Techcombank “bơm” 250 tỷ đồng giúp Phúc Long mở rộng kinh doanh

Thứ tư, 24/02/2022-09:02
Ngay khi về chung một nhà với “ông lớn” Masan, Techcombank đã phê duyệt cấp khoản tín dụng 250 tỷ đồng cho CTCP Phúc Long Heritage để tài trợ chi phí đầu tư mở rộng kinh doanh.

Mới đây, HĐQT Ngân hàng Techcombank đã phê duyệt cấp khoản tín dụng 250 tỷ đồng cho CTCP Phúc Long Heritage (Phúc Long). Được biết, đây là khoản tín dụng ngắn hạn, có thời gian sử dụng là 12 tháng. Khoản tín dụng này nhằm tài trợ chi phí đầu tư mở rộng mạng lưới phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Phúc Long.

Ngoài ra, Phúc Long còn được Techcombank cấp thêm hạn mức tín dụng 100 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Hạn mức tín dụng có thời hạn 12 tháng, mức bảo lãnh tối đa 30 tỷ đồng. Phần còn lại của 100 tỷ sau khi trừ hạn mức bảo lãnh là hạn mức tín dụng ngắn hạn. 

Điều đáng nói, đơn vị bảo lãnh cho khoản vay của Phúc Long tại Techcombank không ai khác chính là Công ty TNHH The Sherpa - Thành viên của Tập đoàn Masan. Công ty TNHH The Sherpa sẽ là đơn vị chịu toàn bộ nghĩa vụ tài chính của Phúc Long phát sinh tại Techcombank dựa theo các hợp đồng tín dụng đã được ký kết giữa Phúc Long và Techcombank trước đó.


 HĐQT Ngân hàng Techcombank đã phê duyệt cấp khoản tín dụng 250 tỷ đồng cho CTCP Phúc Long Heritage (Phúc Long)
 HĐQT Ngân hàng Techcombank đã phê duyệt cấp khoản tín dụng 250 tỷ đồng cho CTCP Phúc Long Heritage (Phúc Long)

Đông thái cấp tín dụng của Techcombank diễn ra chỉ sau ít ngày Tập đoàn Masan thông báo mua thêm 31% cổ phần của Phúc Long với giá 110 triệu USD. Thương vụ mua thêm 31% cổ phần để chi phối Phúc Long cũng đánh dấu hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) đầu tiên trong năm 2022 của Masan.

Sau thương vụ này, công ty của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang trở thành cổ đông nắm quyền chi phối chuỗi trà, cà phê Phúc Long - một trong những doanh nghiệp F&B lâu đời nhất Việt Nam. Trong năm nay, Tập đoàn Masan dự báo có thể đạt 2.000 - 3.000 tỷ đồng doanh thu sau khi mở rộng mạng lưới của cửa hàng riêng cũng như các ki-ốt bên trong những điểm siêu thị mini WinMart+ và đa dạng hóa danh mục sản phẩm.

Trước đó, vào hồi tháng 5/2021, Masan cũng đã chi 15 triệu USD để mua 20% cổ phần của Phúc Long. Mặt khác, Masan và Techcombank được biết đến là bộ đôi doanh nghiệp - ngân hàng điển hình tại Việt Nam, có mối quan hệ vô cùng thân thiết. Cụ thể Masan hiện đang sở hữu 19,9% vốn của Techcombank và là cổ đông lớn nhất tại ngân hàng này. 

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT Masan hiện đang là Phó Chủ tịch thứ nhất tại Techcombank. Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh cũng từng có thời gian giữ cương vị Phó Chủ tịch tại Masan Group.


Năm 2012, Phúc Long chính thức mở rộng hoạt động trong ngành đồ uống bằng việc khai trương cửa hàng Phúc Long Coffee & Tea tại quận 7, TP.HCM
Năm 2012, Phúc Long chính thức mở rộng hoạt động trong ngành đồ uống bằng việc khai trương cửa hàng Phúc Long Coffee & Tea tại quận 7, TP.HCM

Thương hiệu Phúc Long Coffee & Tea được thành lập từ năm 1968 tại Bảo Lộc, Lâm Đồng. Thời điểm ấy, Phúc Long chỉ là một công ty gia đình, nắm giữ vị trí chủ chốt là ông Lâm Bội Minh. Ban đầu, thương hiệu chỉ có hoạt động kinh doanh đơn thuần là bán và giới thiệu trà, cà phê.

Năm 2012, Phúc Long mới chính thức mở rộng hoạt động trong ngành đồ uống bằng việc khai trương cửa hàng Phúc Long Coffee & Tea tại quận 7, TP.HCM. Vì thế, có thể nói rằng ông chủ Lâm Bội Minh và thương hiệu Phúc Long đã đổi đời ngoạn mục khi nên duyên với Masan. 

Sau khi bán tổng cộng 51% cổ phần công ty Phúc Long, ông Lâm Bội Minh và gia đình vẫn còn 49% cổ phần. Con số này tương đương với khối tài sản khoảng 174 triệu USD (khoảng 4.000 tỷ đồng).  

Nhờ đứng trên vai “người khổng lồ” Masan, Phúc Long đã có điểm tựa vô cùng vững chắc, có nguồn lực mạnh mẽ để phát triển và tăng tốc trong cuộc đua với những đối thủ như Highlands Coffee, The Coffee House, Trung Nguyên, Starbucks.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Đất nền mới chỉ “rục rịch” có giao dịch, chưa thực sự “nóng” như lời đồn

32 phút trước

Sở hữu 3 căn hộ cho thuê mang lại thu nhập ổn định, 9X khuyên Gen Z: “Nên mua nhà sớm!”

43 phút trước

Làm thế nào để kiểm soát rủi ro khi vay tiền mua nhà?

3 giờ trước

LPBank dự định đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam, không trả cổ tức trong 3 năm

3 giờ trước

Ứng dụng AI vào công việc: Muốn đạt được kết quả tốt cần tìm cách để AI hiểu mình cần gì?

3 giờ trước