 

Chung quy lại, phước hiện song tu chính là biện pháp trang nghiêm tự thân để đời sống hiện tại và tương lai được nhiều sự an lạc, hạnh phúc, mọi việc làm gặp được nhiều thuận duyên và thắng duyên. Chúng ta không nên có quan niệm và cần tu phước hoặc chỉ cần tu huệ vì như thế là tự mình đánh mất đi cơ hội làm cho cuộc sống đầy đủ ý nghĩa và hữu ích, đánh mất đi cơ hội tạo ra nguồn hạnh phúc vững bền cho hiện tại cũng như tương lai. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

9 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

9 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

9 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

10 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

10 giờ trước