Toshiba gặp biến cố định chia tách hoặc có thể bán cả tập đoàn

Thứ tư, 31/03/2022-10:03
Toshiba đang trải qua giai đoạn “làm mới” bản thân nhưng liệu rằng những gì tập đoàn đang cố gắng làm có thể mang lại kết quả tốt đẹp hơn hay không thì vẫn là câu hỏi được bỏ ngỏ.

Toshiba đang trải qua giai đoạn “làm mới” bản thân nhưng liệu rằng những gì tập đoàn đang cố gắng làm có thể mang lại kết quả tốt đẹp hơn hay không thì vẫn là câu hỏi được bỏ ngỏ. Toshiba là hãng điện tử hàng đầu Nhật Bản đã có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Toshiba đã trở thành một cái tên quen thuộc với mọi gia đình trên toàn thế giới. Đặc biệt, tại thị trường châu Á hãng đồ điện tử và đồ gia dụng này được rất nhiều người yêu thích. Trải qua thời gian phát triển, Toshiba đã có những quyết định mới về việc vận hành công ty để phù hợp với sự thay đổi của thị trường.

Ngày 7/2 vừa qua, tập đoàn Toshiba đã thông báo có ý định chia tách tập đoàn thành 2 thay vì 3 như kế hoạch lúc đầu. Đồng thời để xoa dịu sự giận dữ của các nhà đầu tư họ cũng cam kết sẽ chi trả đầy đủ cổ tức cho mỗi nhà đầu tư. Theo đó, hãng đồ điện tử Toshiba sẽ tách riêng các sản phẩm thành từng mảng riêng như mảng thiết bị, bao gồm cả chất bán dẫn để nâng cao hiệu suất kinh doanh đang có phần trì trệ.


Toshiba đang có ý định chia tách tập đoàn hoặc cũng có thể bán cả tập đoàn
Toshiba đang có ý định chia tách tập đoàn hoặc cũng có thể bán cả tập đoàn

Theo Nikkei Asia, trong thời gian sắp tới Toshiba cũng tính toán sẽ dừng mảnh kinh doanh điều hòa không khí và bán lại cho đối tác Carrier Global Corporation (Mỹ) với giá khoảng 100 tỷ yên (tương đương khoảng 870 triệu USD). Bên cạnh đó, hãng cũng có kế hoạch để bán lại mảng thiết bị chiếu sáng và thang máy để tập trung vào một số sản phẩm nhất định.

Tuy nhiên, việc chia tách này vẫn đang gặp phải không ít ý kiến phản đối, bất chấp việc ông Satoshi Tsunakawa - Cựu Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành khẳng định phương án này sẽ giúp toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh được tinh giản, gọn nhẹ và nâng cao hiệu suất sản xuất. Một nhóm các cổ đông và quỹ đầu tư nước ngoài lại cho rằng phương án này không khả thi, tất cả đều cho rằng việc chia tách sẽ gây ra khó khăn trong quản lý khi có các công ty ngoại nhập. Các cổ đông nhận định việc chia tách mang lại lợi ích ở hiện tại nhưng trong tương lai không ai nói trước được những rủi ro của việc này.

Một trong những nhà đầu tư lớn nhất của Toshiba là 3D Investment Partners cũng không đồng tình với kế hoạch chia tách mà tập đoàn đưa ra. Đồng thời, nhà đầu tư này cũng kêu gọi phía tập đoàn cân nhắc một phương án khác, trong đó cũng nên tính đến phương án bán cả công ty. 


Những xáo trộn trong tập đoàn là rất lớn dễ dẫn tới khủng hoảng
Những xáo trộn trong tập đoàn là rất lớn dễ dẫn tới khủng hoảng

Song, cũng có một số ý kiến trái chiều ủng hộ việc chia tách tập đoàn làm 2, vì như vậy sẽ giúp Toshiba dễ quản lý và tiết kiệm chi phí hơn so với việc chia tách thành 3 như dự kiến lúc ban đầu. Kế hoạch “manh nha” này là để thích ứng với tình hình mới của công ty cũng như sự phát triển của thị trường hiện nay. Kết quả cuối cùng cho kế hoạch này sẽ được đưa ra vào cuộc họp cổ đông của tập đoàn trong ngày 24/3 sắp tới đây. 

Hồi đầu tháng 3, tập đoàn đã chứng kiến một “cú sốc” khi ông Satoshi Tsunakawa - Cựu Giám đốc điều hành Toshiba Satoshi đã tuyên bố từ chức trong lúc tình hình của tập đoàn đang gặp khó khăn. Đây là một bước ngoặt lớn đối với gã khổng lồ công nghệ Nhật Bản vì đã mất đi một người lãnh đạo xuất sắc. Nhiều người cho rằng “điềm báo’’ này đã vẽ rac viễn cảnh chia tách tập đoàn trong một ngày không xa.

Một trong những lý do được cho là ông Tsunakawa tuyên bố từ chức vì trước đó ông đã phản đối gay gắt việc Toshiba chuyển sang hoạt động theo hình thức tư nhân. Theo ông, việc chuyển hình thức hoạt động sẽ khiến công ty mất đi một số lượng lớn những đơn đặt hàng quan trọng từ chính phủ. Đồng thời, tập đoàn sẽ phải bán đi một số công nghệ đặc biệt trong lĩnh vực an ninh quốc phòng.


Ông lớn ngành công nghệ Nhật Bản đang dần mất vị thế trên thị trường
Ông lớn ngành công nghệ Nhật Bản đang dần mất vị thế trên thị trường

Việc Toshiba đang loay hoay tìm một lối đi để đưa tập đoàn trở lại vị trí huy hoàng như trước đây đã trở thành một điều vô cùng khó khăn. Việc chia tách hay sáp nhập hay bán đi toàn bộ tập đoàn cũng không thể giải quyết được những khủng hoảng mà tập đoàn đang trải qua. Hiện tại, đã có nhiều nhà đầu tư và cổ đông cùng tham gia vào bộ máy của Toshiba nên bất cứ quyết định nào cũng rất khó để đi đến thống nhất.

Toshiba từng là một trong những công ty điện tử gia dụng hàng đầu Nhật Bản và được nhiều doanh nghiệp, đối tác kính trọng. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, công ty đã  rơi vào khủng hoảng do liên tiếp vấp phải nhiều bê bối trong vấn đề quản lý. Ví dụ cụ thể nhất là vụ việc tập đoàn này đã buộc phải bán quyền kiểm soát mảng kinh doanh chất bán dẫn gây chấn động thị trường, để có tiền chi trả cho sự thất bại trong kế hoạch mở rộng lĩnh vực điện hạt nhân.


Toshiba đang rơi vào tình trạng khủng hoảng nặng
Toshiba đang rơi vào tình trạng khủng hoảng nặng

Năm ngoái, ông Yasuo Naruke - Phó giám đốc cấp cao phụ trách mảng chip nhớ của Toshiba từng cho biết: “Chúng ta phải sẵn sàng bán 100% mảng chip nhớ. Nếu không, Toshiba sẽ không tồn tại được”. Năm 2015, công ty cũng từng gây ra ồn ào khi bị phát hiện có sự gian lận trong khâu kế toán. Theo kết luận của một ủy ban điều tra trong vòng 5 năm liên tiếp, tập đoàn này đã phóng đại lợi nhuận lên thêm 151,8 tỷ yên (tương đương khoảng 1,2 tỷ USD). Sau khi vụ việc bị phát hiện, hàng loạt lãnh đạo cao cấp của Toshiba, trong đó có cả CEO và phó chủ tịch đã phải xin lỗi và buộc từ chức. Sự khủng hoảng trong bộ máy của Toshiba khiến khách hàng đang mất dần niềm tin với họ.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Cuộc chạy đua của thế hệ trẻ với AI

1 giờ trước

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể đón nhận thêm thương vụ IPO tỷ USD

1 giờ trước

Chuyên gia: Nhà đầu tư nên tranh thủ lựa hàng khi thị trường ở đầu “chân sóng”

1 giờ trước

Kiến nghị cho phép hoạt động đòi nợ chuyên nghiệp nhằm giảm nguy cơ nợ xấu

6 giờ trước

Lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng nhưng vẫn duy trì quanh vùng đáy

6 giờ trước