Thị trường đồ ăn chế biến sẵn tại Trung Quốc: Trở thành bong bóng xịt hơi hậu Covid-19, nhiều cửa hàng nhượng quyền phải đóng cửa

Thứ bảy, 24/09/2022-23:09
Từng có thời gian, những sản phẩm đồ ăn chế biến sẵn từng rất được ưa chuộng tại Trung Quốc. Tuy nhiên, khi đại dịch Covid-19 dần được kiểm soát, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu đã khiến đồ ăn này bị "lạnh nhạt", doanh thu lẹt đẹt khiến nhiều chủ cửa hàng nhượng quyền phải đóng cửa.

Mới chỉ 6 tháng trước đó, David Chang vẫn cho rằng bản thân có một cơ hội kiếm tiền vô cùng chắc chắn thông qua việc mua bán thực phẩm chế biến sẵn vốn đang bùng nổ tại Trung Quốc thời gian qua. Tuy nhiên, hiện tại người đàn ông này đã mất hứng thú với công việc kinh doanh, theo Asia Nikkei. Sau khi nghỉ việc, Chang đăng ký làm đại lý nhượng quyền cho A-bite - một công ty chuyên bán các món đông lạnh. Được biết, A-Bite là đơn vị được thành lập bởi Charles Lu - cựu chủ tịch Luckin Coffee, từng là đối thủ của Starbucks tại Trung Quốc.

30.000 nhân dân tệ (tương đương 4.300 USD) là khoản phí nhượng quyền một lần, hàng năm phải trả thêm 20.000 nhân dân tệ phí quản lý. Chang sẽ nhận về 50% tỷ suất lợi nhuận gộp thông qua việc bán bộ dụng cụ ăn uống cho những người tiêu dùng. Thế nhưng đến cuối tháng 8, sau khi thua lỗ 100.000 nhân dân tệ, Chang buộc phải đóng cửa gian hàng 10m2 mới thuê trong một siêu thị tại Bắc Kinh. 


Tình cảnh của Chang là ví dụ cho thấy, thị trường thực phẩm chế biến sẵn tại Trung Quốc đang dần hết hot
Tình cảnh của Chang là ví dụ cho thấy, thị trường thực phẩm chế biến sẵn tại Trung Quốc đang dần hết hot

Tình cảnh của Chang là ví dụ cho thấy, thị trường thực phẩm chế biến sẵn tại Trung Quốc đang dần hết hot. Điều đáng nói, lĩnh vực này từng rất phổ biến với người tiêu dùng trong khoảng thời gian 2 năm dịch bệnh. Tuy nhiên, nhiều nhà quản lý cấp cao của một số nhà sản xuất thực phẩm cho rằng, dù tốc độ tăng trưởng sau dịch có thể chậm lại, nhu cầu của người tiêu dùng với những đồ ăn sẵn vẫn còn. 

Trước khi đại dịch xảy đến, hầu hết những bữa ăn đóng gói được bán cho các nhà hàng. Khi những đợt phong tỏa cùng với ảnh hưởng của dịch bệnh trong nhiều tháng đã tác động tiêu cực đến lĩnh vực nhà hàng tại Trung Quốc, nhiều công ty thực phẩm chế biến sẵn đã chuyển sang người tiêu dùng làm việc tại nhà. Chính vì thế, thực phẩm chế biến sẵn trở nên phát triển, tạo nên làn sóng trên thị trường bán lẻ nước này từ cuối năm 2021.

Hiện tại, những món ăn truyền thống có thể được chuẩn bị tại nhà một cách dễ dàng. Không những thế, những gói đồ ăn được chế biến sẵn cũng được bán tại nhiều siêu thị như Freshippo của Alibaba và Sam's Club của Walmart.

Thách thức và tiềm năng

Kể từ năm ngoái, có đến hơn 10 công ty niêm yết bao gồm Anjoy Foods, Charoen Pokphand Foods cùng với Henan Shuanghui đã bắt đầu sản xuất những bữa ăn chế biến sẵn hướng đến người tiêu dùng. Tương tự, các chuỗi nhà hàng Trung Quốc như Haidilao Hotpot và Xibei cũng áp dụng cách này. Suzhou Weizhixiang Food đã được niêm yết trên sàn chứng khoán Thượng Hải trong khi những công ty mới như A-Bite đã thu hút các nhà đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư cổ phần tư nhân. Đáng chú ý, ByteDance - công ty mẹ của TikTok cùng với Baidu - công cụ tìm kiếm lớn nhất tại Trung Quốc và China Renaissance Private Equity đều đầu tư vào lĩnh vực này.


Những gói đồ ăn được chế biến sẵn cũng được bán tại nhiều siêu thị như Freshippo của Alibaba và Sam's Club của Walmart
Những gói đồ ăn được chế biến sẵn cũng được bán tại nhiều siêu thị như Freshippo của Alibaba và Sam's Club của Walmart

Tính từ năm 2013 đến 2021 đã có tổng cộng 71 vòng gọi vốn, trong đó có tới 23 vòng là năm ngoái cùng với tổng vốn đầu tư ít nhất là 10 tỷ nhân dân tệ, theo iiMedia Research. Đến năm nay, có ít nhất 8 startup của lĩnh vực này gọi vốn thành công, trong đó 2 công ty huy động ít nhất 100 triệu nhân dân tệ.

Hầu hết các dự báo đều chỉ ra, thị trường này sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Theo như báo cáo chung của Hiệp hội nhượng quyền và chuỗi cửa hàng Trung Quốc cùng với China Renaissance ước tính, quy mô thị trường này có thể lên đến 313,7 tỷ nhân dân tệ năm 2021, đến năm 2025 sẽ đạt 831,7 tỷ nhân dân tệ. Trong khi đó, theo ước tính của công ty kiểm toán Deloitte, quy mô thị trường năm 2021 là 550 tỷ nhân dân tệ, đến năm 2026 sẽ đạt 1.000 tỷ nhân dân tệ.

Theo Zhu Danpeng - một nhà phân tích thực phẩm có trụ sở Quảng Châu, người tiêu dùng cá nhân hiện chỉ chiếm 30% thị trường còn 70% bữa ăn chế biến sẵn đều được bán cho các nhà hàng.

Dù như thế, ngành công nghiệp chế biến sẵn vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là từ khối lượng của nhiều đối thủ cạnh tranh. Chưa kể, các công ty đang muốn mở rộng và tìm kiếm thị trường khách, chi phí cao cũng là một trở ngại. Trong điều kiện không đủ để phát triển dây chuyền lạnh an toàn dành cho thực phẩm tươi sống, người tiêu dùng tỏ ra lo ngại về các tiêu chuẩn thực phẩm từ năm 2008 khi ít nhất 6 trẻ sơ sinh đã thiệt mạng vì uống sữa công thức có tẩm melamine.


Trong điều kiện không đủ để phát triển dây chuyền lạnh an toàn dành cho thực phẩm tươi sống, người tiêu dùng tỏ ra lo ngại về các tiêu chuẩn thực phẩm từ năm 2008 khi ít nhất 6 trẻ sơ sinh đã thiệt mạng vì uống sữa công thức có tẩm melamine. Ảnh minh họa
Trong điều kiện không đủ để phát triển dây chuyền lạnh an toàn dành cho thực phẩm tươi sống, người tiêu dùng tỏ ra lo ngại về các tiêu chuẩn thực phẩm từ năm 2008 khi ít nhất 6 trẻ sơ sinh đã thiệt mạng vì uống sữa công thức có tẩm melamine. Ảnh minh họa

A-Bite ngay sau khi ra mắt vào cuối năm ngoái đã đặt mục tiêu 3.000 thương hiệu khắp Trung Quốc trong 5 tháng. Nhưng đến cuối tháng 6, công ty mới có khoảng 500 cửa hàng trên toàn quốc và đã ngừng nhượng quyền thương mại. Theo thông tin từ Canyan Data, hiện chỉ có 285 cửa hàng A-Bite tại Trung Quốc mà thôi.

Trong khi đó, một số người lại nhìn nhận sự bùng nổ đầu tư vào hoa quả sạch, đóng gói hút chân không năm 2015 và 2016, khi ngành thương mại điện tử thực phẩm tươi bắt đầu nổi lên tại Trung Quốc. Tuy nhiên, sau khi đầu tư mạnh mẽ vào chuỗi kho lạnh đã khiến nhiều dự án gặp phải vấn đề tài chính vì doanh thu không đủ để bù đắp chi phí.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Giá nhà tăng chóng mặt, người trẻ Việt cần làm gì để sớm mua được nhà?

53 phút trước

Chuyên gia World Bank: Cải cách cơ cấu đóng vai trò thiết yếu để duy trì triển vọng tăng trưởng trong dài hạn

1 giờ trước

Đầu tư vào AI giúp cổ phiếu SoftBank phá đỉnh lịch sử

2 giờ trước

Quý I/2024, doanh số bán lẻ trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng “đột phá”

2 giờ trước

FPT bắt tay Nvidia xây nhà máy AI 200 triệu USD tại Việt Nam

2 giờ trước