Trung Quốc gấp rút thay thế lao động bằng robot: Thế giới có nên lo ngại?

Thứ bảy, 09/10/2022-12:10
Tuy giá nhân công rẻ, nhưng do dân số già hóa và mục tiêu thâu tóm dây chuyền sản xuất đối với các sản phẩm tinh vi, cao cấp hơn nên Trung Quốc đang dần thay thế người lao động bằng robot.

Theo Nhịp sống thị trường, thống kê của Liên đoàn Robot học Quốc tế (IFR) cho biết, số lượng robot công nghiệp được đưa vào Trung Quốc năm 2021 tăng 45% so với năm 2020. Đây là những robot đa dụng có thể lập trình, chuyên dùng để tự động hóa trong việc sản xuất ô tô, phụ tùng nhựa, kim loại, thiết bị điện.

Robot được nhập khẩu từ Nhật Bản - thị trường sản xuất robot công nghiệp quy mô lớn trên thế giới. Một số đối tác Nhật Bản thường xuyên của các nhà máy Trung Quốc như tập đoàn Yaskawa, công ty FANUC và Kawasaki Robotics. Bên cạnh đó cũng có những cái tên tới từ châu  u tham gia chuỗi cung ứng lớn này.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang cho thấy tỷ lệ sản xuất và lắp đặt nội địa đã tăng theo từng năm. Chính phủ nước này tỏ ra ưu ái đối với ngành sản xuất robot.

Robot công nghiệp tại Trung Quốc bao gồm những loại máy móc lớn có chức năng hàn, cắt, nhấc tải vật nặng và các loại máy móc chính xác. Đây đều là những cỗ máy tinh vi, có thể lập trình sử dụng được ở nhiều nơi khác nhau. Mỗi con robot có thể thay thế cho từ một đến cả chục nhân công.


Chính phủ Trung Quốc này tỏ ra ưu ái đối với ngành sản xuất robot
Chính phủ Trung Quốc này tỏ ra ưu ái đối với ngành sản xuất robot

XCMG là công ty sản xuất máy móc hạng nặng tại Giang Tô, thuộc sở hữu nhà nước. Một công đoạn trong dây chuyền xuất máy xúc lật của họ được dùng một con robot nhằm thay thế cho công việc của 10 người.

Lực lượng lao động của Trung Quốc hiện nay đang thay đổi, dù giá nhân công khá rẻ nhưng dân số già đi nhanh chóng, lao động đang ngày một hạn hẹp, người dân không còn muốn làm việc lao động chân tay.

Các công ty đều phải vật lộn với việc tuyển lao động và trả lương cao hơn để lôi kéo người tới nhà máy ở và làm việc. Như vậy, robot chính là khoản đầu tư tuyệt vời của doanh nghiệp. Có thể vốn ban đầu khiến nhiều đơn vị ngần ngại nhưng chỉ sau vài năm thì sẽ thấy rõ lợi ích.

Tuy nhiên, các nhà máy vẫn cần một lực lượng nhân sự trình độ cao để hoàn thành các công việc phức tạp hơn như sửa chữa và điều khiển robot. Vì vậy, việc các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng robot ngày càng tăng cũng chưa chắc sẽ gây làn sóng thất nghiệp tại Trung Quốc

Một độ robot tính trên 10.000 công nhân trong một dây chuyền sản xuất tại những nền kinh tế hiện đại như Nhật, Hàn, Singapore, Mỹ vẫn cao hơn Trung Quốc. Thị trường tỷ dân đang gấp rút chạy đua với những quốc gia này để thoát khỏi định hình “công xưởng làm thuê giá rẻ” của thế giới và thâu tóm quy trình sản xuất những sản phẩm công nghệ phức tạo, tinh tế hơn.

Ngoài ra là một vài lý do ngắn hạn đến từ đại dịch Covid - 19. Khoảng 3 năm nay, người dân phải thực hiện dãn cách xã hội và làm việc tại nhà. Vì thiếu nhân lực nên các nhà máy Trung Quốc buộc phải khai thác triệt để khả năng của máy móc. Nhờ vậy mà họ vẫn có thể duy trì sản xuất và vận hành nhà máy vượt qua mùa dịch.

Việc Trung Quốc đang triển khai mạnh việc chuyển sang sử dụng robot công nghiệp làm dấy lên những lo ngại về tình trạng lạm phát tiếp diễn. Trong vòng 30 năm nay, Trung Quốc đã đóng góp cho thị trường quốc tế lực lượng lao động giá rẻ, phần nào giúp kìm hãm lạm phát toàn cầu. Tuy nhiên, với động thái sử dụng robot trên quy mô lớn như vậy, liệu giá lao động và sản phẩm từ Trung Quốc có tăng cao và khiến lạm phát toàn cầu tồi tệ hơn? Điều này còn cần quan sát thêm vài năm nữa để có câu trả lời chính xác nhất.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

14 phút trước

Mất xu hướng tăng, thị trường chứng khoán phải cẩn trọng trước kỳ nghỉ lễ

56 phút trước

Thị trường bán dẫn có thể mang lại doanh thu 1.000 tỷ USD vào năm 2030

1 giờ trước

Quý I/2024, lãi trước thuế và lãi sau thuế của PGBank đồng loạt giảm 24%

3 giờ trước

Thị trường đất nền từng bước "rã băng"

3 giờ trước